Cập nhật thông tin chi tiết về Nuôi Lợn, Gà, Bò Khỏe Mạnh, Nhanh Lớn mới nhất trên website Ica-ac.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Xem ngày tốt làm chuồng lợn, chuồng bò – Chăn nuôi trâu, bò, lợn gặp nhiều may mắn.
Quan niệm của ông bà ta từ xưa đến nay vẫn nói “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” . Xem ngày chỉ có tốt mà không có xấu, vì vậy với tất cả các công việc đều nên thận trọng xem ngày để có thể lựa chọn những ngày tốt phù hợp với công việc, giúp công việc được tiến hành thuận lợi nhất và gặp nhiều may mắn, tránh những rủi ro cho công việc và cuộc sống của người xem về sau.
Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ về cách xem ngày tốt làm chuồng lợn, chuồng bò để giúp các bạn chăn nuôi được may mắn, mát mẻ hơn.
Xem ngày tốt làm chuồng lợn, chuồng bò như thế nào là đúng ?
Theo các cụ từ xưa có câu “lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông” và ngày 1, 3, 6, 8 Kim lâu, dựng nhà lấy vợ tậu trâu thì đừng. Ý nói việc xem ngày động thổ xây dựng theo tuổi sẽ giúp chủ nhà tránh xa được những điều không may mắn, tránh phạm vào các hạn như tam tai, kim lâu….
Vì vậy việc xem ngày tốt để làm các công việc quan trọng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Xem ngày xây chuồng heo, chuồng trâu, chuồng bò, có lẽ với nhiều bạn trẻ ngày nay điều này khá buồn cười, tuy nhiên nó không hề buồn cười chút nào đối với những người nông dân. Bởi nó ảnh hưởng đến việc thành bại trong chăn nuôi của họ.
Cách xem ngày lành tháng tốt làm chuồng heo, chuồng bò.
Theo lịch vạn niên, những ngày tốt để bạn khởi sự việc chăn nuôi: nuôi trâu bò, nuôi lợn hay gan gà , xem ngày làm chuồng lợn, chuồng bò, chuồng trâu, hay mua lợn, mua trâu bò , bắt lợn, bán lợn, bán bò, tậu trâu… cần lưu ý chọn một trong những ngày sau: Giáp Tý, Mậu Thìn, Nhâm Thân, Giáp Tuất, Canh Thìn, Mậu Tý, Tân Mão, Tân Tỵ, Giáp Ngọ, Ất Mùi, Canh Tý, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Kỷ Tỵ, Mậu Thân, Nhâm Tý
Theo Ngưu hoàng kinh lại có 4 ngày tốt: Mậu Thìn, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Tân Dậu.
Kỵ các ngày: Phá quần, Chính tứ phế, Phi liên, Đao châm, Thiên địa tặc, Thụ tử
Làm chuồng lợn, chuồng heo và những điều nên biết:
Ngoài ra mọi người lưu ý một vài điểm khi xây dựng chuồng heo, chuồng lợn:
Cửa chuồng lợn nên cao 2 thước, rộng 1 thước 5 tấc
Thải nước ở phía Dần, Thân thì tốt, ở chỗ Thân quanh năm nước chạy lợn béo tốt, nước chảy ở phía Dần và Ất thì dù uống nước lợn cũng tự béo tốt đẫy đà.
Xem Ngày Tốt Chăn Nuôi Để Vật Nuôi Mau Lớn, Mạnh Khỏe
Bạn đang quan tâm xem ngày tốt chăn nuôi, bạn không biết chọn ngày chăn nuôi là ngày nào. Bởi với một đất nước lấy nông nghiệp và chăn nuôi làm nguồn kinh tế chính như Việt Nam, thì để mong có một mùa màng bội thu, một năm chăn nuôi phát triển, thì cần phải xem ngày chăn nuôi. Cách xem ngày đẹp chăn nuôi và chọn ngày tốt chăn nuôi lợn, gà, heo, bò… như thế nào là tốt, chúng tôi sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết này.
I. Lý do nên xem ngày tốt chăn nuôi
Từ trước đến nay, mỗi khi làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều cần phải cẩn thận trong việc chọn ngày để công việc được hanh thông, thuận lợi hơn.
Việc chọn ngày tốt chăn nuôi vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa là ý nghĩa phong thủy. Bởi khi chọn được ngày chăn nuôi tốt thì quá trình chăn nuôi sẽ thuận lợi hơn, mang lại kết quả bội thu, tốt đẹp hơn cho chính bản thân người chăn nuôi.
Chưa kể, khi chọn được ngày tốt để chăn nuôi, tâm lý của người chăn nuôi sẽ thoải mái, tin tưởng hơn vào công việc chăn nuôi của chính mình, từ đó có động lực để chăn nuôi tốt hơn, cố gắng hơn.
II. Cách chọn ngày chăn nuôi chuẩn nhất
Theo quan niệm của ngọc hạp thông thư, một cuốn sách cổ, đưa ra những ngày tháng tốt và hướng dẫn lựa chọn ngày tháng, thì ngày cát tinh thần nhật, bạn có thể xem ngày tốt chăn nuôi gồm các ngày sau:
Còn rất nhiều yếu tố được đưa ra trong ngọc hạp thông thư, nhưng khi xem ngày chăn nuôi, nên chọn những ngày có thiên đức, nguyệt đức, địa tài là những ngày tốt cho khai trương, cầu tài lộc, thích hợp để chăn nuôi.
Ngày chăn nuôi có thần sát được quan niệm là ngày có các yếu tố như:
Đây là những yếu tố nên tránh, không nên chọn ngày có những yếu tố trên làm ngày chăn nuôi.
III. Xem ngày chăn nuôi năm 2019 chi tiết bạn nên biết
Trong năm 2019, có những ngày tốt, nên sử dụng làm ngày chăn nuôi, cụ thể theo từng tháng như sau:
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sữa
Chăn nuôi bò sữa hiện nay ở Việt Nam chưa được nhân rộng mà chủ yếu chỉ chăn nuôi theo mô hình của các hộ gia đình nhỏ lẽ. Nếu chỉ nuôi với số lượng vài con như vậy thì khó có thể đem lại nguồn kinh tế cao và thu nhập ổn định cho gia đình được, một phần do chi phí đầu tư cao và điều kiện khí hậu gặp khó khăn. Tuy nhiên bò sữa là giống vật nuôi mang lại kinh tế rất cao cho bà con phát triển theo mô hình chăn nuôi trang trại. Do đó hôm nay kỹ thuật nông nghiệp sẽ chia sẻ tới bà con kỹ thuật chăn nuôi bò sữa để bà con có thể áp dụng tốt cho việc chăn nuôi bò sữa của gia đình mình.
Chọn giống và phối giống
Chọn giống
Như bà con cũng biết trong chăn nuôi bò sữa, việc chọn đúng giống, giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng chính là yếu tố quyết định tới năng suất sữa sau này.
Trước khi chọn con giống bà con nên tìm đến những chuyên gia có kinh nghiệm nuôi bò sữa lâu năm để được tư vấn cách chọn con giống tốt nhất.
Khi chọn con giống, bà con phải chọn những con không bị bệnh tật, khỏe mạnh và cần căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau đây:
Đặc điểm ngoại hình
Bò phải có ngoại hình cân đối.
Da mỏng, lông thưa, đầu thanh, cổ nhỏ.
Mông nở, không dốc.
Bốn chân khỏe, thẳng, móng ngắn, đều.
Bụng to (chứng tỏ bò có thể ăn nhiều thức ăn thô).
Đối với bò đã và đang cho sữa thì bà con cần căn cứ vào Cách chọn bò giống hậu bị (bò tơ) tốt
Chọn con của bò mẹ cao sản và bố tốt (thừa hưởng di truyền).
Sinh trưởng phát triển tốt, lên giống lần đầu trước 14 tháng tuổi.
Chu kỳ lên giống đều đặn, khối lượng lúc 14 tháng tuổi (đối với bò F1,F2) phải đạt trung bình trên 220kg.
Thân hình cần đối, không quá gầy, không quá mập.
Không chọn những con bò còi cọc, bụng cóc, lông xù, da dày và khô cứng.
Vị trí núm vú đều nhau, da bầu vú có nhiều nếp gấp.
Không chọn con cái sinh đôi cùng bê đực.
Cách chọn bầu vú tốt
Bầu vú phải to, nở đều và không sệ quá đầu gối.
Núm vú to vừa phải và cách đều nhau, không quá dài cũng không quá ngắn.
Tĩnh mạch bụng to và kéo dài từ vú lên tới gần nách, tĩnh mạch trên bầu vú nổi rõ và chằng chịt.
Bầu vú khi nắn vào thấy mềm (vú da), trước khi vắt thì căng to nhưng sau khi vắt thì xẹp sẽ nhiều sữa.
Bầu vú khi sờ vào thấy cứng (vú thịt), trước khi vắt thì căng to nhưng sau khi vắt vẫn còn to sẽ ít sữa.
Các bầu vú trước và sau phân chia rõ ràng nhưng không quá thắt, hai thùy sau to hơn hai thùy trước.
Chú ý: Bò càng già thì bầu vú càng xệ, núm vú càng to, nhiều bò có núm vú gọn, nhỏ nhưng năng suất sữa cao.
Những sai sót mà bà con thường gặp khi chọn giống bò sữa
Không rõ nguồn gốc, lai lịch.
Không rõ tiền sử về bệnh tật và khả năng cho sữa.’
Quan tâm đến màu lông, đốm, khoáy hơn là bầu vú.
Chọn giống dựa theo tiêu chuẩn của bò thịt và bò cày kéo.
Tầm vóc và khối lượng
Ngoài ra bà con có thể xác định thể trọng bò sữa theo 2 công thức
Công thức Kaxinlo: P (kg) = Vòng ngực (m) x Dài thân chéo (m) x 87,5
Công thức D.W Jonson:P (kg) = (Vòng ngực x Dài thân chéo) / 10.800
Di truyền
Giống bố mẹ tốt, sản lượng sữa cao, chu kỳ sữa kéo dài, khỏe mạnh.
Khả năng cho sữa
Chu kỳ khai thác sữa
Đối với bò Hà – Việt thời gian cho sữa từ 270 – 300 ngày.
Đối vời bò lai Sind thời gian cho sữa từ 240 – 270 ngày.
Năng suất sữa trung bình
Đối với bò Hà – Việt sẽ cho năng suất sữa trung bình từ 8 – 10kg/ngày
Đối với bò lai Sind sẽ cho năng suất sữa trung bình từ 6 – 8kg/ngày.
Ngoài ra điều kiện bên ngoài môi trường, khí hậu chuồng nuôi, cách bà con chăm sóc nuôi dưỡng và cách vắt sữa cũng có ảnh hưởng đến thành phần và sản lượng sữa.
Phương pháp phát hiện động dục và phối giống
Thời gian động dục và thời điểm phối giống cho bò
Thời gian động dục kéo dài từ 18 – 36 giờ, sau khi đẻ 20 – 30 ngày thì cho bò lên giống trở lại.Thời điểm lên giống tốt nhất rơi vào lần động dục thứ 2 tức là 45 – 60 ngày sau khi đẻ (chu kỳ động dục 21 ngày). Đối với những con bò có sản lượng sữa cao thì bà con nên phối giống vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4 để kéo dài chu kỳ vắt sữa.
Triệu chứng bò động dục
Bò ít ăn, năng suất sữa giảm.
Bò thường nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy lên lưng ( nếu con ở dưới đứng yên thì bản thân con đó đang lên giống, nếu con ở dưới chạy thì con nhảy lên lại là con lên giống, có những trường hợp cả 2 con đều lên giống).
Biểu hiện của cơ quan sinh dục
Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn bên trong, nước nhờn lỏng sau đó đặc dần.
Nếu bà con kiểm tra bên trong sẽ thấy tử cung cứng hơn lúc bình thường, noãn sào to lên sau khi trứng rụng, trứng chỉ sống được trong khoảng thời gian từ 6 – 10 giờ).
Xác định thời điểm phối giống, thời gian rụng trứng
Thời gian trứng rụng khoảng 10 – 12 giờ sau khi kết thúc động dục.
Tinh trùng sống trong cơ quan sinh dục của bò cái khoảng 12 – 18 giờ.
Vì vậy bà con cần phải phố giống cho bò lúc bò cái chảy nước nhờn keo và đục, âm hộ sưng và chuyển màu đỏ sẫm.
Sự biểu hiện động dục của bò cái trong chu kỳ động dục ( gồm có 4 giai đoạn)
Giai đoạn 1
Đây là giai đoạn trước khi động dục
Biểu hiện hành vi tính dục
Giai đoạn 2
Đây là giai đoạn động dục
Thời gian kéo dài khoảng 1 – 2 ngày.
Biểu hiện hành vi tính dục
Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn sau khi động dục
Thời gian kéo dài khoảng 4 ngày.
Biểu hiện hành vi tính dục
Khi nhốt trong chuồng: Yên tĩnh tính dục, đôi khi nhảy bất thường lên con khác như động dục.
Khi chăn thả: Âm hộ trở lại bình thường, ở một số con sẽ có hiện tượng xuất huyết sau khi động dục (thường thấy nhất ở bò tơ nhiều hơn bò cái cơ bản).
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn bò sữa nghỉ ngơi
Biểu hiện tính dục
Phương pháp phối giống cho bò
Có hai phương pháp phối giống cho bò sữa hiện nay được sử dụng phổ biến ở Việt Nam
Phối giống trực tiếp: Cho bò đực nhảy trực tiếp lên bò cái nhưng cách phối này ít lấy được giống tốt và hay bị lây truyền các bệnh đường sinh dục. Thông thường người ta chỉ áp dụng cách phối này đối với bò tơ mới trưởng thành có trọng lượng nhỏ hoặc bò khó phối giống.
Phối giống nhân tạo: Dùng tinh đông viên hoặc tinh lỏng đã chế sẵn để đưa vào tử cung của bò cái. Đây là phương pháp phối giống tốt và an toàn nhất hiện nay giúp chúng ta có thể chọn giống theo đúng yêu cầu chăn nuôi phù hợp với giống bò mẹ để cho ra đàn bò con có chất lượng tốt.
Chăm sóc và đỡ đẻ cho bò sữa
Bò cái sắp đẻ sẽ tách ra khỏi đàn 15 ngày trước khi đẻ, bà con cần phải theo dõi thường xuyên để có thể can thiệp kịp thời nếu có biến cố xảy ra.
Hiện nay, thông thường người ta sẽ để bò đẻ tự nhiên, nếu trong khoảng thời gian 2 – 3 giờ mà bò cái vẫn chưa đẻ được thì mới phải can thiệp vào. Thời gian mang thai của bò là 9 tháng 10 ngày nhưng cũng có nhiều trường hợp chênh lệch thời gian từ 5 – 6 ngày.
Vật tư đỡ đẻ cần chuẩn bị
Bà con chuẩn bị nước muối 10% hoặc thuốc tím 0,1%.
Cồn iod sát khuẩn hoặc Cồn 750.
Xà bông, rơm, cỏ khô…
Ngoài ra bà con nên chuẩn bị một số loại thuốc thú y để có thể can thiệp vào quá trình bò đẻ như: Oxytocin, Vitamin C, Camphora.
Phương pháp đỡ đẻ
Bà con sát trùng cồn bằng tay, tắm rửa cho bò sạch sẽ nhất là ở phần mông và âm hộ.
Kiểm tra xem thai thuận hay thai nghịch (nếu là thai thuận thì đầu và 2 chân trước sẽ hướng ra ngoài, còn với mọi tư thế khác thì là thai nghịch, khi thai nghịch bà con cần phải sửa lại tư thế thai hay phải chuẩn bị để có thể can thiệp kịp thời khi bò đẻ).
Trước khi bò đẻ thì bọc ối vỡ, bò rặn và thai lọt ra ngoài. Nếu bò mẹ yếu thì bà con cần phải kéo thai (lợi dụng lúc bò rặn mới kéo) hoặc bà con có thể kích thích cho bò rặn bằng cách chích mỗi con khoảng 100 – 150 UI Oxytocin (liều lượng tiêm tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể bò) chia làm 2 – 3 lần tiêm, mỗi lần tiêm cách nhau ít nhất 30 phút. Bà con lưu ý phải tham khảo hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm để tránh tiêm quá liều cho phép, bởi vì Oxytocin khi tiêm quá liều sẽ khiến cho bò mẹ rặn quá mức dẫn đến bể tử cung.
Bê mới lọt lòng nên để cho bò mẹ tự liếm, nếu bò mẹ không liếm thì bà con phải dùng khăn lau khô và bóc móng cho bê đứng, rốn cắt cách bụng 15cm (sát trùng bằng Cồn Iod cho đến khi cuống rốn khô). Bò đẻ xong bà con nên cho bò uống nước hòa cám và muối để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bò. Sau khoảng thời gian 1 – 2 giờ bê bắt đầu cứng cáp thì cho bê con bú sữa đầu.
Giai đoạn hậu sản
Bà con nên cho bò ăn thức ăn bồi dưỡng và thức ăn xanh non.
Dùng bock rửa tử cung bò bằng nước sát trùng khoảng 3 – 4 ngày đầu để ngừa viêm nhiễm.
Chế độ vắt sữa
Những ngày đầu bò mới đẻ thông thường bầu vú còn cương cứng do đó lúc vắt sữa bà con phải lấy nước nóng chườm bầu vú bò cho mềm lại, đồng thời tăng cường xoa bóp 3 – 4 lần/ngày cho đến khi bầu vú bò mềm hẳn trở lại thì lúc đó sản lượng sữa của bò mới tăng dần lên được.
Bà con cần phải thực hiện chế độ này thường xuyên và liên tục trong thời gian khoảng 10 ngày. Nếu sữa bò khi vắt ra có màu hồng thì bà con phải giảm lượng thức ăn tinh lại.
Chăm sóc và nuôi dưỡng bò sữa
Nuôi dưỡng bê từ 1 ngày tuổi cho đến bò trưởng thành
Bê từ 0 – 7 ngày tuổi
Trong thời gian 7 ngày đầu sữa mẹ rất quan trọng vì có chứa Colostrum là thành phần có chất kháng thể và chất dinh dưỡng cao nên bà con cần phải cho bê con bú sữa đầu từ sớm (lưu ý không được hòa chung sữa mẹ với sữa có bán trên thị trường).
Đối với bò mẹ khai thác sữa thì bà con không nên cho bê con bú trực tiếp mà phải vắt sữa ra xô rồi mới tập cho bê con uống để tránh tình trạng sau này bò mẹ phản ứng lại với phản xạ mút vú sẽ gây khó khăn cho việc vắt sữa sau này.
Cách cho bê uống sữa
Lúc đầu bê con sẽ chưa biết uống sữa nên bà con cần phải nhúng ngón tay vào sữa rồi bỏ vào miệng cho bê con mút.
Sau đó từ từ kéo dần ngón tay xuống xô sữa, khi đó bê con mút ngon tay sẽ mút luôn cả sữa trong xô vào miệng.
Tập dần dần trong khoảng thời gian 3 – 4 ngày thì bê sẽ quen dần và tự động uống được sữa trong xô đựng.
Khẩu phần sữa khoảng 5 – 6kg/ngày và tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể của bê con.
Ưu điểm của cách cho bê uống sữa như này là vừa nhanh, vừa giúp cho việc vệ sinh xô chậu dễ dàng, tiết kiệm chi phí.
Bê từ 8 – 120 ngày tuổi
Khoảng thời gian đầu ngoài sữa làm thức ăn chính thì bà con nên tập cho bê con ăn cỏ non, cám để bê sớm phát triển dạ cỏ. Bê 4 tháng tuổi là giai đoạn chuẩn bị cai sữa nên bà con cần phải bổ sung thêm đạm, khoáng vi lượng và đa lượng vào khẩu phần ăn.
Khẩu phần sữa từng ngày tuổi trong giai đoạn này:
Bê từ 8 – 30 ngày tuổi thì lượng sữa trung bình một ngày khoảng 6kg.
Bê từ 30 – 60 ngày tuổi thì lượng sữa trung bình một ngày khoảng 4kg.
Bê từ 60 – 90 ngày tuổi thì lượng sữa trung bình một ngày khoảng 2kg.
Bê từ 90 – 120 ngày tuổi thì lượng sữa trung bình một ngày khoảng 1kg.
Tùy vào điều kiện chăm sóc của mỗi hộ chăn nuôi mà ta có thể thay thế từ từ một phần sữa bằng cháo bắp hay cháo tấm… Nếu cho ăn mà bê bị tiêu chảy thì phải cân đối lại khẩu phần ăn cho hợp lý.
Giai đoạn bê cai sữa đến giai đoạn bò tơ
Đây được xem là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng, ngoài kỹ thuật chăm sóc và các yếu tố lây truyền bệnh từ bên ngoài thì sự phát triển của cơ thể bê cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thành thục và sản lượng sữa sau này. Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng, chế độ ăn uống, tắm chải, vận động phải được thực hiện tốt và theo đúng quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.
Khẩu phần ăn của bò giai đoạn này bao gồm:
Ngoài thức ăn tinh thì bà con cần phải bổ sung thêm: Mật, muỗi, urea, những loại thức ăn này thường được bổ sung vào mùa nắng, cỏ khô sẽ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên bà con cần phải bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bò bằng cách hòa tan các loại thức ăn trên vào nước rồi tưới vào cỏ khô.
Đối với Urea chỉ bổ sung cho bò từ 9 – 12 tháng tuổi với lượng 15 – 20g/con và chia làm 3 lần/ngày.
Đối với thức ăn thô như cỏ, rơm thì có thể cho bò ăn tự do.
Nuôi dưỡng và vắt sữa
Yêu cầu chung của quá trình này
Khẩu phần ăn bao gồm 2 phần:
Khẩu phần sản xuất: 0,4 đơn vị thức ăn cho 1kg sữa (1 đơn vị thức ăn = 1kg cám hỗn hợp).
Khẩu phần duy trì: 0,1 đơn vị thức ăn cho 100 kg thể trọng bò.
Trên thực tế hiện nay ta chỉ cung cấp cám cho khẩu phần sản xuất, còn đối với khẩu phần duy trì thì ta cung cấp bằng cỏ, mật…
Thức ăn xanh có thể cho bò ăn tự do (tương đương với 10% trọng lượng cơ thể).
Lượng nước trung bình 1 ngày cho một con bò trung bình từ 40 – 50 lít. Với bò sữa có sản lượng cao thì lượng nước phải nhiều hơn từ 100 – 120 lít nước một ngày.
Vào mùa khô bà con cần phải bổ sung thêm năng lượng (rỉ mật) và đạm (Urea 60 – 80g/con/ngày chia làm 3 lần trong ngày).
Những quy định về vắt sữa
Phải vắt sữa đúng giờ, cố định người vắt để không làm bò sợ khi gặp người lạ.
Trong quá trình vắt sữa phải giữ yên lặng, không hút thuốc, không gây cảm giác khó chịu cho bò.
Người vắt sữa phải rữa tay sạch sẽ, móng tay phải cắt ngắn để không làm trầy xước vú bò, khi vắt sữa phải đeo khẩu trang và người vắt không mắc những bệnh truyền nhiễm.
Chuồng trại và những dụng cụ vắt sữa phải sạch sẽ, hợp vệ sinh.
Nếu trong đàn bò nhiều con thì bà con nên ưu tiên vắt sữa bò cao sản trước, sau đó với đến bò trung sản và cuối cùng là bò thấp sản.
Bò không bị viêm vú vắt trước, bò bị viêm vú thì vắt sau.
Trong 1 con bò bị viêm vú thì vú nào không viêm vắt trước, vú nào viêm vắt sau. Lưu ý sữa bò viêm vú khi vắt ra không được sử dụng.
Sữa bò trong 10 – 15 ngày đầu sẽ có nhiều kháng thể và hàm lượng dinh dưỡng cao nên bà con chỉ cho bê con uống và không được pha lẫn với các loại sữa khác có bán trên thị trường.
Không được sử dụng sữa mới vắt từ gia súc mới tiêm kháng sinh trong vòng 24 giờ, gia súc chích vắc-xin nhiệt than trong vòng 15 ngày.
Quy trình vắt sữa
Đầu tiên bà con đưa bò vào vị trí vắt sữa, cho bò ăn thức ăn tinh theo khẩu phần tiêu chuẩn.
Cố định cổ và cột chân bò. Người vắt sữa phải ngồi đúng tư thế vắt sữa (đứng bên phải xô, xô vắt sữa phải để đằng trước mặt).
Rửa vú bò bằng nước sạch rồi dùng khăn lau cho khô.
Trước khi vắt sữa vào xô đựng, bà con cần phải thử vắt mỗi vú vài tia sữa đầu ra một miếng vải màu đen (nếu sữa có cặn lợn cợn là bị viêm).
Xoa kích thích vú bò
Mục đích làm cho bò có cảm giác dễ chịu, kích thích sữa xuống và bò sẽ bình tĩnh giúp cho bà con vắt sữa dễ dàng hơn.
Cách làm
Ngón trỏ đến ngón út nắm giữa 2 bầu vú bên trái của bò, ngón cái làm chuyển động đều toàn thân bầu vú trái. Sau đó hai nửa bàn tay chuyển sang bầu vú bên phải, ở đây hai ngón cái nắm ở bầu vú bò và hai bàn tay làm chuyển động tròn theo bầu vú tạo cảm giác dễ chịu và gây kích thích cho con vật bình tĩnh đứng yên.
Cách vắt (Vắt nắm khoảng 70 – 90 nắm/phút)
Trước hết bà con dùng ngon cái và ngón trỏ để thích chặt phần cơ vú để sữa không bị chảy ngược trở lại bầu vú rồi sau đó thích chặt các ngón còn lại để sữa chảy vào bầu vú, ngón út sẽ để cách bầu vú khoảng 0,5cm. Khi sữa chảy ra khỏi núm thì ngón cái, ngón trở và các ngón khác mới lần lượt buông.
Dưới áp lực của áp suất sữa trong bầu vú thì bầu sữa sẽ dẫn dần sữa xuống núm vú và các thao tác vắt sữa sẽ lặp lại như ban đầu, 1 lít sữa bà con vắt trong vòng 1 phút là vừa.
Thứ tự vắt đối với các núm vú cũng rất quan trọng do nó ảnh hưởng tới sản lượng sữa. Do đó quy tắc vắt sữa tốt nhất là bà con nên vắt chéo thẳng một phía.
Xoa kết thúc
Bà con đo lường sao cho sữa trong bầu vú chỉ còn khoảng 8 – 10% thì nên dừng vắt lại và tiến hành xoa kết thúc. Trước tiên xoa nửa bầu vú trái rồi chuyển dần sang nửa bầu vú phải giống như xoa kích thích nhưng lần này sẽ ấn mạnh hơn để dồn sữa còn lại xuống núm vú. Sau khi đã xoa kết thúc xong bà con tiến hành vắt kiệt, vuốt kiệt sữa để tránh tình trạng bò bị viêm vú.
Lưu ý
Bước xoa kích thích và xoa kết thúc bà con cần phải làm nhẹ nhàng, tránh xoa quá mạnh gây cảm giác khó chịu cho con vật và thời gian mỗi bước xoa không được kéo dài quá 1 phút.
Sau khi vắt sữa xong bà con phải vệ sinh bầu vú thật sạch sẽ và lau khô.
Khi mới vắt sữa xong cần tránh cho bò nằm ngay vì các loại vi khuẩn, vi sinh vật ở nền chuồng rất dễ xâm nhập vào bầu vú khi lỗ núm vú chưa kịp đóng lại.
Nếu phát hiện bò bị viêm vú bà con cần phải tiến hành điều trị ngay để tránh tình trạng lây lan ra cả đàn.
Giữa 2 lần vắt sữa, bà con cần phải dọn rữa, lau chùi, vệ sinh nền chuồng, máng ăn, máng uống. Khâu vệ sinh sau vắt sữa rất quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của bò nên bà con cần phải làm thật kỹ càng.
Nuôi dưỡng bò cạn sữa
Thông thường thời gian khai thác sữa sẽ kéo dàu khoảng 270 – 300 ngày. Tuy nhiên cũng có vài trường hợp một số con có năng suất sữa cao chậm lên giống nên bà con có thể khai thác sữa trên 300 ngày.
Thời gian bò cái mang thai sau 9 tháng 10 ngày thì bò đẻ. Tùy theo từng biến động sinh lý trong quá trình mang thai mà thời điểm bò đẻ có thể sớm hoặc muộn hơn 5 – 6 ngày.
Khi bò mang thai được 7 tháng dù năng suất sữa ít hay nhiều cũng bắt buộc cho cạn sữa, mục đích của việc làm này là đảm bảo về sản lượng sữa, sức khỏe bò mẹ và sức khỏe của bê con trong lứa tới. Ngoài ra thức ăn trong thời kỳ này của bò cái cũng phải đúng theo khẩu phần mang thai.
Trong những ngày bò cái sắp đẻ và những ngày đầu sau khi đẻ, bà con cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của từng con bò mà điều chỉnh khẩu phần thức ăn để kích thích bò tiết sữa.
Cách làm cho bò cái mang thai tháng thứ 7 cạn sữa (bắt buộc)
Đối với bò sữa cho năng suất 4 – 5 lít sữa trở lên: thì bà con giảm số lần vắt sữa một ngày từ 2 lần xuống 1 lần/ngày hoặc có thể 2 – 3 ngày vắt sữa 1 lần.
Đối với bò 2 – 3kg/ngày có thể làm cạn sữa bằng cách 3 – 4 ngày mới vắt sữa 1 lần sau đó thì để sữa tự tiêu.
Song song với thay đổi điều kiện sống và cách chăm sóc bò như trên.
Ngoài ra bà con cũng cần phải thường xuyên theo dõi xem bò có bị viêm vú hay không để kịp thời tiến hành điều trị.
Sau giai đoạn cai sữa thì bà con cho bò ăn lại khẩu phần như bình thường.
Thức ăn tinh sẽ cho bò ăn với lượng khoảng 1,5kg/con/ngày.
Thức ăn thô thì có thể cho bò ăn tự do.
Về mùa khô thì bà con cần bổ sung thêm năng lượng (mật đường)khoảng 1,2 – 1,5kg/con/ngày và đạm (Urea) khoảng 60 – 80g/con/ngày.
Chuồng trại và cách phòng trị bệnh
Chuồng trại
Chuồng trại phải hợp vệ sinh, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông và phải có sân chơi vận động cho bò.
Cách phòng trị bệnh
Vệ sinh ăn uống
Thức ăn phải đảm bảo sạch sẽ, không bị chua, hôi thối, không bị ẩm mốc, nước uống phải sạch và tuyệt đối không được dùng nước có dịch bệnh.
Vệ sinh thân thể
Tắm táp sạch sẽ để bò có một sức khỏe tốt.
Thường xuyên định kỳ phun thuốc diệt ve cho bò (Dipterex 0,2%, Tactik 20 ml/8 lít nước…).
Thời gian sau nếu bà con sử dụng các loại thuốc không thấy có hiệu quả thì có thể thay đổi bằng loại thuốc khác.
Tiêu độc, khử trùng định kỳ bằng vôi sống mỗi tháng 1 lần (Formol hoặc Sút).
Đảm bảo chuồng nuôi phải luôn khô ráo, sạch sẽ.
Vào những mùa có nguy có bùng nổ dịch bệnh thì bà con có thể tiêm phòng cho bò bằng các loại thuốc kháng sinh đặc trị có bán ở các hiệu thuốc thú y.
Định kỳ kiểm tra phát hiện bệnh sớm để có thể chữa trị kịp thời.
Với những loại bệnh có thể lây lan sang cho cả con người thì bà con cần phải đặc biệt lưu ý.
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Đá Cựa Sắt Đá Gà Thomo Campuchia
Cách chăm sóc gà đá giai đoạn nuôi thúc
Muốn nhận được kết quả tốt thì gà đá cựa phải được chăm sóc kĩ càng từ khi còn nhỏ. Gà càng được quan tâm kĩ lưỡng thì sức khỏe của nó càng tốt, tăng sức mạnh chuẩn bị cho trận đấu. Để gà sẵn sàng cho trận đấu sắp tới thì cần có bước chuẩn bị thật cẩn thận về sức khỏe và tinh thần. Khoảng 10 ngày trước khi đấu, ta cần đảm bảo gà quen với việc “chinh chiến”.
Gà đá có thể được chăm sóc theo quy trình cơ bản như:
Không cho gà uống nước tùy hứng như trước. Khoảng tầm 3-4 giờ sáng là thời điểm thích hợp để cung cấp nước cho gà. Việc này giúp cho đảm bảo sức bền cho gà và tránh tình trạng hốc nước nếu có giao đấu.
Nên cho gà tắm sương sớm vào 5 giờ sáng hằng ngày. Việc này làm cho máu lưu thông, giúp cơ thể gà ổn định hơn. Ta có thể để một tấm chăn phơi sương đêm rồi sau đó dùng tắm gà. Đồng thời, nếu có một ít rượu vảy lên mình gà lúc tắm thì càng tốt. Nó giúp cơ thể gà ấm lên, tránh hiện tượng sốc nhiệt.
Khoảng 5 giờ chiều nên cho gà phơi nắng chiều (khoảng thời gian trước khi mặt trời lặn). Muốn sở hữu một “em” chất lượng thì chúng ta nên đảm bảo các quy trình cơ bản trên. Càng kĩ lưỡng thì kết quả đem lại càng có lợi cho gà.
Chế độ dinh dưỡng của gà đá
Ngoài cách chăm sóc thì thức ăn cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến sức khỏe, đặc biệt là sức bền của gà đá cựa. Ta cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng của gà phải bao gồm bữa chính và thức ăn phụ thêm phần dinh dưỡng. Thời gian cho gà ăn hợp lí thường là 8-9 giờ sáng và 5-6 giờ chiều. Đây là hai thời điểm gà vừa tắm nắng xong, cơ thể đã sẵn sàng cho việc nạp năng lượng. Thời gian trên có thể chênh lệnh đôi chút nhưng vẫn phải đảm bảo gà được cung cấp đủ bữa.
Thức ăn chính của gà đá cựa thường là thóc, lúa và rau xanh, đồng thời được cung cấp đầy đủ nước uống. Thóc, lúa khi thu hoạch về thường có lẫn một số tạp chất như sạn, cát, … vì vậy không được dùng chúng trực tiếp cho gà mà nên sàn lọc sạch sẽ trước khi cho ăn. Đối với khẩu phần rau xanh, ta nên dùng giá đỗ, xà lách hay rau muống. Những loại rau này cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho gà, tăng kích thích khi thi đấu.
Đối với phần ăn của gà, nếu gà không ăn hết, ta nên đem đi và dùng cho bữa ăn tiếp theo. Tuyệt đối tránh tình trạng thừa mứa đồ ăn. Làm như vậy thì gà sẽ khỏe hơn, chắc hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho gà cựa trong trận đấu.
Ngoài bữa chính, gà chiến cũng cần cung cấp bữa phụ. Tuy là bữa phụ nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Ta có thể cho gà ăn sâu, thịt bò, các loại tôm, tép, cá (đặc biệt là cá chép), vitamin, … Những thức ăn này giúp bổ sung chất cho gà, làm gà sung hơn, tràn trề sức hơn để chuẩn bị chiến đấu. Nên cung cấp những chất dinh dưỡng này tầm 2- 3 ngày một lần và có thể thay đổi lượng thức ăn tùy thuộc vào thể trạng của gà sao cho hợp lí.
Kĩ thuật nuôi gà đá sau khi thi đấu
Khi gà đá cựa vừa trải qua một trận chiến, ta cũng cần đảm bảo gà được chăm sóc tận tình. Trước, trong và sau khi thi đấu, ta cần tuân thủ theo những kĩ thuật nhất định để đảm bảo thể trạng tốt cho gà.
Sau khi đá xong, gà cần được làm sạch cơ thể, dùng rượu nghệ bóp những vết thương, để gà nghỉ ngơi ở nơi khuất gió. Đồng thời, cần chuẩn bị cho gà thức ăn đã được nấu chín để gà dễ tiêu hóa.
Tầm khoảng 2-3 ngày sau trận đấu, ta có thể áp dụng lại kĩ thuật của giai đoạn nuôi thúc để cho gà sẵn sàng cho những cuộc chiến tiếp theo.
Một số lưu ý khi chăn nuôi gà đá cựa
Ngoài những kĩ thuật chăn nuôi gà đá cựa nêu trên, người nuôi cũng cần lưu ý một số vấn đề như thường xuyên theo dõi thể trạng của gà (cân nặng, chiều cao, mức ăn, …) để nắm bắt kịp thời tình hình của gà. Nếu gà có bệnh tật thì cần chữa trị nhanh chóng để sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều. Khi đảm bảo được những yêu cầu trên thì gà của bạn đã có đầy đủ phong độ chuẩn bị cho trận đấu.
Bạn đang xem bài viết Nuôi Lợn, Gà, Bò Khỏe Mạnh, Nhanh Lớn trên website Ica-ac.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!