Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Khấn Giỗ Ông, Bà, Cha, Mẹ, Văn Khấn Ngày Giỗ Thường mới nhất trên website Ica-ac.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Văn khấn giỗ thường có điều gì khác với những bài văn khấn giỗ đầu và văn khấn giỗ hết. Việc chuẩn bị đồ lễ cũng văn khấn giỗ thường có những điều gì cần lưu ý. Cùng chúng tôi tìm hiểu.Cúng giỗ là việc làm quan trọng theo phong tục tập quán đã có từ ngàn đời của người dân Việt Nam nhằm tưởng nhớ tới những người thân đã mất. Đây là ngày để con cháu nhớ đến tổ tiên, nhớ đến những người thân đã khuất. Để ngày giỗ được diễn ra một cách tốt đẹp và thể hiện được lòng thành kính thì bên cạnh việc chuẩn bị mâm cơm cúng đầy đủ, cũng cần lưu tâm tới bài văn khấn giỗ chuẩn và đầy đủ để ngày lễ thêm phần trọn vẹn.
Văn khấn giỗ ông bà cha mẹ, ý nghĩa của việc cúng giỗ
1. Ý Nghĩa Của Việc Giỗ Ông Bà, Cha Mẹ
Từ xưa người Việt luôn coi trọng đạo làm người và đề cao lòng hiếu thảo, về nề nếp gia phong. Do đó, việc cúng giỗ những người đã khuất sẽ giúp cho con người thể hiện được lóng hiếu kính đối với tiên tổ, với những người đã khuất.
Tùy thuộc vào điều kiện gia đình mà việc cúng giỗ sẽ được tổ chức linh đình – mời cả dòng họ hay chỉ tổ chức đơn giản theo gia đình. Dù là tổ chức như thế nào cũng đều thể hiện đến lòng thành kính tới người đã khuất.
2. Những Ngày Cúng Giỗ Quan Trọng
Khi một người qua đời, theo phong tục của người Việt sẽ chia thành ba lần cúng giỗ quan trọng.
Giỗ đầu
Người thân qua đời sau một năm thì tiến hành giỗ đầu. Trong thời gian này, những người có người thân mất vẫn chưa khây khỏa được nỗi đau buồn và sự nhớ thương. Thông thường vào ngày giỗ đầu của người đã khuất, mọi người thường tổ chức linh đình, mời họ hàng và hàng xóm đến.
Giỗ hết
Hai năm sau khi người thân mất, người ta sẽ tổ chức giỗ hết. Đây cũng là thời gian ngắn nên mọi người vẫn còn chút đau buồn và nhớ tới người thân đã mất. Vào ngày giỗ hết này, mọi người cũng tổ chức cúng giỗ to như giỗ đầu.
Giỗ thường
Giỗ thường là ngày giỗ từ năm thứ ba trở đi, trong ngày giỗ thường mọi người không phải tổ chức to như ngày giỗ đầu hay giỗ hết, ngày giỗ này có thể thu hẹp lại trong phạm vi gia đình và tù đó sẽ được tiến hành hàng năm.
Văn khấn Gia tiên vào chính ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….
Tín chủ (chúng) con là……………………………………………………………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm………………………………
Là chính ngày Cát Kỵ của…………………………………………………………………
Thiết nghĩ………………….(dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời………………………………………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………………..
Mộ phần táng tại…………………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia canht hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!
Văn Khấn Gia Tiên Ngày Giỗ Thường Cát Kỵ
Theo tập tục cổ truyền Việt Nam thi lễ việc cúng lễ giỗ là không thể thiếu. Đây là tập tục đã được lưu truyền ngàn đời nay tại Việt Nam. Có thể nói tập tục cúng giỗ người đã khuất như là 1 nét đẹp, vừa thể hiện đạo hiếu làm người, vừa nói lên tấm lòng chung thủy dù người thân đã đi xa thế giới hiện tại này, nhưng chúng ta vẫn nhớ thương, thương tiếc họ. Chính vì thế việc làm lễ đọc Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ) là không thể thiếu được. Hồi xưa nhà nghèo thì làm đơn giản chỉ cần mâm cơm gia đình xum họp lại là được, còn bây giờ thì khá giả hơn và việc làm 5 đến 10 mâm cơm mời người thân, họ hàng đến dự và cúng ngày giỗ thường. Bài viết này sẽ giúp quý bạn cách chuẩn bị lễ cúng và bài Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ) 1 cách chuẩn nhất theo đúng phong tục tập quán Việt Nam.
1. Ý nghĩa Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)
– Thông thường thì sau khi mất kể từ năm thứ 3 trở đi tính theo lịch âm lịch thì người nhà thường hay làm lễ Giỗ Thường. Lễ giỗ Thường còn được gọi là “Cát Kỵ”. Và lễ Giỗ Thường sẽ được duy trì trong 5 Đời, vì người ta tin rằng trong 5 đời người thân sẽ được siêu thoát, nên họ sẽ cúng Giỗ Thường 5 đời kể từ khi người đó mất. Vào ngày này gia đình thường tụ họp rồi thực hiện nghi thức cúng giỗ cho người thân của mình. Tuy nhiên cũng có điều bất cập là hầu hết các gia đình chỉ chăm làm lễ giỗ cho người thân mà quên mất đến các thần linh. Chính vì thế phong thủy học mạn phép xin được bổ xung đầy đủ văn khấn ngày giỗ thường là gồm 2 bước:
2. Sắm lễ trước khi đọc bài văn khấn khi cúng giỗ Gia Tiên ngày cát kỵ
– Chuẩn bị lễ vật gồm: hương hoa, phẩm oản, mâm lễ mặn (gà, xôi, cơm canh…), vàng mã, giấy mã: quần áo, nhà cửa, xe cộ.
3. Văn khấn Gia Tiên ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….
Tín chủ (chúng) con là……………………………………Tuổi………………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày ………tháng ………năm…………………………(Âm lịch).
Là chính ngày Cát Kỵ của……………………………………………………………
Thiết nghĩ…………………. vắng xa trần thế, không thấy âm dung.
Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời…………………………………………………………
Mất ngày ……..tháng…….năm…………………………(Âm lịch).
Mộ phần táng tại…………………………………………………………………
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia cảnh hưng long thịnh vượng.
Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Mâm Cỗ Cúng Và Bài Văn Khấn Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3
Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm là một ngày lễ để con cháu có dịp tỏ lòng biết ơn đối với các vị vua Hùng đã có công dựng và giữ nước để chúng ta có được sống trong hòa bình như ngày hôm nay. Theo phong tục truyền thống, người dân Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng và bài văn khấn Giỗ tổ Hùng Vương.
Boi.vn xin gợi ý cách chuẩn bị đồ lễ và mâm cỗ cúng, cũng như bài văn khấn Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch.
Bộ Văn hóa hướng dẫn nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng Trong Công văn số 796/HD-BVHTTDL ngày 18/3/2009) ghi rõ Lễ phẩm gồm:
Bánh dày 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng)
Bánh chưng 18 chiếc (dâng lên 18 đời Vua Hùng)
Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.
Con số 18 tượng trưng cho 18 đời vua Hùng. Bánh dày hình tròn, tượng trưng cho Trời, thường không có nhân. Bánh chưng hình vuông, tượng trưng cho Đất, bên trong có nhân mặn.
Ngoài chuẩn bị mâm cỗ lễ chay như trên, bạn cũng có thể chuẩn bị mâm lễ mặn cúng Giỗ tổ Hùng Vương bao gồm thịt lợn, thịt bò, thịt dê, hoặc thịt gà luộc và không thể thiếu hương, hoa, trầu cau, muối gạo và 1 ly nước sạch.
Văn khấn giỗ tổ Hùng Vương 10/3
Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Kính lạy chín phương trời đất, Mười phương chư Phật, Thánh hiền.
Lạy các Vua Hùng linh thiêng, Gây dựng đất này Tiên tổ.
Con tên là…… địa chỉ……………
Nhân ngày Giỗ tổ con xin gởi đến đấng bề trên chút hương hoa lễ phẩm thể hiện lòng thành của gia đình con đến các Vua Hùng và các bậc tổ tiên.
Kính xin độ trì phù hộ,
Mọi chuyện tốt lành bình an.
Bách bệnh giảm trừ tiêu tan,
Điều lành mang đến vẹn toàn. Điều dữ mang đi, yên ổn.
Đi đến nơi, về đến chốn,
Tai qua nạn khỏi tháng ngày
Cầu được ước thấy, gặp may, Mọi điều hanh thông, thuận lợi.
Con cái học hành tấn tới, Ngoan ngoãn nghe lời mẹ cha. Thi đỗ lớp gần, trường xa, mát mặt gia đình làng nước.
Tình duyên gặp người kiếp trước, Ý trung nhân… xứng muôn phần.
Tình xa duyên thắm như gần, Suốt đời yêu thương nhất mực.
Đi làm… thăng quan tiến chức, Buôn bán một vốn bốn lời.
Hạnh phúc thanh thản một đời.
Nam mô a di đà Phật!
Kính lạy cao xanh Trời đất, Lạy các Vua Hùng linh thiêng. Đức Thánh Trần cõi người hiền, Muôn đời độ trì phù hộ!
Nam mô a di đà Phật! (cúi lạy 3 cái)
Văn Khấn Cúng Ông Công Ông Táo
Cúng ông Công ông Táo là phong tục tập quán của người Việt Nam từ từ xưa cho đến nay vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Theo truyền thuyết, ông Công ông Táo (Thổ Công) là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ.
Cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa lễ cúng ông Công ông Táo, cách sắm lễ cúng và bài văn khấn cúng ông Công Ông táo, phong tục ý nghĩa của người Việt
Ông Công Ông Táo (Thổ Công là vị thần trông coi, cai quản trong nhà, định sự họa phúc cho mọi gia đình, thường được gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần này nên các hồn ma quỷ không xâm nhập được vào nhà để quấy nhiễu gia đình.
Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Trong bài vị người ta để danh hiệu của cả ba vị thần này, mỗi vị trông coi một việc khác nhau.
Thổ Công: trông coi việc bếp núc.
Thổ Địa: trông coi việc nhà.
Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa cho phụ nữ, hoặc việc sinh sản các vật ở vườn đất.
Bài vị của ba thần được lập chung và viết như sau:
Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
Bản gia Thổ địa Long Mạch Tôn Thần,
Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ Phúc đức chính thần.
Mỗi gia đình có riêng một Thổ công. Hàng năm các Thổ công này được thay thế vào ngày 23 tháng chạp (gọi là ngày ông Táo lên trời). Vào ngày này gia đình sửa lễ cúng ông Công , rồi đốt bài vị cũ, thay bài vị mới.
Nhiều người cho rằng Táo Quân là thần Bếp nên tiến hành cúng dưới bếp , tuy nhiên đây là cách hiểu sai. Lễ cúng Táo Quân ngày 23 tháng chạp là cúng chung ba vị Thần Đất, Thần Nhà và Thần Bếp, dân gian thường gọi chung là Thần linh, Thổ địa, được thờ trên ban thờ. Vì vậy, việc hành lễ phải được tiến hành tại ban thờ chính, là nơi trang trọng nhất trong nhà chứ không thể thực hiện ở bếp.
3/ Cúng ông Công ông Táo vào giờ nào tốt nhất?
Theo quan niệm dân gian, cúng ông Công ông Táo phải vào buổi trưa 23 tháng Chạp. Nếu không sắp xếp được thời gian, bạn có thể làm cỗ cúng trước 1-2 ngày.
Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12 giờ (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp. Cụ thể có thể cúng trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng ngày 23 tháng Chạp.
Việc cúng tiễn ông Táo được thực hiện tại gia. Lễ cúng ông công ông Táo gồm có
Một mâm cỗ mặn ( thịt luộc, gà luộc, đĩa xào thập cẩm, xôi hoặc bánh chưng, giò, canh măng, nấm, mọc) bánh kẹo, trầu cau, rượu…
Ba bộ mũ áo, hia hài táo quân cùng vàng nén.
Ba cá chép sống
Nhang thơm, bình hoa tươi cùng các loại quả tươi đẹp.
Mũ, áo, hia mỗi năm một màu hợp với ngũ hành: Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ (trắng-xanh-đen-đỏ-vàng) mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định.
Năm có hành Kim: cúng mũ màu trắng.
Năm có hành Mộc: cúng mũ màu xanh.
Năm có hành Thủy: cúng mũ màu đen.
Năm có hành Hỏa: cúng mũ màu đỏ.
Năm có hành Thổ: cúng mũ màu vàng.
Cũng như bài vị Thổ Công, hàng năm mũ cũng được đem hóa vào ngày tết Táo quân và được thay cỗ mũ khác để thờ cho đến tết Táo quân năm sau.
Vào sáng sớm hoặc trưa ngày 23 tháng Chạp, gia chủ làm lễ quan soái (lễ sửa bát hương). Với sự kính cẩn và thành tâm, bát hương được lau sạch sẽ, để lại ba chân hương đẹp nhất. Lễ sửa bát hương thường chỉ thực hiện một lần duy nhất trong năm vào ngày 23 tháng Chạp
Sau đó, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, bày lễ, lên hương và khấn (có văn khấn tham khảo ở mục dưới). Sau khi hết một hoặc hai tuần hương, gia chủ khấn vái thành tâm, tạ lễ, hóa vàng và nếu cúng cá thật thì mang cá chép đi phóng sinh.
Bài 1: Bài văn khấn ông Táo – Tết 23 tháng Chạp theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam – (NXB Văn hóa Thông tin) Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân. Tín chủ (chúng) con là: …………… Ngụ tại:………… Hôm nay ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái. Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật. Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì. Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!
Chú ý: Sau khi bày lễ, thắp hương và khấn xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa lễ tạ rồi hóa vàng mã và thả cá chép ra ao, hồ, sông, suối… để cá trở ông Táo lên chầu trời
Bài 2: Khấn nôm ngày 23 tháng Chạp (theo Nguyễn Thị Nhi – Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam) Hôm nay là ngày… tháng… năm. Tên con là…, cùng toàn gia ở tại… Kính lạy đức “Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân: (Khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần) Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho: Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà. Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người no ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng. Cẩn cáo (vái 3 vái). Bài 3: Bài cúng ông Công ông Táo (Theo GS Lương Ngọc Huỳnh) Kính lạy Thượng Đế Kính lạy Ngũ Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế. Kính lạy thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng Trung đàm thần tướng thiên thiên binh Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm… Bính Thân. Là ngày thần Táo Quân về trời tấu sớ Tín chủ con tên là… sinh ngày… tháng… năm… nguyên quán… địa chỉ thường trú… Với tấm lòng thành kính con xin có chút lễ vật, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời. Kính lạy Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ lai sàng chứng giám. Trong năm qua nhờ ân phúc của các ngài chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, mọi điều may mắn. Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính tiễn ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị thần tiên phù hộ độ trì cho đất nước con, quê hương con, gia tộc và gia đình con được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng. Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị thần tiên cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của con. Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị thần tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế! (Con xin đa tạ, Con xin đa tạ, con xin đa tạ) * Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần * Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi * Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.
Bài 4: Văn khấn ông công, ông Táo được lưu truyền trong dân gian:
Nam mô a di đà Phật! (3 lần) Kính lạy Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân! Tín chủ con là :…………. Ngụ tại :………………….. Nhằm ngày 23 tháng Chạp, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, xiêm hài áo mũ, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén Tâm Hương dốc lòng bái thỉnh. Ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Phỏng theo lệ cũ, Ngài là vị chủ, Ngũ Tự Gia Thần, soi xét lòng trần, Táo Quân chứng giám. Trong năm sai phạm, các tội lỗi lầm, cúi xin Tôn Thần, gia ân châm chước. Ban lộc, ban phước, phù hộ toàn gia, trai gái trẻ già, an ninh khang thái. Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám. Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Bạn đang xem bài viết Văn Khấn Giỗ Ông, Bà, Cha, Mẹ, Văn Khấn Ngày Giỗ Thường trên website Ica-ac.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!