Top 14 # Xem Tuong Vong 3 Phu Nu Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ica-ac.com

Net Dep Phu Nu Va Tuong So

Nét đẹp phụ nữ và tướng số

Tướng Mỹ Nhân Mỹ nhân tự cổ như danh tướng, Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu. Theo quan niệm Á Đông, mỹ nhân đẹp thường có khuôn mặt hình trái xoan, chân mày lá liễu, mắt phượng, làn môi cong, vóc liễu, mình mai, bàn chân nhỏ, bước đi ngắn…Tuy nhiên, theo quan niệm tướng pháp thì một người đẹp dưới mắt thế tục không nhất thiết là đẹp trong tướng pháp.

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Người phụ nữ đẹp phương Tây phải hội đủ 27 tiêu chuẩn sau:

1-Ba thứ trắng: da, răng và đôi bàn tay. 2-Ba thứ đen: mắt, đôi mi và đôi mày. 3-Ba thứ hồng: môi, má và móng tay. 4-Ba thứ dài:, chân, tóc và tay. 5-Ba thứ ngắn: răng, tai và đôi bàn chân. 6-Ba thứ nở: ngực trán và mi mắt. 7-Ba thứ hẹp: miệng, eo và gót chân. 8-Ba thứ bụ bẩm: cánh tay, đùi và bắp chân. 9-Ba thứ nhỏ: núm vú, mũi và đầu.

Cái đẹp của phụ nữ dưới con mắt thẩm mỹ thế tục có những điểm tương đồng với nét đẹp nhân tướng học, nhưng về phương diện tướng pháp áp dụng các nguyên lý Âm Dương và Dịch học thì “trong Âm có Dương, trong Dương có Âm”, và “vật cùng tắc biến, vật cực tắc phản” (vật đến tận cùng thì biến đổi, khi đến cùng cực thì trở lại gốc cũ), thì trong cái đẹp (Dương) thường ẩn chứa cái xấu (Âm), chẳng hạn dung mạo xinh đẹp mà giọng nói khàn khàn như tiếng vịt đực, dáng mảnh mai mà đi đứng nặng nề như đàn ông,v.v… và cái đẹp cùng cực làm cho nhạn sa, cá lặn, trăng thẹn, hoa nhường của tứ đại mỹ nhân Trung Hoa cũng ẩn chứa những nét tướng xấu như bàn chân lớn (Tây Thi), ngực nhỏ (Chiêu Quân), tai nhỏ (Điêu Thuyền), mắt lộ ánh mắt yếu (Dương Quý Phi) làm cho cuộc đời của các mỹ nhân không toàn mỹ, như thế những nét đẹp mỹ nhân trên rõ ràng tương phản với các nét đẹp tướng pháp.

Một nét đẹp của mỹ nhân đi đến chỗ cùng cực trở thành tướng xấu điển hình là người con gái có da thịt mềm mại, êm như bông là tướng cách “tiện dâm”. Thuý Kiều qua ngòi bút Nguyễn Du cũng có những nét đẹp và tài hoa phát tiết quá độ nên “tướng sĩ” đã nhìn ra được cái hồng nhan bạc phận của nàng từ thuở ấu thơ:

“Nhớ từ năm hãy thơ ngây, Có người tướng sĩ đoán ngay một lời: Anh hoa phát tiết ra ngoài, Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa. (Kiều).

Trong buổi giao thời giữa văn minh Âu Tây và văn hóa còn khép kín Á Đông các chàng trai Nam bộ đã nghiêng về nét đẹp tân thời trong mấy câu dân ca sau:

“Một yêu mặt trắng má tròn Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng Ba yêu mắt sáng mày cong Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa. Năm yêu mảnh áo ngắn tà Sáu yêu quần trắng là đà gót sen Bảy yêu vóc liễu dịu mềm Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa vui Chín yêu học thức hơn người Mười yêu, yêu cả đức tài hình dong!”

Dĩ nhiên những nét tướng cân đối, sáng sủa, thùy mị, dịu dàng, đôn hậu, thơm tho thì cái nhìn thế tục và tướng học đều cùng một quan niệm.

Nói rõ hơn những nét tướng lành và đẹp của mỹ nhân Á Đông xưa nay được người đời công nhận gọi là chín tướng đẹp (cửu mỹ tướng) gồm:

1-Đầu tròn, trán phẳng, quang nhuận. 2-Xương thịt cân đối, thân hình thon mảnh, da dẻ mịn màng. 3-Da trắng, mặt trắng hơi hồng, môi hồng hào tươi tắn. 4-Mắt phụng, mày nguyệt (vành trăng non, lá liễu). 5-Ngón tay búp măng, lòng bàn tay dày. 6-Giọng nói êm dịu, rõ ràng, khoan thai. 7-Đi đứng ngay ngắn, khoan thai, ngồi thư thái, đoan chính. 8-Cười dịu dàng, đôn hậu, không ầm ĩ chát chúa, không lẳng lơ, không hở lợi. 9-Da thịt thơm tho tự nhiên.

Những tướng cách trên nói lên sức khoẻ tốt (điểm 1, 2, 3, 6, 9), tính nết tốt (điểm 6, 7, 8) và cả hoàn cảnh giáo dục gia đình tốt (6, 7, nếu lại có thêm một nền tản học vấn khá nhất định người phụ nữ sẽ trở thành vợ hiền, mẹ hiền, hỗ trợ tốt chồng con trên con đường công danh sự nghiệp, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ngoài ra cổ nhân còn đưa ra chín tướng xấu của phụ nữ gọi là cửu ác đối lập với cửu mỹ ở trên gồm:

1. Mặt xấu, hai gò má cao, hại chồng. 2. Yết hầu lộ, đem lại tai họa. 3. Đầu xù, mặt bẩn, thấp hèn. 4. Đi uốn éo như rắn bò, hoặc như chim sẻ nhảy, nghèo hèn. 5. Mày giao nhau áp sát gần mắt, cùng khốn. 6. Trên mũi có vết móc câu, khắc hại chồng. 7. Mắt tứ bạch (tròng trắng lộ ra bao 4 phía tròng đen), hung hãn vụng dại. 8. Giọng nói khàn đục như đàn ông, khắc sát phu. 9. Tóc xoăn xoắn ốc, nghèo hèn và khắc con cái.

Người xưa thường coi trọng cái đức của người đàn bà hơn cả “cái nết đánh chết cái đẹp”, có lẽ họ nhìn thấy bao nhiêu triều đại sụp đổ vì mỹ nhân, bao nhiêu gia đình tan nát vì kỹ nữ đến nổi nguyên lý  “mỹ nhân thường tác kỹ” trở thành chân lý? Vì thế về tướng lý phụ nữ chỉ có sắc đẹp không thôi thì không phải là quý tướng.

Ngày xưa các hồng nhan phần lớn thường rơi vào hoàn cảnh làm thiếp hoặc vợ lẽ, còn thời hiện đại phụ nữ được giải phóng thì các minh tinh màn bạc, siêu người mẫu thường nổi tiếng nhiều chồng, khi lấy chồng ít khi ở địa vị nguyên phối hay người vợ đầu. Trái lại những người phụ nữ ở vị trí nguyên phối thường không có sắc đẹp đến tuyệt điểm mà thường là những người có tướng cách tốt.

Theo các sách tướng cổ thì những nét tướng tốt ấy là:

-Ngũ nhạc đoan hậu, thần khí uy nghiêm, mắt đẹp thanh nhã không đẹp mê hoặc, hành động thông minh nhanh nhẹn như nước chảy, âm thanh êm mà trong sáng như ngọc rơi là tướng vương phi. -Cốt khí lỗi lạc, ngũ nhạc đoan hậu, thần sắc ôn hòa là tướng phu nhân. -Sắc khí của trán và mũi sáng sủa tươi nhuận. Sống mũi chạy dài nối với ấn đường gọi là mũi “thông thiên đình”, các bộ vị ngũ nhạc cân xứng là tướng cực cao sang. -Mặt rồng, phần trước cổ như hình phượng là tướng hoàng hậu (ngày xưa). Thời nay, chính quyền phải chia sẻ quyền lực cho nhiều người, nhiều trung tâm, nên vợ nguyên thủ không nhất thiết có tướng cách tốt như hoàng hậu. -Mặt tròn, ngũ quan lục phủ cân bằng, má ửng hồng, tóc dài đen bóng sẽ lấy chồng hiền và phú quý. -Thân hình trên dưới đều đặn, mắt đen bóng thì thông minh. Mũi, lưỡng quyền cân xứng suốt đời phú quý phong lưu. -Xương thịt tương xứng, tóc đen như lông quạ, trán rộng tròn bằng phẳng (không sẹo), xương gò má bằng phẳng rộng rãi sáng sủa, mũi thon, tai trắng và dầy, môi hồng răng trắng, tiếng nói như chim yến hót, lời lẽ ôn tồn, phong cách uy nghiêm là tướng sang quý. -Mắt đen trắng phân minh, thần khí sáng sủa. Giận mà bình tĩnh, không dữ không tục, giọng trong trẻo như chuông vàng là tướng chồng sang con hiển đạt, sống đời quyền quý. -Trán thẳng, góc trán chân tóc không khuyết hãm, mắt đẹp, phần thịt dưới mắt đầy, tai mọng tròn, hàm đầy, nhân trung dài, bàn tay mịn đỏ hồng, tính tình khoan hòa là tướng giàu có. -Mặt chữ điền, sắc đen thân trắng (hoặc đen hơn thân mình), chân mày trăng non, răng đều như hạt lựu, ngón tay búp măng, lưng rộng bụng tròn, da thịt thơm tho thì vừa giàu vừa sang.

Tướng pháp tướng tốt ẩn bên trong bao giờ cũng hơn vẻ đẹp bề ngoài. Phụ nữ “đào hoa diện” có sắc mặt phơn phớt hồng (màu hoa đào) và nét mặt thanh tú thường là sắc đẹp tuyệt mỹ, nhưng người xưa cho là tướng “hồng diện đa dâm” cũng tương tự như người đẹp càng lẳng lơ càng được quí ông cho là đẹp não nùng đều là tướng cách hạ tiện.

Những nét tướng ẩn bên trong gồm có: 1-Đầu vú đỏ tựa chu sa (chu sa là bột sulfit thủy ngân đỏ). 2-Rốn đỏ như chu sa. 3-Da trắng trẻo, bộ tóc đen mượt dài chấm đất, trên một thân hình người đẹp da trắng nhuận với đôi mắt thanh tú, gọi là cách “Rồng đen quấn cột ngọc” (Ô long quyển trụ), là tướng “vượng phu ích tử”. Sách tướng cho rằng người đàn ông dù thất bại cùng cực cũng vẫn phục hồi giàu sang nếu người vợ có tướng này. 4-Thân thể tự có hương thơm (không nước hoa). Đây là tướng cách gọi là “không dắt hoa lan mà tự có hương thơm” (bất đới lan chi tự hương).

Đời Thanh ở vùng Tân Cương có một bộ tộc Hồi giáo do thủ lãnh Hoắc Tập Chiêm cai quản. Vợ Hoắc là Hương Phi nhan sắc diễm lệ, đặc biệt toàn thân tiết ra hương thơm ngây ngất, cao quý. Vua Càn Long nghe tiếng, rất say mê liền sai hai đại tướng thống lãnh đại quân tấn công bộ tộc đó. Vua Càn Long ra lệnh tránh mọi sát hại, cướp phá và quan trọng nhất là phải bắt sống Hương Phi. Hoắc Tập Chiêm kháng cự nhưng bị phản trắc bắn chết. Quân Thanh bắt được Hương Phi về dâng lên Càn Long. Hương Phi chưa biết chồng đã bị giết nên nàng vẫn mong đợi để gặp mặt chồng. Càn Long rất chiều chuộng sủng ái Hương Phi, vui lòng chờ đợi cơ hội nàng nguôi ngoai và chấp nhận nhưng đã sáu tháng trường, nhà vua vẫn tuyện nhiên không gần gũi được nàng dù chỉ là chuyện nắm đôi tay.

Say mê vẻ quyến rũ, Càn Long thường thừa lúc Hương Phi không hay biết, đứng ngẩn ngơ nhìn ngắm nàng không biết chán. Một bữa, Hương Phi vừa tắm xong hương thơm sực nức làm ông cầm lòng không đặng xông vào chỗ nằm của nàng, bị Hương Phi cự tuyệt tàn nhẫn, Càn Long đành lủi thủi đi ra và nói cho nàng biết đừng chờ Hoắc Tập Chiêm nữa, hắn đã chết rồi. Hương Phi từ khi biết tin chồng, ngày đêm khóc lóc, Càn Long càng tìm cách chiều chuộng nhưng chẳng lay chuyển được nàng. Hoàng Thái Hậu biết được chuyện, lo sợ rối loạn hậu cung, đã cho người ám hại nàng, Càn Long nghe tin ngày đêm than tiếc (1). Người có tướng “bất đới lan chi nhi tự hương” là người cao quí, tao nhã, kiên trinh, đoan chính.Trường hợp của Hương Phi là sự “anh hoa phát tiết ra ngoài” nên “nghìn thu bạc mệnh…”, chứ không phải thân thể thơm tho là nét tướng xấu đem lại tai họa cho nàng.

5-Đai ngọc quấn quanh eo (ngọc đới yêu vi): tướng “vượng phu ích tử. Đời Thanh, ở huyện Nam Hải có sĩ tử Hà Nghiêu Luân thi mãi không đậu, nản chí, một thầy tướng bảo Luân: -Đến vận cưới vợ sẽ lấy người vợ vượng phu ích tử, rồi mới có thể gặp công danh. Luân thuật chuyện với bạn. Bạn Luân lại là người nghiên cứu tướng học và địa lý nói: -Năm trước tôi lên tìm huyệt trên núi có gặp một cô gái 17 tuổi, người đen đủi, con lão tiều phu nhưng có tướng mạo tốt, tôi để ý thấy khi cô ta cúi xuống bên lườn eo có một thớ thịt nổi lên bọc lấy bụng như cái đai ngọc. Anh lấy cô ta nên lắm.

Luân bằng lòng và nhờ mai mối cưới hỏi cô bé mẹ mất sớm ở với cha ấy tên là Âu Tiểu Muội làm vợ. Quả nhiên từ khi lấy vợ, Luân thi khoa nào đỗ khoa nấy, được bổ làm quan. Về sau, Hà Nghiêu Luân theo Tăng Quốc Phiên dẹp loạn Hồng Tú Toàn lập nhiều chiến công được phong tướng. Vợ Luân sinh được 3 trai sau này đều đỗ tiến sĩ.

6- “Hai rồng nằm ấp mặt trăng” (song long nhiễu nguyệt) và “Tơ vàng chầu mặt trăng” (kim tuyến triều nguyệt). Đời vua Quang Tự, Lương Văn Vĩ lúc vinh qui về làng lấy vợ nhờ người bạn rất thân là Trần Như Hải rất tinh thông tướng pháp tìm cho được người vừa đẹp vừa có phúc. Nhiều nhà giầu sang nghe tin đều cậy mai mối muốn gả con gái cho Vĩ. Từng cô một đều bị Hải chê, người thì mệnh yểu, người thì bạc phước, chẳng bằng lòng ai cả. Hải cho rằng đàn bà trên thế gian vừa đẹp vừa có phúc hiếm lắm, từ xưa đến nay, hồng nhan thường bạc mệnh. Cuối cùng Hải đã tìm ra được một cô gái tướng cách tốt hiếm vì cô ta xấu xí và đương làm tì nữ ở nhà người cô họ của Vĩ, và Như Hải đoan quyết cô ta có một “ẩn tướng tốt” đó là có âm mao thật dài kéo ra đến đầu gối xoăn lại thành từng vòng tròn sách gọi là song long nhiễu nguyệt, là tướng “vượng phu ích tử”, nếu Vĩ chấp nhận thì bỏ tiền ra mua về sẽ rõ. Vĩ gật đầu, lập tức sai gia nhân sang nhà người cô họ.

Về sau Lương Văn Vĩ làm đến chức “thái sử hàn lâm” giàu sang có một dinh thự nguy nga và nghiêm mật ở huyện Tân Hội. Còn tướng “Kim tuyến triều nguyệt” hay “Kim tuyến triều âm” là tướng bà Lã Hậu, vợ Hán Cao Tổ âm mao dài bảy thước (1 thước Tàu = 1 xích= 10 tấc = 0,23 m) óng ánh như tơ vàng. Muốn xem được các ẩn tướng này phải là nhà tướng pháp ở mức độ thượng thừa ngày xưa, có lẽ những bí kíp này nay đã thất truyền.

Quan sát tướng mỹ nhân đặc biệt đôi mắt, mắt đẹp có hai dạng: đẹp “mị” và “tú”. Mị là nét đẹp mê hoặc còn tú là nét đẹp thanh nhã. Theo tướng pháp thì mị là chiều chuộng, nũng nịu, vuốt ve, lẳng lơ còn tú là đoan trang, dịu dàng, trong sáng, hiền hòa, nhưng không kém phần hấp dẫn như đôi mắt người “Kỳ nữ” của thi sĩ Đinh Hùng:

“… Những buổi đó, ta nhìn em kinh ngạc, Hồn mất dần trong cặp mắt lưu ly, Ôi mắt xa khơi! Ôi mắt dị kỳ! Ta trông đó thấy trời ta mơ ước. Thấy cả một vầng đông thuở trước, Cả con đường sao mọc lúc ta đi, Cả chiều sương mây phủ lối ta về, Khắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớ.”…

Đàn ông thuộc Dương, đàn bà thuộc Âm nên đôi mắt đàn ông phải có thần quang tức ánh mắt có thần mạnh mẽ, ngược lại ánh mắt đàn bà phải hòa hoãn thuần tĩnh, kỵ mắt đàn bà lộ ánh mắt hung dữ khiến người đối diện phải sợ hãi, dấu hiệu của sự khắc sát chồng con, tai họa và cô độc suốt đời. Nhưng người phụ nữ có ánh mắt yếu đuối, nhát sợ, khiến người ta thương hại thì nếu được yêu chuộng cũng không tránh khỏi bị đàn ông dụ dỗ hoặc phụ bạc. Chỉ có đôi mắt hoà hoãn hiền thục, toát ra vẻ phúc hậu uy nghi mới được mọi người thân thiện, kính trọng và vị nể. Đây chính là những đặc tính của đôi mắt “tú”. Tại sao có nhiều người phụ nữ rất đẹp lại làm nghề kỹ nữ, cũng như nhiều minh tinh màn bạc, nhiều người mẫu thời trang nổi tiếng xinh đẹp (không phải nhờ vào mỹ phẩm và thời trang che lấp những khiếm khuyết trên thân thể) lại có cuộc tình sóng gió và cuộc đời bất hạnh? Đây là trường hợp mà Tướng học cổ thường nói tới là cách cục “thanh trung hữu nhân:

1-Vóc dáng xinh đẹp mà thiếu nét uy nghi: -Mặt đẹp mà tay chân thô kệch. -Hai gò má quá thấp. -Môi nhỏ, mỏng. -Da mặt trắng trẻo mà da cổ, tay chân đen sì. -Da tuy trắng nhưng quá khô. -Eo thon mà bụng dưới sệ, rốn thô. 2-Vóc dáng đẹp mà có nét nam tính, hình khắc: -Mũi to cao quá độ. -Có lông măng đậm như ria mép. -Đôi vai quá to, dầy quá mức. -Chân to hoặc chân cong, tay cong. -Dáng dấp cứng. -Ngực ưỡn. -Môi mỏng miệng rộng. -Giọng nói đục rè, giọng khàn khàn như giọng đàn ông. -Hai gò má quá cao (khắc chồng). 3-Lòng không chính: -Đôi mắt không nhìn thẳng, đong đưa hoặc liếc xéo. -Ngồi không ngay thẳng, mới tới nơi đã ngồi bịch xuống. -Cười miệng không cân phân và hở lợi, tiếng cười thô kệch. -Tiếng cười nghe thô kệch. -Hay nói bậy, nói xấu người khác. -Ăn nói không rõ ràng, các âm dính vào nhau. -Trí kém. Ngoài ra còn nhiều nét tướng nữa ảnh hưởng đến tướng cách của một mỹ nhân làm thay đổi hoàn toàn số phận họ vì con người là tổng hòa của quá nhiều mối quan hệ, đòi hỏi một cái đẹp hoàn hảo là điều “bất khả” nên người con trai vùng sông nước Nam bộ có cái nhìn thực tế hơn về “người yêu trong mộng” trong mấy câu hát sau đây: “Một thương em giỏi bán buôn, Hai thương mái tóc cài gương trên đầu, Ba thương cặp mắt bồ câu, Bốn thương môi mỏng, má bầu xinh xinh, Năm thương giọng nói hữu tình, Sáu thương trán rộng, thượng đình em cao, Bảy thương vóc liễu má đào, Tám thương da trắng hồng hào dễ ưa, Chín thương sóng mũi dọc dừa. Mười thương em đẹp mà chưa có chồng”.

TƯỚNG CÁCH VỀ PHẨM HẠNH CỦA MỸ NHÂN

Em về cắt rạ đánh tranh, Đốn tre chẻ lạt cho anh lợp nhà, Sớm khuya hòa thuận đôi ta, Hơn ai gác tía, lầu hoa một mình Ca dao

Trong xã hội bùng nổ thông tin hiện đại sự giao tiếp cũng rộng mở, nếu chúng ta biết được một số dấu hiệu tướng học của người đối diện, sẽ dễ dàng phòng ngừa và giải quyết mâu thuẩn, giúp đỡ được mọi người trong cộng đồng. Có thể xác định tính cách của mỹ nhân nếu quan sát và ghi nhận được những nét tướng sau đây: 1) Những nét tướng phản ánh tính cách tốt: -Sắc mặt vàng đỏ như ráng chiều là có mừng lớn, như mặt trời mới mọc thì vận tốt tới, sắc mặt vàng pha hồng thì mọi việc thuận lợi. -Bước đi ẩn trọng, đoan trang, người nặng mà chân bước nhẹ nhàng như chiếc thuyền chở nặng xuôi theo dòng nước dễ dàng, là tướng sang cả. -Ngồi chắc như núi, không cựa quậy, ngó ngoáy, khi đứng lên nhẹ nhàng không uể oải. Ngồi càng lâu tinh thần càng sáng suốt đều là tướng phú quý. -Ăn chẩm rãi thì phức lộc, ăn ít mà mập là khoan hậu. 2) Những nét tướng phản ánh tính cách xấu: -Ánh mắt hay liếc ngang (lườm), liếc xéo (nguýt), dù ăn nói lưu loát và dẻo cũng cần đề phòng tính tham. Mẹ em tham thúng xôi dền Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng. Em đã bảo mẹ rằng đừng Mẹ hấm (lườm) mẹ hứ (nguýt) mẹ bưng ngay vào, Bây giờ chồng thấp vợ cao. Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.( Ca dao). -Khuôn mặt, môi miệng, mũi có vẻ phúc hậu nhưng khoằm nhọn hoắt (mũi chim ưng) tính gian tham, độc ác. -Người đẹp đẽ mà da thịt lạnh là tướng dâm. -Cười hở lợi , tính nết không trung thực. -Đi thường co quắp, lệch lẹo do thiếu khí lực ở xương sống tính hạ tiện; Đi mỗi bước lại cúi đầu xuống thì gian tham. Đi vặn vẹo mình rắn gọi là xà hành, tính độc và nghèo hèn. Đi như chim sẻ nhảy (tước dược) thân phận cay đắng. Đi đầu ở trước chân, ăn hàng hoang phí. -Ngồi chưa ấm chỗ đã nghiêng nghiêng ngả ngả thì đa dâm và nghèo khổ. Ngồi mà thiếu vẻ cung kính là bất cẩn. Ngồi rung đầu gối là hiếu dâm. -Ngồi đứng rũ rượi là thần khí đã thoát, sắp chết. -Vừa ngồi xuống đã thở dài là tướng chia cách chồng hoặc bỏ chồng theo trai. Ông bà ta thường nhắc: “Ngồi buồn vuốt bụng thở dài, Nhớ chồng thì ít nhớ trai thì nhiều”. -Người đẹp mà vừa ngồi xuống đã nói huyên thuyên, hoặc hay chê bai, nói xấu, ác khẩu đều là hạng ganh tị, đố kỵ, không muốn ai hơn mình. “Ngồi buồn dở ruốc nhau ra Ruốc ông thì thối, ruốc bà chẳng thơm”. Ca dao -Ăn vội vả mà ngửa đầu lên là người ngang ngạnh, vừa ngậm đồ ăn vừa nói hoặc ăn uống phát tiếng kêu xì xụp là tướng bần tiện. Ăn mà đổ tung toé là nghèo khổ gian nan. Ăn nhiều mà gầy ốm tính cách lông bông. -Ngẩng đầu lên thấy toàn sắc xanh, đen thì làm việc gì cũng thất bại. Mặt đen sạm lại là gặp vận bĩ. A-TƯỚNG CÁCH TỐT I-TƯỚNG PHÚ QUÝ Trong xã hội nông nghiệp các nước Á Đông, cuộc đời người phụ nữ được xem phụ thuộc vào số phận người chồng, nên trong tướng pháp xem thành đạt của chồng con là một phần lớn phú quý của người phụ nữ, thậm chí người con gái giống cha được cho là tướng tốt như trong câu ca dao sau đây ông bà ta đã có kinh nghiệm: Con gái giống cha giàu ba họ, Con trai giống mẹ tệ ba đời. Qua chiêm nghiệm một số người thân, chúng tôi nhận thấy nhận xét này cũng có phần đúng. Theo các sách tướng cổ thì người phụ nữ có những nét tướng sau (càng nhiều càng tốt) là tướng phú quý.

1-Tóc đen óng chuốt, sáng, chân mày thanh có thần khí. Người phụ nữ da trắng trẻo, bộ tóc dài chấm đất, đen mượt gọi là cách “Rồng đen quấn cột ngọc” (Ô long quyển trụ) là tướng rất giàu có. 2-Trán tròn không thấp không cao, cổ dài. 3-Mặt đầy đặn, tròn như trăng rằm, quyền, trán không lộ, sắc hồng nhuận, sung sướng đến già. 4-Mắt đen trắng phân minh, cái nhìn sáng sủa, bình tĩnh, ngay thẳng và mạnh mẽ nhưng hiền hòa, khiến người đối diện phải kính nể. 5-Sống mũi thẳng và dài, ngay ngắn, cánh mũi cân xứng đầy đặn. Mũi phối hợp với lưỡng quyền thành một khối vững vàng. 6-Mang tai nảy nở, nhưng không bạnh ra phía sau. 7-Nhân trung dài, ngay ngắn, rõ ràng. 8-Miệng nhỏ, môi hơi dày và có sắc hồng tự nhiên, 9-Cằm tròn, đầy và vững vàng. 10-Tay đầy đặn, hồng hào. 11-Eo tròn, bụng tròn, lưng dầy là thân hình phúc lộc. 12-Thân thể có mùi thơm tự nhiên. 13-Ngồi chắc như núi, dung nghi đẹp đẽ. 14-Tướng đi chẫm rãi, khoan thai. 15-Tiếng nói âm hưởng trong trẻo, hơi dài. 16-Ngón tay thon, thẳng, chỉ tay mịn và rõ.

II-TƯỚNG VƯỢNG PHU ÍCH TỬ Ý nghĩa vượng phu ích tử là nói về mặt mạng vận gia đình dù về nhà chồng với hai bàn tay trắng, hoặc cả hai khởi nghiệp còn nghèo, nhưng người phụ nữ sẽ mang lại nhiều may mắn, thành đạt cho chồng về sự nghiệp và đường con cái. Người phụ nữ vượng phu ích tử cần có những nét tướng đặc biệt sau:

1-Thân hình trên dưới đều đặn, xương thịt tương xứng. 2-Ngũ quan, lục phủ cân xứng dễ nhìn. 3-Mặt tròn, đầy đặn, xinh xắn. Tóc đen, đôi má ửng hồng, da dẻ trắng hồng tươi nhuận (trắng có pha chút hồng và vàng). Tiếng nói thanh như chuông vàng và từ tốn. Thúy Vân thuộc mẫu người “vượng phu ích tử” được Nguyễn Du mô tả có các nét tướng này: “Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang, Hoa cười ngọc thốt đoan trang, Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da…” Xem tướng gương mặt phụ nữ đầy đặn phúc hậu chủ yếu ở nét cân phân, trong trường hợp người gầy thì khuôn mặt không tròn đầy được nhưng cần xương hai gò má không lộ, mặt mũi không hốc hác là tốt rồi. 4-Mắt dài, đen trắng phân minh, sáng sủa, phối hợp với chân mày thanh tú. Ánh mắt trong sáng, nhìn chính trực. 5-Mũi ngay ngắn thuộc loại mật treo (huyền đỡm tỵ) hoặc dọc dừa, tỵ lương và chuẩn đầu và tỵ lương sáng sủa, phối hợp với lưỡng quyền cân xứng vừa vặn. 6-Tai trắng và dầy, trán rộng và tròn trịa. 7- Lúc giận không dữ dằn, thô tục, lời lẽ ôn tồn. 8- Răng trắng và đều, cười tươi không lộ chân răng. 9- Bàn tay mịn đỏ hồng, ngón tay búp măng, lòng bàn tay dầy và ấm, chỉ tay mịn và rõ. Ở cổ và lòng bàn chân có nốt ruồi. 10-Rốn hoặc khu vực dưới rốn có nốt ruồi son và xung quanh khu vực bụng có thịt nổi như một vành đai là tước cách sinh quý tử bất kể diện mạo đẹp hau xấu. 11- Xương lẳn, da nhuận. 12-Đi đứng khoan thai, vững vàng, nằm ngồi đoan chính. III-TƯỚNG CAO QUÝ Người phụ nữ cao quý diện mạo không hẳn xinh đẹp, đôi khi còn dưới mức trung bình, nhưng hầu hết đều toát ra vẻ sang trọng quý phái. Các sách tướng đã đức két một số nét tướng phụ nữ cao quý như sau.

1-Tóc tốt đẹp: đen mịn, dài, mượt óng ả, không gẫy khúc cong queo. Tóc không xâm phạm vào trán làm hẹp trán. Đàn bà tốt tóc thì sang. Đàn ông tốt tóc tổ mang nặng đầu…. …Chồng yêu cái tóc nên dài, Cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn. (Ca dao). 2-Trán tròn, cao trung bình, sáng sủa không có vết sẹo, văn vết. 3-Chân mày dài, thanh nhã có thần khí. 4-Ánh mắt sáng sủa, ngay thẳng và mạnh mẽ. “Những người con mắt có ngời, Mày dài quá mắt miệng cười có duyên, Cả đời sung sướng như tiên, Có chồng có lộc có quyền giàu sang. (Ma Y TTDC). 5-Vành tai đầy đặn và hơi hồng, dái to lớn và trắng hơn da mặt. 6-Mũi thẳng và lưỡng quyền không cao không thấp phối hợp cân xứng với mũi. 7- Cổ dài, tròn, da mịn. 8-Mặt cân xứng về xương và thịt, miệng nhỏ, môi hồng, răng trắng và đều, ngay ngắn, không lộ, không úp vào trong. 9-Giọng nói trong và ấm, giọng điệu thong thả nghiêm trang. 10-Ngón tay thon và thẳng, chỉ tay mịn và rõ. 11-Ngồi ngay ngắn, chắc như núi, nhưng đứng dậy nhẹ nhàng không uể oải, dung nghi nghiêm trang. 12-Đi đứng khoan thai, không uốn éo như rắn bò. Lối đi catwalk trên sàn diễn là theo phong cách phương Tây chỉ áp dụng để trình bày thời trang, không phải lối đi đứng đời thường.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Thanh Vân (XemTuong.net)

Xem Tuong Khuon Mat –

Xem tướng khuôn mặt –

Thứ nhất, khuôn mặt chữ Do với phần thiên đình (trán) hẹp và dài, địa các (cằm) nở to tạo thành tướng cách hữu địa vô thiên. Đàn ông có khuôn mặt chữ Do, chủ về 20 năm đầu của cuộc đời cô đơn, khổ sở, di sản tổ tiên để lại không đáng kể, tự lực cánh

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

sinh, từ thuở trung niên mới có thể khá giả.

Đàn bà có tướng mặt hình chữ Do thì hay gặp cảnh khốn khổ. Nếu ngũ quan tương xứng tốt và cân xứng thì con cháu làm nên. Nếu chỉ có vẻ kiều mỹ bề ngoài mà không có vẻ oai nghiêm thì phúc lộc chỉ ở mức bình thường.

Khuôn mặt hình chữ Giáp là phần trán nở rộng và cao, cằm hẹp và dài, hình thể ẻo lả tạo thành tướng cách hữu thiên vô địa. Người có tướng này phần lớn không đủ tài lộc. Nếu thanh nhiều trọc ít thì từ nhỏ đến 25 tuổi thường được hưởng kiếp sống thanh nhành nhưng không tránh khỏi cảnh tiền phú hậu bần. Nếu ngũ quan khuyết hãm thì vãn cận lại càng thê thảm.

Khuôn mặt hình chữ Thân có phần trán trên nhỏ gọn, dưới nở, hai gò má và mi nở cả chiều ngang và chiều dọc, phần cằm hẹp mà dài. Người có khuôn mặt chữ Thân tuổi trẻ gặp nhiều vất vả. Nếu ngũ quan toàn hảo, thần thái thanh nhã thì có phần phú quý, đa thọ nhưng về già cô độc.

Khuôn mặt chữ Điền là khuôn mặt có phần trán vuông, nảy nở, phía cằm đầy đặn, vuông vắn. Người có khuôn mặt chữ Điền có vận mệnh khả quan từ trẻ đến già. Nếu có ngũ quan toàn hảo, khí chất siêu phàm thì quý hiển vô cùng.

Người có khuôn mặt chữ Điền nhưng có bộ vị ngắn, nhỏ, thân hình lùn và mập, sắc da trắng bệch thường tổn thọ. Nếu ngũ quan tuy không khuyết hãm nhưng không toàn mỹ thì chỉ có chút ít của cải.

Khuôn mặt hình chữ Đồng có tam đình trên khuôn mặt đều cân xứng, nảy nở, không có bộ vị nào hỏng về hình thức và thực chất. Đây được coi là khuôn mặt thượng cách. Đàn ông có khuôn mặt chữ Đồng thì ba giai đoạn: trẻ, trung niên và già đều hanh thông về mọi phương diện.

Đàn bà mà có tướng mặt chữ Đồng thường suốt đời được hưởng hạnh phúc, không biết đau khổ là gì.

Khuôn mặt chữ Vượng có thiên đình nảy nở cân xứng, trung đình vuông vức nhưng trơ xương, hạ đình nảy nở nhưng thịt ít, xương nhiều. Người có gương mặt chữ Vượng thường tài lộc bất toàn. Nếu ngũ quan ngắn thì có danh không có lộc, hoặc có lộc lại vô danh khó có danh lợi song toàn.

Người có khuôn mặt tròn, mắt tròn, tay tròn và miệng gần như tròn được gọi là khuôn mặt chữ Viên. Người có khuôn mặt chữ Viên mà da trắng, khí sắc trì trệ thì thường chết yểu. Nếu ngũ quan phá, liệt cách thì đời sống bệnh tật, vất vả.

Thiên đình cao mà hẹp, phần trung đình ngắn và thiếu nảy nở, phần hạ đình dài mà hẹp gọi là khuôn mặt chữ Mộc. Đây là tướng hạ cách. Nếu ngũ quan không lệch lạc, phá hãm thì thuở nhỏ có thể an nhàn nhưng về sau dần lụi bại. Đàn bà có tướng mặt như trên thì hình phu khắc tử nhưng lại rất thọ. Sự khắc chồng con và cô độc nặng nhẹ tùy theo thần khí và ngũ quan tốt xấu.

Khuôn mặt không cân xứng, thiếu ngay thẳng, ngũ quan lệch lạc thì gọi là khuôn mặt chữ Dung. Người có khuôn mặt này hình thê khắc tử, cơ khổ lênh đênh đến già.

Nếu khuôn mặt phần bên trái vuông vắn, đều đặn và nảy nở, phần cằm đầy và rộng nhưng phần lưỡng quyền thấp và hẹp gọi là khuôn mặt hình chữ Phong. Nếu thân thể hư nhược, ngũ quan bình thường thì người có khuôn mặt chữ Phong tạm đủ ăn đủ mặc, trung niên trắc trở, dần suy sụp. Thân thể hư nhược nhưng ngũ quan toàn hảo thì có thể tạm gọi là phú quý nếu thân cận với quý nhân.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Yến Nhi (XemTuong.net)

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Xem Tuoi Bo Me De Sinh Con Dua Theo Tuong Sinh Tuong Khac Cua Ngu Hanh –

Xem tuổi bố mẹ để sinh con dựa theo tương sinh tương khắc của Ngũ Hành –

Ngũ Hành của bản mệnh là yếu tố đầu tiên được xem xét đến khi chọn năm sinh con. Quy luật tương sinh tương khắc của Ngũ Hành rất đơn giản và dễ nhớ:   • Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim • Kim khắc Mộc –

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Ngũ Hành của bản mệnh là yếu tố đầu tiên được xem xét đến khi chọn năm sinh con. Quy luật tương sinh tương khắc của Ngũ Hành rất đơn giản và dễ nhớ:

• Kim sinh Thủy – Thủy sinh Mộc – Mộc sinh Hỏa – Hỏa sinh Thổ – Thổ sinh Kim • Kim khắc Mộc – Mộc khắc Thổ – Thổ khắc Thủy – Thủy khắc Hỏa – Hỏa khắc Kim

Như vậy, khi sinh con cần lựa chọn năm sinh để con không khắc với bố mẹ và ngược lại.

Ví dụ: Bố mệnh Kim, mẹ mệnh Hỏa thì có thể chọn con sinh năm có bản mệnh Thổ là hợp tương sinh nhất.

Thông thường con khắc bố mẹ gọi là Tiểu Hung, bố mẹ khắc con là Đại Hung, nếu không tránh được Hung thì nên chọn Tiểu Hung sẽ đỡ xấu rất nhiều.

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Thiên Can

Thiên Can (hay còn gọi là Can) là cách đánh số theo chu kỳ 10 năm (Thập Can) của người Trung Hoa cổ. Can cũng phối hợp được với Ngũ Hành và Âm Dương:

Can Giáp: Hành Mộc (Dương). Can Ất: Hành Mộc (Âm). Can Bính: Hành Hỏa (Dương). Can Đinh: Hành Hỏa (Âm). Can Mậu: Hành Thổ (Dương). Can Kỷ: Hành Thổ (Âm). Can Canh: Hành Kim (Dương). Can Tân: Hành Kim (Âm). Can Nhâm: Hành Thủy (Dương). Can Quý: Hành Thủy (Âm).

Trong Thiên Can có 4 cặp tương xung (xấu) và 5 cặp tương hóa (tốt), làm cơ sở để lựa chọn năm sinh phù hợp:

4 cặp tương xung (xấu):

• Giáp xung Canh • Ất xung Tân • Bính xung Nhâm • Đinh xung Quý

5 cặp tương hóa (tốt):

• Giáp – Kỷ hoá Thổ • Át – Canh hoá Kim • Bính – Tân hoá Thuỷ • Đinh – Nhâm hoá Mộc • Mậu – Quý hoá Hoả

Như vậy, năm sinh của con sẽ có thể dùng Thiên Can để so với bố mẹ dựa vào các cặp tương xung và tương hóa. Nếu Thiên Can của con và bố mẹ có tương hóa mà không có tương xung là tốt, ngược lại là không tốt.

Ví dụ: Bố sinh năm 1979 (Kỷ Mùi), mẹ sinh 1981 (Tân Dậu), con sinh 2010 (Canh Dần) thì bố mẹ và con không có tương xung cũng như tương hóa và ở mức bình thường.

Chọn năm sinh con hợp tuổi bố mẹ dựa theo Địa Chi

Địa Chi (hay còn gọi là Chi) là cách đánh số theo chu kỳ 12 năm (Thập Nhị Chi) và nói đơn giản là 12 con giáp cho các năm. Chi từng được dùng để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm, giờ ngày xưa và Chi gắn liền với văn hóa phương Đông.

Khi xem hợp – xung theo Chi, có các nguyên tắc cơ bản sau:

• Tương hình (12 Địa Chi có 8 Chi nằm trong 3 loại chống đối) • Lục xung (6 cặp tương xung) • Tương hại (6 cặp tương hại) • Lục hợp (các Địa Chi hợp Ngũ Hành) • Tam hợp (các nhóm hợp nhau)

Tương hình:

• Tý chống Mão; • Dần, Tỵ, Thân chống nhau; • Sửu, Mùi, Tuất chống nhau. • Hai loại tự hình: Thìn chống Thìn, Ngọ chống Ngọ. • Dậu và Hợi không chống gì cả.

Lục xung:

• Tý xung Ngọ (+Thuỷ xung + Hoả) • Dần xung Thân (+ Mộc xung + Kim) • Mão xung Dậu (-Mộc xung -Kim) • Thìn xung Tuất (+Thổ xung +Thổ) • Tỵ xung Hợi (-Hoả xung -Thuỷ)

Tương hại:

• Tý hại Mùi • Sửu hại Ngọ • Dần hại Tỵ • Mão hại Thìn • Thân hại Hợi • Dậu hại Tuất.

Thông thường để đơn giản trong Tương Hình, Lục Xung, người ta thường ghép thành 3 bộ xung nhau gọi là

Tứ Hành Xung:

• Tí – Ngọ – Mão – Dậu • Dần – Thân – Tỵ – Hợi • Thìn – Tuất – Sửu – Mùi

Tuy nhiên cũng không hoàn toàn chính xác. Ví dụ: Dần và Hợi không xung, Mão và Ngọ không xung, Ngọ và Dậu không xung, Tí và Dậu không xung, Thìn và Mùi không xung, Thìn và Sửu không xung.

Lục hợp:

• Tý-Sửu hợp Thổ • Dần-Hợi hợp Mộc • Mão-Tuất hợp Hoả • Thìn-Dậu hợp Kim • Thân-Tỵ hợp Thuỷ • Ngọ-Mùi: Thái dương hợp Thái âm.

Tam hợp:

• Thân-Tí-Thìn hoá Thuỷ cục • Hợi-Mão-Mùi hoá Mộc cục • Dần-Ngọ-Tuất hoá Hoả cục • Tỵ-Dậu-Sửu hoá Kim cục.

Như vậy, nếu dựa theo Địa Chi, việc chọn năm sinh, tuổi sinh cần chọn Lục Hợp, Tam Hợp và tránh Hình, Xung, Hại. Ví dụ: Bố tuổi Dần thì tránh con tuổi Thân, Tỵ, Hợi sẽ tránh được Xung của Địa Chi.

Nói tóm lại, lựa chọn năm sinh con để hợp tuổi bố mẹ có thể dựa vào Ngũ Hành, Thiên Can hoặc Địa Chi, cũng có thể dựa vào cả 3 yếu tố trên và lựa chọn phương án tốt nhất.

Tuy nhiên, các yếu tố này cũng chỉ là một phần trong cuộc đời con người, cũng có nhiều trường hợp bố mẹ khó chọn được 1 dải năm để sinh con hợp tuổi.

Do vậy không nên nhất thiết phải chọn năm để sinh, còn rất nhiều yếu tố khác như môi trường, xã hội, gia đình… hay kể cả về lý số cũng còn yếu tố Tử Vi để xem hung cát.

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Yến Nhi (XemTuong.net)

Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Ngày Không Vong Là Gì? Cách Tình Ngày Không Vong Như Thế Nào?

Việc chọn ngày tốt tránh ngày xấu từ lâu đã trở thành việc làm quan trọng và cần thiết của các dân tộc Đông phương. Người ta quan niệm rằng, khi làm các công việc quan trọng cần xem xét ngày giờ cẩn thận, bởi nếu đi vào giờ xấu, ngày xấu sẽ gây ảnh hưởng đến công việc và kết quả, do đó người ta rất kiêng kỵ.

Trong lĩnh vực học thuật có nhiều môn dự đoán nói về “Không Vong”. Tử vi Đẩu số có vị trí của Triệt, Tuần. Lục nhâm có Không Vong, Phong thủy phân ra là Đại Không Vong, Tiểu Không Vong… Phương pháp chọn ngày tốt cũng đề cập đến ngày Không Vong. Vậy Ngày Không Vong là ngày gì? Ý nghĩa bản chất và ảnh hưởng của ngày Không Vong ra sao? Cách tính ngày Không Vong như thế nào?

Ngày Không Vong là ngày gì?

Không Vong được hiểu là một trạng thái trung gian, chuyển tiếp có trường khí hỗn độn, phức tạp. Khi con người, sự vật sự việc rơi vào trạng thái biến hóa này trong chu kỳ vận động sẽ bế tắc, khó khăn, kìm hãm cản trở trong việc phát triển, thành quả đạt được không đáng mừng, thậm chí còn thiệt hại, hao tốn, mất trắng.

“Không” nghĩa là hư không, là phủ định, vô sản, thành quả thu được rất thấp. “Vong” nghĩa là mất mát, hao tốn, thiệt hại, thua lỗ.

Có nhiều môn dự đoán nói về trạng thái Không vong nhưng tất cả đều có một điểm chung đó là việc xác định Không vong ở vị trí ranh giới giữa hai chu kỳ, hai vị trí không gian, thời gian, giai đoạn phát triển.

– Phong thủy: Phân ra thành Đại không vong và Tiểu không vong

+ Đại không vong là gì: Là vị trí giáp ranh của hai hướng mà kim độ la bàn lệch khỏi chính sơn quá 7 độ.

Ví dụ như hướng Bắc (thuộc cung Khảm), hướng Tây bắc (thuộc cung Càn), tọa độ của một căn nhà là 337 độ la bàn thì so với sơn Hợi của hướng Tây bắc (Càn) nó cách vị trí chính kim là 7 độ (sơn Hợi 330 độ), so với sơn Nhâm của hướng Bắc (Khảm) thì nó chênh lệch so với chính kim độ sơn Nhâm là 8 độ (sơn Nhâm 345 độ).

Vì thế trường hợp này là phạm ngày Đại không vong. Cụ thể là nó thuộc ranh giới giữa hai hướng lớn. Nơi này có trường khí hỗn độn, phức tạp.

+ Tiểu không vong là gì: Khi vị trí hướng của công trình nằm ở ranh giới giữa hai sơn trong cùng một hướng nhưng khác nhau về thuộc tính âm dương.

Thí dụ: Sơn Cấn chính kim là 45 độ, sơn Dần chính kim là 60 độ (hai sơn này cùng thuộc hướng Đông bắc – Cấn), hướng của công trình rơi vào 52 độ, như vậy tọa độ này cách chính kim sơn Cấn là 7 độ, cách chính kim sơn Dần là 8 độ. Rất khó xác định trường khí của tọa độ này chịu ảnh hưởng của sơn nào. Nên trường hợp này chính là Tiểu không vong.

– Tử vi có xác định vị trí của hai Không vong Triệt và Tuần trên lá số. Triệt được xác định bằng can năm sinh. Tuần được xác định ở hai cung cuối cùng của tuần giáp. Trong Tử vi, nếu gặp Không vong tính chất của tinh diệu biến hóa.

Tinh diệu cát lợi miếu vượng, đắc địa sẽ bị chiết giảm, tinh diệu hung họa hoặc hãm địa sẽ được nâng đỡ, cải thiện ánh sáng, tạo ra sự cát lợi và đó là những cách đặc biệt.

Cách tính ngày Không Vong chuẩn nhất

Đối với phương pháp chọn ngày tốt, xấu. Cách xác định vị trí ngày Không vong cũng có hai tài liệu ghi chép phổ biến.

a. Theo phương pháp Lục diệu

Theo phương pháp tính Lục diệu của Gia Cát Lượng thì có sáu trạng thái vận hành phát triển theo quy luật. Sáu trạng thái đó là Đại an, Lưu niên, Tốc hỷ, Xích khẩu, Tiểu cát, Không Vong.

Tháng Giêng đầu năm khởi từ cung Đại an, lấy đó là ngày 1 rồi tính thuận chiều kim đồng hồ các ngày còn lại trong tháng. Tháng 2, tháng 3,… tháng 12 cũng tương tự như vậy.

Ví dụ ngày 12/7 âm lịch. Thì tháng 1 ngày Đại an, tháng 2 ngày Lưu niên, tháng 3 ngày Tốc hỷ, tháng 4 ngày Xích khẩu, tháng 5 ngày Tiểu cát, tháng 6 ngày Không vong, tháng 7 quay lại ngày Đại an, ngày 1 tháng 7 tính từ cung đó trở đi, đến ngày 12 rơi vào cung ngày Không vong. Nên ngày 12/7 là ngày Không vong theo phương pháp tính này.

b. Theo Lục thập hoa giáp

Theo cách tính lịch từ ngày xưa, từ thời nhà Thương bên Trung Quốc để lại mỗi một ngày mang một cặp can chi khác nhau. Có năm can âm, năm can dương. Theo lịch học của phương đông, tên của mỗi ngày, tháng, năm đều được gọi bằng tên của thiên can và địa chi.

– Theo nguyên tắc âm dương, tên của ngày gồm có: Can âm + chi âm hoặc can dương + chi dương

– Trong đó có 5 can Dương gồm Giáp Bính Mậu Canh Nhâm kết hợp với 6 chi Dương là Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất.

– Ngoài 5 can dương còn có 5 can âm gồm “Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý” và kết hợp với 6 chi âm là “Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tị, Mão”.

Như vậy khi kết hợp ta sẽ có được lục thập hoa giáp. Người xưa chia lục thập tức là 60 hoa giáp này thành 6 tuần giáp. Mỗi tuần giáp là 10 ngày tương ứng với 10 thiên can, so sánh với 12 địa chi sẽ có 2 ngày bị dư ra. Người ta gọi 2 ngày này là 2 ngày không vong.

Giáp Tý gặp hai ngày Tuất, Hợi là Không vong

Giáp Dần gặp hai ngày Tý, Sửu là Không vong

Giáp Thìn gặp hai ngày Dần, Mão là Không vong

Giáp Ngọ gặp hai ngày Thìn, Tị là Không vong

Giáp Thân gặp hai ngày Ngọ, Mùi là Không vong

Giáp Tuất gặp hai ngày Thân, Dậu là Không vong

Như vậy hai địa chi khóa đuôi, kết thúc tuần giáp và chuyển sang tuần giáp mới chính là Không vong. Cách xác định ngày Không vong như thế này giống với cách an Tuần trung không vong trong Tử vi đẩu số.

Ví dụ: Trong tháng có ngày Giáp Tý sau ngày Giáp Tý sẽ là ngày Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu đến ngày Giáp Tuất, Ất Hợi là hai ngày Không vong.

Tương tự như vậy, Trong tháng có ngày Giáp Thân tiếp nối đến vị trí ngày Ngọ, ngày Mùi kế sau đó là hai ngày Không vong.

Với bản chất tiêu tán, biến mất, hao tốn, xói mòn, hoang hủy, không tồn tại nên những ngày Không Vong dùng vào việc tiêu hủy đồ đạc cũ, lấp hang hầm cống rãnh, kết dứt điều hung hại, cởi bỏ hiềm khích, oán thù thì có lẽ sẽ cát lợi.

Giờ Không Vong là gì

Giờ Không Vong được xem là giờ không may mắn. Do đó, xuất hành vào giờ Không Vong cũng sẽ không đem lại sự tốt lành mà ngược lại còn tiềm ẩn tai hoạ.

Theo sách “Gia Cát Vũ Hầu lục nhâm thần độn” thì xuất hành vào giờ Không Vong có những điều không may mắn sau:

– Về nhà cửa: Không yên, sinh lắm chuyện buồn phiền, nhà ở hướng Đông hay hao tài tốn của, bệnh tật, tai nạn. Nếu nhà ở hướng Nam thì tốt.

– Bệnh tật: Đáng lo ngại đến bản thân, nếu trong nhà có tang tóc thì mới khỏi.

– Kiện tụng: Phải tránh xa chuyện kiện tụng, nếu có người kiện thì mình dễ thua kiện.

– Hoạnh tài: Nên an phận thủ thường, nếu cố gắng cầu tài lợi thì có thể mang họa.

– Cầu tài: Không thể cầu tài lộc vì mọi cố gắng sẽ trở nên vô ích, thậm chí còn bị thua lỗ.

– Buôn bán: Việc buôn bán gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là đi buôn vào các mùa xuân, hạ, thu. Nếu đi về phương Nam thì vận hạn có thể được giảm nhẹ.

– Mưu vọng: Không nên cầu danh vọng vào các ngày mùa xuân, thu, đông, nếu cứ làm thì có thể bị lừa gạt. Nếu mưu vọng vào mùa hạ thì kết quả bình thường.

– Xuất hành: Nếu thấy không cần thiết thì không nên đi. Nếu đi thì nên đi về hướng Nam hoặc hướng Tây và phải đi vào ban ngày. Tuyệt đối không đi về hướng Đông Nam, kỵ đi vào ban đêm.

– Vọng tín: Không tin tức, nếu có tin thì đó là tin không lành.

– Hôn nhân: Hôn nhân sẽ không thành nếu có thành thì kết quả sẽ có nhiều rắc rối.

– Tử tức: Sẽ muộn con hoặc con cái khó nuôi.

– Sinh đẻ: Sẽ nguy hiểm đến tính mạng, nhất là sinh vào mùa đông.

– Mồ mả: Nếu đặt mồ mả vào giờ Không Vong thì sẽ không yên mà bị động.

– Súc vật: Súc vật nuôi trong gia đình thường dễ bị bệnh dịch, khó chăn nuôi.

– Thi cử: Thi cử khó đỗ đạt.

– Thất vật (mất đồ): Nếu bị mất của thì sẽ không thể tìm thấy thậm chí còn có thể gặp chuyện rắc rối trong quá trình tìm kiếm.

– Danh vọng: Không thể cầu danh vọng.

Giờ Không Vong rơi vào những ngày:

Ngày Giáp – Kỷ: Giờ Thân và giờ Dậu

Ngày Ất – Canh: Giờ Ngọ và giờ Mùi

Ngày Bính – Tân: Giờ Thìn và giờ Tị

Ngày Đinh – Nhâm: Giờ Dần và giờ Mão

Ngày Mậu – Quý: Giờ Tý và giờ Sửu

Những ngày Không Vong theo từng tháng trong năm Mậu Tuất 2018

Tháng 1 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào ngày 12, 13

Tháng 2 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào ngày 21, 22

Tháng 3 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào ngày 11, 12

Tháng 4 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào ngày 12, 13

Tháng 5 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào ngày 22, 23

Tháng 6 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào ngày 09, 10

Tháng 7 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào ngày 11, 12

Tháng 8 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào ngày 20, 21

Tháng 9 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào ngày 07, 08

Tháng 10 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào ngày 17, 18

Tháng 11 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào các ngày 18, 19

Tháng 12 năm 2018 dương lịch: Ngày Không Vong rơi vào các ngày 14, 15

Ngọc Hân!