Top 6 # Xem Tướng Tỷ Phú Jack Ma Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Ica-ac.com

Bí Quyết Khởi Nghiệp Thành Công Từ Tỷ Phú Jack Ma

BƯỚC ĐẦU KHỞI NGHIỆP

Jack Ma sinh năm 1964 tại Hàng Châu, Trung Quốc. Là một trong những doanh nhân thành công nhất thế giới, công ty thương mại điện tử Alibaba của ông có hơn 100 triệu khách hàng giao dịch mỗi ngày, tổng tài sản của Jack Ma tính đến thời điểm này là hơn 20.4 tỷ USD.

Nhưng trước khi trở thành người giàu nhất Trung Quốc, Jack Ma đã trải qua những năm tháng tuổi trẻ đầy cơ cực. Vốn chỉ có niềm đam mê duy nhất với tiếng Anh, Jack Ma học hành các môn khác rất lẹt đẹt, đặc biệt là toán, trong buổi phỏng vấn với trang Charlie Rose, ông tiết lộ đã thi tốt nghiệp đại học môn toán 3 lần mới được ra trường.

Khi học cấp 3, chàng trai Jack Ma chỉ học duy nhất môn tiếng Anh, ông học dốt hầu như tất cả các môn khác.

Sau đó Jack Ma đi xin việc ở 30 công ty thì đều bị từ chối, trong số đó có cả vị trí… bán hàng của hãng đồ ăn nhanh KFC.

“Đó là năm đầu tiên KFC mở cửa hàng ở Trung Quốc, tôi nhớ là có 24 người đi xin việc hôm ấy, và 23 người được nhận… ” – Jack Ma chia sẻ với Charlie Rose về kỷ niệm không vui vẻ của mình.

Sau khi thất bại thảm hại trong công cuộc… xin việc, Ma được trường đại học tỉnh Hàng Châu nhận vào làm và trở thành thầy giáo dạy tiếng Anh, thu nhập của siêu tỷ phú lúc ấy là…12 USD (250 nghìn đồng) một tháng.

TÌM RA PHƯƠNG HƯỚNG LẬP NGHIỆP (ALIBABA)

Dù không có kinh nghiệm nào về máy tính hay lập trình, Jack Ma vẫn bị internet làm cho mê hoặc khi lần đầu tiên sử dụng nó trong chuyến đi tới Mỹ năm 1995. Khi đó ông làm việc cho một công ty dịch thuật và sang Mỹ để đòi lại một khoản tiền. Từ khóa đầu tiên của Jack Ma là “beer” nhưng ông ngạc nhiên khi biết không có một loại bia nào của Trung Quốc nằm trong kết quả tìm kiếm. Đó là lúc ông quyết định sẽ thành lập một công ty internet cho Trung Quốc.

Không lâu sau, dịch vụ mua sắm của Jack Ma thu hút thành viên trên khắp thế giới. Đến tháng 10/1999, công ty đã kêu gọi được 5 triệu USD từ Goldman Sachs và 20 triệu từ SoftBank – một công ty viễn thông Nhật Bản chuyên đầu tư vào các công ty công nghệ.

“Chúng ta sẽ làm được bởi chúng ta còn trẻ, và chúng ta sẽ không bao giờ, không bao giờ từ bỏ”, Jack Ma từng nói với các nhân viên của mình.

Tỷ phú Trung Quốc chia sẻ ông luôn cố gắng duy trì một không khí làm việc thoải mái, vui vẻ ở Alibaba. Đầu những năm 2000, khi công ty quyết định thành lập sàn giao dịch trực tuyến Taobao, Jack Ma cùng các nhân viên thực hiện động tác trồng cây chuối trong giờ nghỉ trưa để giữ cho năng lượng luôn tràn đầy.

Năm 2005, Yahoo đầu tư 1 tỷ USD vào Alibaba để đổi lấy 40% cổ phần công ty. Đây là một số tiền rất lớn đối với Alibaba bởi thời điểm đó. Đến năm 2013, Jack Ma từ bỏ vị trí giám đốc Alibaba để trở thành chủ tịch điều hành.

Alibaba chính thức bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) vào tháng 9/2014 và huy động huy động được số tiền kỷ lục 25 tỷ USD.

THÁCH THỨC KHI KHỞI NGHIỆP

Khi Ma thành lập Alibaba năm 1998, ông gặp rất nhiều khó khăn về tiền bạc, công ty của ông lỗ vốn liên tục trong 3 năm đầu tiên. “Người khổng lồ” Alibaba khởi nghiệp với 17 thành viên và ai cũng nghèo rớt mồng tơi. Chẳng ai dám nghĩ sẽ có ngày Alibaba trị giá 160 tỷ USD như bây giờ.

Thách thức lớn nhất của Jack Ma lúc đó là chẳng có ngân hàng nào chịu chuyển tiền cho Alibaba, thế là ông quyết định tự xây dựng nên hệ thống chuyển tiền riêng, đó là Alipay, hệ thống thanh toán khổng lồ chỉ đứng sau Paypal bây giờ.

“Rất nhiều người bảo tôi Alipay là một ý tưởng ngu ngốc, nhưng tôi chả quan tâm, vẫn có người dùng thì ngu cũng được” – Jack Ma chia sẻ về ý tưởng táo bạo của ông.

Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 800 triệu người sử dụng Alipay để thanh toán trực tuyến, nếu Jack Ma nghe theo những lời ngăn cản, thì đế chế của ông đã không thể thành công như ngày hôm nay.

Sau khi Ebay “tấn công” Trung Quốc năm 2000, một lần nữa Jack Ma lại đánh cược đời mình bằng dự án Taobao, ông tham vọng Taobao sẽ hạ bệ được Ebay tại thị trường Trung Quốc và ông đã làm được điều đó, Taobao bây giờ đã nằm trong top 20 trang web có lượt truy cập cao nhất thế giới.

KHÔNG NẰM MÃI TRÊN “VÒNG NGUYỆT QUẾ”

Sau 19 năm thành lập, công ty này trở thành đế chế trị giá vài trăm tỷ USD. Thế nhưng “ông trùm” thương mại điện tử Jack Ma lại vừa tuyên bố sẽ từ chức và chọn CEO Daniel Zhang là người kế nhiệm để điều hành tập đoàn Alibaba. Theo kế hoạch, “ngọn đuốc” của Alibaba sẽ được chính thức trao cho ông Daniel Zhang vào ngày 10/9/2019.

Tuyên bố chuyển giao “quyền lực” diễn ra đúng thời điểm “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba kỷ niệm 20 năm ngày thành lập và cũng chính vào dịp sinh nhật lần thứ 54 của Jack Ma.

Dù trao chức Chủ tịch Alibaba cho ông Daniel Zhang – người đang đảm nhận vị trí CEO của tập đoàn nhưng Jack Ma vẫn sẽ nằm trong hội đồng quản trị cho tới cuộc họp đại hội đồng cổ đông của Alibaba vào năm 2020.

Jack Ma dự định tiếp tục vai trò của mình với tư cách là nhà sáng lập và có quyền bổ nhiệm hầu hết các vị trí nhân sự quan trọng của Alibaba mặc dù ông không nắm giữ đa số cổ phần.

BÀI HỌC KINH DOANH ĐÁNG HỌC HỎI TỪ TỶ PHÚ JACK MA 1. “Nếu bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm đi”

Không thể phủ nhận sự nổi tiếng và độ lan tỏa trong từng lời nói và những triết lý sâu xa của Jack ma trong các buổi trao đổi, tọa đàm cũng những bạn sinh viên khắp thế giới. Rất nhiều ngôi trường hàng đầu và những nước ngoại giao đã mời Jack Ma tham gia những cuộc trao đổi, trò chuyện cùng các bạn học sinh, sinh viên để khơi nguồn cảm hứng cho các bạn sinh viên phấn đấu, đồng thời mở ra chia sẻ triết lý sâu sắc về sự nghiệp, về cuộc đời con người.

Chính sự nghiệp học tập không mấy thành công của ông được rất nhiều người quan tâm. Ông là một trong những tỷ phú hiếm hoi thường xuyên diễn thuyết, trò chuyện với các bạn sinh viên trong và ngoài nước. Với những phát ngôn cực chất về sự phấn đấu và nỗ lực trong việc tìm kiếm cơ hội và phát triển tương lai.

Tỷ phú Trung Quốc từng dặn các sinh viên hãy cố gắng học hành tử tế ở tuổi 20 và khi ở tuổi 30 hãy theo học một người nào đó tài giỏi. Ông cho rằng, mỗi người đều có những giai đoạn, những thời điểm thất bại và thành công cho riêng mình.

2. Hãy sai lầm nhưng đừng sai lầm để gục ngã, sai lầm phải biết đứng dậy

Đừng nhìn cách ông ấy thất bại hay thành công mà hãy nhìn cả quá trình Jack Ma phấn đấu để đạt đến thành công. Jack Ma cho rằng, ông có thể kém cỏi khi học tất cả các môn học trên ghế nhà trường trừ tiếng anh nhưng ông giỏi ở thứ cần giỏi và nó đã giúp ông thành công.

Mọi người giàu có và thành đạt như Jack Ma, lại luôn hy vọng thế hệ trẻ không nên khi dễ việc học hành. Ông từng có những năm tháng ê chề trong quá khứ vì chuyện học tập và mong muốn từ đó sẽ rút ra những lời khuyên từ cuộc đời mình để giúp các bạn trẻ trưởng thành không cần phải mất quá nhiều thời gian lòng vòng tìm kiếm cơ hội mãi mới mỉm cười như ông.

Đối với ông, thành công hay thất bại không cách nhau là bao. Bạn nên nhớ rằng “Hôm nay khó khăn, ngày mai còn tồi tệ, nhưng ngày kia, mọi thứ sẽ tuyệt vời”. sự thành công luôn ở lẩn quẩn đâu đấy xung quanh chúng ta, chỉ là chúng ta không chịu khởi động, vận hành, thất bại, lạc quan rồi lại tiếp tục vòng quay ấy cho đến khi thành công, đây là bài học kinh doanh của Jack Ma muốn gửi gắm đến các bạn trẻ.

Tỷ phú Trung Quốc khuyên các bạn trẻ: “Nếu bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm đi. Đừng lo lắng. Ngã thì lại dậy. Bạn thất bại, bạn lại đứng lên”

Còn trẻ, con người có quyền phạm sai lầm, biến đó thành trải nghiệm, tài sản tích lũy cho quá trình thành công. Với những con người vĩ đại như Jack ma, thành công không bao giờ dựa vào may mắn, ngoại hình hay những lời châm chọc, dèm pha. Mà là khi chúng ta hết cố gắng.

3. “Đừng than vãn, hãy nghe người khác than phiền”

Cách đây 20 năm, như bao bạn trẻ bế tắc trước cánh cổng cuộc đời, cậu thanh niên ấy cũng từng than thở, oán trách. Ông chán ghét Bill Gates tài giỏi, oán than xã hội bất công, rồi cũng rơi vào những thảm cảnh với hoàng loạt câu từ chối tuyển dụng. Thế nhưng khác với người khác, ông ngồi và suy nghĩ về nguyên nhân tại sao bản thân lại thất bại.

Chỉ khi ông dừng việc kêu than và oán trách, đổ lỗi cho người khác, ông mới nhận ra những hành động này thật ngu ngốc và tốn thời gian, nó chẳng giúp ông giải quyết được điều gì và thay đổi được sự thật phũ phàng ngoài kia. Hơn thế nữa, Jack ma còn ngộ ra một đạo lý để trở thành con người với những triết lý nhân sinh sâu sắc, đó chính là lắng nghe từ chính những lời than phiền của người khác.

4. Đừng đi theo cái bóng của một ai

Mỗi câu ca thán đều cất dấu một câu hỏi tại sao cần giải đáp. Và khi đã tìm thấy câu trả lời cho nó, thì nút thắt sẽ được tháo gỡ và thành quả chỉ còn là vấn đề thời gian. Không vô lý bạn, đó chính xác là con đường Jack Ma trở thành tỷ phú, kiên nhẫn lắng nghe lời than phiền của người khác, tìm cách giúp đỡ và làm giàu cho chính mình.

ở Jack Ma ta học được sự kiên trì và tinh thần lạc quan hiếm thấy. Ông tự tìm kiếm cơ hội cho chính mình, tự rèn luyện vốn tiếng anh thật tốt, bỏ mặc mọi lời dèm pha của người khác, lắng nghe những câu chuyện kêu than của xã hội, kiếm tiền như vũ bão nhờ tinh thần, sự dũng cảm và sức chịu đựng bền bỉ từ chính đôi bàn tay gầy gò ấy.

Con đường mà Jack khuyên chúng ta, những thanh niên tương lai của đất nước không phải là học theo cái bóng của ông, mà là cách để lựa chọn một sự bắt đầu cho những thành công sắp tới. Với Jack, thất bại là khi và chỉ khi dừng tiến về phía trước.

không phải ngẫu nhiên mà Jack Ma quan tâm đến các bạn sinh viên, vì đối với ông, người trẻ là hạt giống xây dựng đất nước, xã hội. Thứ mà mỗi người là tuổi trẻ đều có chính là sức lực và nhiệt huyết. Chính vì thế, ông luôn tâm niệm người trẻ nên cống hiến hết mình, học tập, lao động vinh quang và đừng ngại vấp ngã bởi những thất bại. Bài học kinh doanh từ Jack Ma này bản thân tôi rất tâm đắc.

5. “Không có nhân viên kém, chỉ có lãnh đạo tồi!”

Quan điểm của Jack Ma, tài sản quý báu nhất của công ty chính là nhân tài.

Jack Ma từng nói rằng: “Nguyên tắc để tài năng của một người thực sự phát huy tác dụng giống như việc kéo xe, nếu một người kéo về phía bên này, một người kéo về phía bên kia ắt sẽ hỏng hết việc. Vai trò của tôi tại công ty giống như xi măng, gắn kết nhiều nhân tài ưu tú để họ cùng nhìn về một hướng.

Cụ thể, ta có thể thấy tại Alibaba, mỗi nhân tài đều được bố trí những vị trí công việc phù hợp. Trong quan niệm lãnh đạo của Jack ma có một câu nói: “Đại tài tiểu dụng” hoặc “Tiểu tài đại dụng” đều là vật cản trong quá trình hướng tới thành công. Người lãnh đạo nên biết phát huy sở trường của nhân viên, còn bản thân cần biết quản lý một cách khoa học là được. Khi bồi dưỡng cán bộ quản lý đội ngũ, tôi yêu cầu họ xử lý dứt điểm vấn đề trước khi vấn đề phát sinh. Bạn đưa ra bất cứ quyết định nào cũng đều sẽ ảnh hưởng đến tình hình của công ty từ 3 – 6 tháng.

Có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá nhân tài nhưng nhân viên được Jack ma tuyển dụng vào Alibaba không phải nhân tài theo nghĩa thường dùng, ông cho rằng: “Nếu sử dụng 6 tháng mà vẫn chưa tìm ra người thay thế mình, chứng tỏ công tác tuyển dụng có vấn đề. 6 tháng không tìm được người chứng tỏ bạn không biết dùng!

Lãnh đạo phải khai thác được tố chất ưu việt nhất từ mỗi nhân viên. Bạn cần tìm ra những ưu điểm mà ngay bản thân họ cũng không biết, đó mới là sự lợi hại của người lãnh đạo.”

Đặc trưng của những nhân tài trong công ty Alibaba bao gồm: Tài năng, kết quả công việc xuất sắc, giá trị quan tương đồng với công ty, có tinh thần làm việc nhóm, là những nhân tài mà doanh nghiệp thật sự cần.

Tuy nhiên trong bối cảnh bộ máy nhân sự ngày càng phình to, rất khó đảm bảo ai nấy đều hội tụ đủ những đặc trưng nêu trên, thế nhưng tiêu chuẩn tuyển lựa ấy giúp Alibaba thu hút được rất nhiều nhân tài.

6. Nhân tài là sự sống của doanh nghiệp

Trên thực tế ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp, Jack Ma đã ý thức được tầm quan trọng của nhân tài đối với sự phát triển của công ty. Nhìn đội ngũ “đánh đông dẹp bắc” của Jack Ma có thể thấy đều là những người ưu tú.

Họ tài giỏi, dũng cảm, có nguyên tắc riêng của bản thân, dốc toàn tâm toàn lực vì công ty mà không tính thiệt hơn, nguyện phấn đấu hết mình vì giấc mơ chung. Với những nhân viên như vậy, Jack ma hết lòng đối đãi tốt với họ.

“Đối với Alibaba, quyền cổ đông hay tiền bạc đều không thể sánh với nhân tài. Những nhân viên có giá trị quan và văn hoá làm việc tương đồng là tài sản đáng nhất của công ty. Lãi suất ngân hàng hiện tại là 2%, nếu đầu tư số tiền đó cho các nhân viên để họ bồi dưỡng, vậy tài sản do nhân viên làm ra sẽ không dừng lại ở con số 2%”.

Trên thực tế bạn có thể thấy nhiều công ty thất bại trong quá trình cạnh tranh không hẳn vì vấn đề thiếu vốn, xét từ góc độ nào đó, một trong những tác nhân trực tiếp là lãnh đạo công ty không có phương pháp quản lý và dùng người đúng đắn.

Như thế, nếu bạn đang quản lý doanh nghiệp và chưa thấy sự thành công nào có phải chăng bạn nên xem xét lại cách dùng người của mình? Đây có lẽ là bài học kinh doanh của Jack Ma đáng suy ngẫm.

7. “Bạn không thể tự làm mọi thứ mà không có sự giúp đỡ của người khác”

Chúng ta có thể là những người tự lập, có thể tự đối diện với nghịch cảnh và tự gặt hái thành công, nhưng bạn không thể làm điều đó một mình. Mọi thành công bạn có được đều có một nền tảng nhất định mà ở đó, bạn được hưởng “quyền lợi” từ sự đóng góp của người khác.

Đó là trường học, là cách bạn được nuôi dưỡng, giáo dục, là cơ sở hạ tầng hỗ trợ,… luôn có những người đi trước đã đặt nền móng cho những người đến sau.

Quan điểm này của Jack Ma hoàn toàn giống như một bài phát biểu của Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2012 – những lời nói khiến không ít người tức giận vào thời điểm đó. Có rất nhiều người Mỹ giàu có, thành công đồng ý với tôi rằng họ muốn đền đáp lại một thứ gì đó. Họ biết rằng thành công của họ không đến từ các nhân.

Bạn không tự làm được việc đó. Sẽ có người nghĩ, tôi thông minh thế này cơ mà. Đúng, nhưng ngoài kia có bao nhiêu người thông minh đấy. Người khác lại nghĩ, tôi thành công vì tôi chăm chỉ hơn bất kỳ ai khác. Đấy là bạn chưa biết ngoài kia có hàng tá người cũng cần mẫn, miệt mài mỗi ngày thôi.

Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp thành công, nó càng không phải bạn tự làm ra. Mà ai đó đã lao động, ai đó đã phát triển hệ thống internet tốc độ cao,…

Bộ phim không thành công vì một diễn viên, nó còn phụ thuộc vào một đội ngũ hùng hậu phí sau. Vì thế, bạn đừng nghĩ rằng thành công này là do mình bạn tạo ra, nhiều cái đầu thì chắc chắn sẽ sáng tạo hơn một người. luôn ghi nhớ, không ai có thể tự làm mọi thứ.

Bạn có thể thấy mấu chốt thành công ở đây là Jack Ma có tham vọng, có hoài bão và dám thực hiện ước mơ của mình dù bị nhiều người, thậm chí là người thân phản đối. Ông luôn tâm niệm rằng thành công hay thất bại không quan trọng, quan trọng là những bài học mà bạn nhân được, đó là một dạng của thành công.

Jack Ma Định Hướng Sự Nghiệp Cho Các Bạn Trẻ

Tóm gọn lại, ông đưa ra bốn câu hỏi then chốt mà thế hệ trẻ cần phải suy nghĩ và ghi nhớ:

+ Khả năng phục hồi là gì? Chỉ khi đã nếm trải đủ sự khó khăn, lời than trách, bất bình và những thất vọng, bạn mới hiểu thế nào là khả năng hồi phục.

+ Nhiệm vụ của bạn là gì? Để siêng năng hơn, chăm chỉ hơn và tham vọng hơn người khác.

+ Chỉ những người ngốc mới dùng miệng để nói. Người thông minh sử dụng bộ não còn người khôn ngoan thì biết dùng trái tim.

+ Bên cạnh đó, Jack Ma cũng khuyên người trẻ nên phát triển sự nghiệp theo một khung nhất định.

Dựa vào sự nghiệp của mình, ông đã phác họa một khung sự nghiệp theo độ tuổi khiến nhiều người phải gật gù tâm đắc sau khi đọc xong:

– 20 đến 25 tuổi: Tìm cho mình một người thầy giỏi, học hành chăm chỉ và không ngừng tích lũy kinh nghiệm.

+ Ngoài ra, bạn trẻ cũng đừng sợ mắc sai lầm, hãy cứ đương đầu với những thử thách, thất bại lại đứng lên. Jack Ma nhấn mạnh: “Nếu bạn đang 25 tuổi, hãy cứ sai lầm đi.

+ Đừng lo lắng. Ngã thì lại dậy. Bạn thất bại, bạn lại đứng lên”.

– 25 đến 30 tuổi: Tìm cho mình một ông chủ giỏi và cũng nên xin vào một công ty nhỏ.

+ Ông chủ giỏi sẽ dạy chúng ta nhiều điều bổ ích, còn công ty nhỏ sẽ giúp chúng ta biết đam mê, biết làm nhiều việc một lúc.

– 30 đến 40 tuổi: Làm những việc mình giỏi và thành thạo.

Theo Jack Ma, khi bước vào độ tuổi này, bạn cần xác định được công việc bạn đang làm có phải công việc yêu thích của bạn hay không. Nếu có, hãy tập trung vào nó.

– 40 đến 50 tuổi: Làm công việc bạn giỏi nhất. Vào độ tuổi này, bạn nên tập trung mọi thứ để phát triển việc bạn giỏi nhất, và cũng đừng nhảy việc nữa vì đã quá trễ rồi.

– 50 đến 60 tuổi: Dành thời gian và cơ hội để đào tạo những người trẻ tuổi bởi theo Jack Ma, lớp trẻ đầy nhiệt huyết và năng động nên khi bạn giúp đỡ họ, họ cũng sẽ giúp bạn làm tốt việc của mình và thăng tiến hơn.

– Ngoài 60 tuổi: Dành thời gian vui chơi với con cháu.

Jack Ma cũng chia sẻ thêm rằng ông luôn tin vào hai nguyên tắc: Thái độ của bạn quan trọng hơn khả năng của bạn.

Giống như vậy, quyết định của bạn cũng quan trọng hơn những khả năng bạn có.

“Muốn thành công, hãy học hỏi từ những sai lầm của người khác, đừng chỉ học từ những câu chuyện thành công”

Jack Ma chia sẻ rằng hiện giờ các lớp dạy thành công nói quá nhiều về bí quyết dẫn tới thành công nhưng không hoặc chẳng mấy khi nói tới thất bại. Tuy nhiên, những câu chuyện thành công của người khác sẽ chỉ truyền cảm hứng để chúng ta cố gắng phấn đấu, những thất bại của họ mới là kho báu quý giá.

Tấn Phát

Tỷ Phú Jack Ma Vốn Là Người Học Kém Môn Toán

Jack Ma, 50 tuổi, sáng lập viên tập đoàn Trung Quốc Alibaba hôm 19/9 có đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất trong lịch sử Mỹ, nói rằng, cảm hứng làm việc của ông đến từ nhân vật chính trong phim Hollywood nổi tiếng “Forrest Gump”.

“Tôi thích chàng trai đó (nhân vật Forest Gump có chỉ số IQ thấp, do Tom Hank thủ diễn). Mỗi khi nản chí, tôi lại xem phim đó. Đến nay xem khoảng 10 lần”, Jack Ma (Mã Vân), 50 tuổi, nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC hôm 19/9. Chủ tịch Alibaba nói rằng, bài học mà ông rút ra từ “Forest Gump” là “dù mọi thứ có thay đổi thế nào, bạn vẫn là bạn. Tôi vẫn là tôi của 15 năm trước, khi tôi mỗi tháng chỉ kiếm được 20 USD”.

Dốt toán, hai lần thi trượt đại học

Jack Ma được sinh ra hai năm trước khi cách mạng văn hóa Trung Quốc bắt đầu ở Hàng Châu – thành phố hiện có 8,7 triệu dân với nhiều hồ đẹp. Bố mẹ ông là diễn viên kịch truyền thống.

Theo China Daily, bố mẹ ông không được học hành đến nơi đến chốn; bố dựa vào lương hưu mỗi tháng 40 USD để nuôi sống gia đình. BBC đưa tin, hồi đi học, Ma học toán kém nhưng giỏi tiếng Anh, thường hướng dẫn du khách tại các điểm đến ở Hàng Châu. Ma thi trượt đại học hai lần, đến lần thứ ba mới đỗ. Sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh trường Hàng Châu năm 1988, ông dạy tiếng Anh nhiều năm ở Viện Kỹ thuật điện tử Hàng Châu, với thu nhập 12 USD/tháng.

Ma lần đầu tiếp xúc Internet vào năm 1995 trong một chuyến đi ngắn tới thành phố Seattle của Mỹ. Ông kể rằng, mình đã tìm từ “beer” (bia) trên Yahoo! và nhanh chóng bị ám ảnh bởi mạng máy tính toàn cầu. “Lần đầu tiên sử dụng internet, tôi nghĩ đây chính là thứ sẽ thay đổi thế giới, thay đổi Trung Quốc”, Jack Ma trở lời phỏng vấn CNN.

Sau đó, ông thành lập công ty internet đầu tiên của mình – một danh bạ trực tuyến tên là China Pages, nhưng năm sau đã từ bỏ, sau khi chính quyền ép thành lập liên doanh với một doanh nghiệp nhà nước. Năm 1999, trong căn hộ ở Hàng Châu, Ma cùng 17 người bạn thành lập Alibaba với số tiền 60.000 USD. Thời điểm đó, thương mại điện tử là một khái niệm mơ hồ ở Trung Quốc. “Tôi tự gọi mình là gã mù cưỡi lưng cọp mù”, ông nhớ lại.

15 năm sau, Alibaba trở thành người khổng lồ internet và ông Ma lọt vào hàng ngũ những người giàu nhất Trung Quốc. Ngày 19/9, Alibaba chào sàn chứng khoán New York với giá khởi điểm 68 USD/cổ phiếu, nhưng ngay sau đó được giao dịch ở mức 92,7 USD, vì nhiều nhà đầu tư hy vọng kiếm lời từ tầng lớp trung lưu ngày càng đông của Trung Quốc. Đợt IPO này biến Jack Ma trở thành người đàn ông giàu nhất Trung Quốc.

Tính đến cuối tháng trước, theo chỉ số tỷ phú của Bloomberg, ông sở hữu khối tài sản 21,9 tỷ USD. Ông có 9% cổ phần trong Alibaba. Ông Ma nói rằng, Alibaba vẫn tập trung vào lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ. Alibaba sẽ dành 21,8 tỷ USD thu được từ IPO để thực hiện mục tiêu này tốt hơn. “Bất kỳ điều gì có thể giúp đỡ doanh nghiệp nhỏ lớn mạnh, chúng tôi đều xem xét”, ông Ma nói với Bloomberg.

Đưa võ thuật vào văn hóa doanh nghiệp

Ông Ma khuyến khích, truyền cảm hứng cho các nhân viên về sự cống hiến hết mình. Nhiều người so sánh ông với Steve Jobs – đồng sáng lập viên Apple, dù Jack Ma áp dụng cách quản lý cởi mở hơn.

Là người say mê Thái cực quyền, Jack Ma vận dụng võ thuật Trung Quốc trong cả chiến lược kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Porter Erisman, cựu quản lý Alibaba, người từng làm phim tài liệu “Cá sấu sông Dương Tử” về tập đoàn này, nhận định, ngoài tiếp thu bài học thành công của Thung lũng Silicon, Jack Ma vận dụng linh hoạt nhiều đặc điểm của võ thuật Trung Quốc như linh hoạt, chấp nhận rủi ro, sáng tạo…?

Trong một cuộc phỏng vấn với một giáo sư kinh doanh Đại học Washington (Mỹ) năm ngoái, Ma sử dụng nhiều ký hiệu để miêu tả triết lý quản lý của mình, trong đó có hình ảnh cá ở trong ao và các thỏi vàng từ trên trời rơi xuống. Ông nói rằng, phong cách quản lý của mình là sự kết hợp của các lời giáo huấn của đạo Lão, đạo Phật, đạo Khổng và Thái cực.

Khi Alibaba nộp đơn IPO trên thị trường chứng khoán Mỹ, Ma gửi lời nhắn tới hơn 20.000 nhân viên. “15 năm trước, 18 người sáng lập Alibaba đã quyết định thành lập một công ty internet toàn cầu của người Trung Quốc, với hy vọng nó sẽ trở thành một trong 10 công ty internet lớn nhất thế giới, tồn tại 102 năm”.

Ngày 19/9, Jack Ma nói với CNBC rằng, ông hy vọng Alibaba sẽ “lớn hơn Wal-Mart” và có tác động lớn đối với thế giới. “Chúng tôi có một giấc mơ. Chúng tôi hy vọng mọi người sẽ nói rằng, Alibaba là một công ty giống như Microsoft, giống như IBM”, ông nói.

Người Trung Quốc đang sôi sục với tin đồn Jack Ma có kế hoạch rời bỏ quê hương mãi mãi. Ngày 16/9, tạp chí kinh tế Hong Kong Economic Journal đưa tin, ông chủ Alibaba có kế hoạch chuyển tới Hong Kong vào năm sau theo một chương trình nhập cư dành cho nhà đầu tư. Tin này lan truyền với tốc độ chóng mặt trên các site truyền thông xã hội Trung Quốc. Thống kê gần đây cho thấy, 47% triệu phú Trung Quốc có kế hoạch ra nước ngoài sinh sống.

Mới đây, ông Ma xuất hiện trước các phóng viên Hong Kong, nói mình không có kế hoạch thay đổi nơi sinh sống. “Hàng Châu là nơi tôi sinh ra, đi học và khởi nghiệp”, ông nói. Người sáng lập Alibaba nói thêm rằng, ông không có thành kiến đối với những công dân Trung Quốc rời quê hương ra nước ngoài hoặc Hong Kong định cư. “Tôi thích các bạn bè tôi ở Hong Kong, khí hậu và đồ ăn ở đó.”, ông Ma nói.

Tập đoàn Alibaba bao gồm chúng tôi (giống Amazon) và Taobao (giống Ebay). Hiện nay, Alibaba mỗi quý tạo ra 2 tỷ USD lợi nhuận. Alibaba chiếm 80% thị phần thương mại điện tử của Trung Quốc và hơn 50% thị phần chuyển phát hàng của nước này.

Mấy tháng gần đây, ông Ma đẩy Alibaba vào những lĩnh vực mới để hoạt động đa ngành như đặt chỗ du lịch, ứng dụng tìm đường, nhạc trực tuyến, bóng đá… Thành công của ông Ma được ca ngợi sau khi Taobao qua mặt eBay trên thị trường Trung Quốc, buộc site đấu giá Mỹ này rút phần lớn hoạt động khỏi Trung Quốc vào năm 2006.

Áp Lực Dồn Dập Cho Alibaba Từ “Sự Biến Mất Bí Ẩn” Của Tỷ Phú Jack Ma

(Tổ Quốc) – Các doanh nghiệp của ông Jack Ma hiện đang chịu áp lực lớn xung quanh các đồn đoán gần đây về sự biến mất của vị tỷ phú nổi tiếng Trung Quốc này.

Theo hãng CNN, các thông tin về người đồng sáng lập đế chế công nghệ thành công nhất Trung Quốc và là doanh nhân tỷ phú huyền thoại đang trở nên “im ắng” vì sự vắng mặt trong suốt nhiều tháng qua.

Tỷ phú Jack Ma đã không xuất hiện trước công chúng hay truyền thông xã hội từ cuối tháng 10/2020 chỉ sau một tuần công bố niêm yết trên thị trường chứng khoán và công ty công nghệ tài chính của tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba – Ant Group đã phải dừng phiên phát hành cổ phiếu đầu tiên ngay sau khi ra mắt công chúng (IPO).

Theo CNN, sàn chứng khoán Trung Quốc đã ra lệnh tạm dừng phiên phát hành cổ phiếu IPO được kỳ vọng đạt giá trị 37 tỉ USD của công ty tài chính Ant Group.

Trong khi đó, tập đoàn Alibaba cũng bị tiến hành điều tra vì cáo buộc có hành vi độc quyền. Tờ báo Wall Street Journal đưa tin vào tuần trước rằng Bắc Kinh đang muốn thu hẹp quy mô đế chế của tỷ phú Jack Ma.

Theo tờ Finacial Times, tỷ phú Jack Ma cũng không còn xuất hiện trên chương trình truyền hình tìm kiếm tài năng do ông tổ chức. Vị tỷ phú lẽ ra phải có mặt trên cương vị giám khảo trong tập chung kết nhưng ông đã bị thay thế bởi một giám đốc điều hành khác của Alibaba.

Nói trên CNN, Tập đoàn Alibaba giải thích lý do vắng mặt của tỷ phú Jack Ma là bởi lịch trình dày đặc và không thể thu xếp tiếp tục. Kể từ tháng 10 đến nay, các tài khoản Twitter của Jack Ma đều không hoạt động – một động thái được xem là bất thường đối với một người thích dùng twitter như ông.

Trong khi các chú ý đang dồn vào sự vắng mặt của tỷ phú Jack Ma thì các công ty của ông vẫn đang nghe ngóng các tín hiệu phản ứng từ phía chính quyền Trung Quốc. Trong tuần trước, công ty công nghệ tài chính Ant Group đã tuyên bố đánh giá cao “các hướng dẫn và sự giúp đỡ” từ các cơ quan quản lý. Alibaba cũng đã cam kết sẽ hợp tác tích cực với các nhà điều tra chống độc quyền.

Mối đe dọa của doanh nghiệp Jack Ma không chỉ ở Trung Quốc. Hiện tại, Washington cũng đẩy mạnh chiến dịch gây áp lực với các doanh nghiệp Trung Quốc trong các tuần gần đây. Mặc dù Alibaba không phải là mục tiêu chính nhưng các công ty do Ngoại trưởng Mike Pompeo chỉ định vào năm ngoái sẽ không thể lờ đi các ảnh hưởng từ tác động của Mỹ đối với lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc.

12 Triết Lý Sống Của Jack Ma

Mã Vân – Triết lý sống của tôi là cuốn sách ghi lại hành trình 50 năm thăng trầm, những kinh nghiệm trong 20 năm khởi nghiệp và bộc bạch tâm tư của ông chủ đế chế thương mại điện tử Alibaba – Jack Ma.

Dáng người gầy gò, tướng mạo xấu xí, kết quả môn Toán bết bát, hai lần thi trượt đại học, nhưng chưa bao giờ bằng lòng với cuộc sống thực tại. Trong một lần tình cờ tiếp xúc với máy tính, tìm hiểu về internet, ông kiên quyết bỏ công việc làm công ăn lương để gây dựng sự nghiệp, lập nên trang thương mại điện tử đầu tiên của Trung Quốc (Chinapages).

Ông được thế giới biết đến nhiều nhất như là người sáng lập của website thương mại quốc tế nổi tiếng nhất Trung Quốc – Alibaba. Dù mù tịt về máy tính, nhưng ông đã viết nên một huyền thoại về thương mại điện tử, được cả thế giới vinh danh.

Đó là Mã Vân, được biết đến với cái tên Jack Ma.

Mã Vân – Triết lý sống của tôi của tác giả Trương Yến “dựng” lại hình ảnh Jack Ma – người được gọi là “Bill Gates Trung Quốc” qua chính những triết lý sống của ông thể hiện trong quá trình lập nghiệp.

Nội dung chính:

Dịch giả: Nguyễn Tiến Đạt Bản quyền tiếng Việt: AlphaBooks

Chương 1: Triết lý trưởng thành: Cần chuẩn bị trước và kiên trì đối mặt với mùa Đông

Từ nhỏ, Mã Vân đã là một học sinh có năng lực yếu, đặc biệt là môn Toán. Anh gần như phải rất vất vả mới có thể hoàn thành 3 cấp học phổ thông. Nhưng đại học gần như là chuyện quá xa vời với cậu, ngay cả gia đình cũng không trông đợi gì.

Mã Vân thi đại học tổng cộng 3 lần. Cả hai lần đầu đều trượt. Đến lần thứ ba, với điểm số 79 môn Toán, Mã Vân chính thức đỗ vào hệ tại chức của Đại học Sư phạm Hàng Châu. May mắn là năm đó, lượng sinh viên đỗ vào hệ chính quy của ngành Anh văn Đại học Sư phạm Hàng Châu không đủ chỉ tiêu, lãnh đạo khoa quyết định chọn những sinh viên đỗ điểm cao hệ tại chức sang học chính quy, trong đó có Mã Vân.

Mã Vân tuy dốt Toán nhưng lại rất giỏi Anh văn, vào đại học với anh “như cá gặp nước”. Sau khi tốt nghiệp, Mã Vân được giữ lại làm giảng viên (là người duy nhất được giữ lại trong số 500 sinh viên tốt nghiệp năm đó).

Ngay sau khi kết thúc lời hứa giảng dạy ít nhất 5 năm với hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hàng Châu, Mã Vân tự mình thành lập một công ty dịch thuật mang tên Hải Bác. Lúc bấy giờ khái niệm công ty dịch thuật vẫn còn xa lạ tại Trung Quốc nên hoạt động của Hải Bác gặp nhiều khó khăn. Nhưng sau đó, với sự kiên trì của Mã Vân cùng các đồng sự, Hải Bác dần hoạt động ổn định và phát triển mạnh mẽ.

Chương 2: Triết lý kiên trì: Hôm nay rất gian khổ, ngày mai sẽ nghiệt ngã hơn, nhưng ngày kia sẽ tươi sáng.

“Niềm tin ngày hôm nay để đối mặt với tương lai đến từ kinh nghiệm nghiệt ngã của chính chúng ta 5 năm về trước.

Hôm nay rất gian khổ, ngày mai nghiệt ngã hơn, nhưng ngày kia lại tươi sáng. Nhưng đa số chúng ta lại chết ở tối ngày mai và chẳng thể nhìn thấy ánh hào quang của ngày kia. Bởi vậy, làm bất cứ việc gì cũng cần kiên trì” – Mã Vân.

Không bỏ cuộc cũng là nguyên nhân cốt yếu đưa Mã Vân đến với internet. Trong một lần đi làm dịch thuật cho một công ty tại Mỹ, sau vài ngày làm việc và nhận ra một số bất thường, Mã Vân mới hay đó là một công ty lừa đảo. Họ bắt Mã Vân cùng cấu kết để lừa gạt công ty tại Trung Quốc. Để tìm cách thoát thân, Mã Vân giả vờ cộng tác và lấy cớ về nước khảo sát thị trường internet ở Trung Quốc.

Sau khi thoát thân, Mã Vân đã thực hiện một quyết định lịch sử, thay vì bay thẳng về Hàng Châu, anh lại lên đường đi Seattle và tìm hiểu về internet. Đó cũng là lần đầu tiên anh tiếp xúc với khái niệm website. Tại đây, website của công ty dịch thuật Hải Bác được lập ra và giúp Mã Vân nhận ra tiềm năng vô cùng lớn khi phát triển ngành internet ở Trung Quốc.

Ngay sau khi về nước, anh đã lập nên một đội ngũ nhân sự và kể cho họ nghe về lý tưởng mới của mình. Đó cũng chính là nguyên nhân cho sự ra đời của Chinapages – Trang vàng Trung Quốc.

Trong thời gian đầu, anh phải đi thuyết phục từng người để công ty của họ xuất hiện trên Chinapages, đôi lúc còn bị cho là lừa đảo.

Dần dần, các công ty xuất hiện trên Chinapages càng được nhiều khách hàng biết đến. Đến năm 1997, doanh thu của Chinapages đạt 7 triệu nhân dân tệ. Con đường của Mã Vân cũng ngày càng hanh thông.

Nhưng internet tại Trung Quốc là một thị trường màu mỡ được nhiều bên “dòm ngó”. Thế độc tôn của Chinapages cũng nhanh chóng chấm dứt khi ngày càng có nhiều đối thủ nhảy vào cuộc chơi. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, cuối cùng Mã Vân rời khỏi Chinapages và dẫn theo các cộng sự “Bắc tiến” để tìm cơ hội mới.

Sau một thời gian đến Bắc Kinh, Mã Vân và các đồng sự đều có công việc tốt tại Bộ Ngoại thương. Những tưởng ai cũng sẽ yên vị dưới bóng mát của chính phủ, nhưng một lần nữa, Mã Vân lại quyết định quay về Hàng Châu lập nghiệp.

Trong lần trở về lịch sử này, Mã Vân và 17 người đồng sự của mình đã khai sinh ra website thương mại điện tử bậc nhất Trung Quốc – Alibaba.

Chương 3: Triết lý khởi nghiệp: Người đi chân đất không bao giờ sợ xỏ giày

Khi thành lập Alibaba, Mã Vân đã xác định 3 mục tiêu: Thứ nhất, xây dựng một công ty thương mại điện tử có thể tồn tại 120 năm; thứ hai, xây dựng một công ty thương mại điện tử phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thứ ba, xây dựng một công ty thương mại điện tử nằm trong top 10 trang web lớn nhất toàn cầu. Đó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Alibaba từ khi thành lập đến tận ngày hôm nay.

Nếu đa phần mọi người nghĩ làm ăn lớn là phải hướng đến những “con cá voi”, tức những doanh nghiệp lớn với thực lực hùng hậu, thì Mã Vân lại tập trung vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với anh, “doanh nghiệp vừa và nhỏ giống như những viên cuội nhỏ trên bãi đá, và internet thì giống như xi măng. Những viên cuội được gắn kết bằng xi măng sẽ vô cùng vững chắc”.

Lý tưởng đó của Mã Vân hình thành từ những hiểu biết và dự đoán của anh đối với tình hình phát triển internet tại Trung Quốc. Trong khi nhiều người hoài nghi về khả năng thành công của Alibaba, Mã Vân vẫn luôn kiên định với niềm tin của mình.

Năm 2003, anh đặt ra mục tiêu Alibaba phải đạt lợi nhuận 100 triệu nhân dân tệ. Vào thời điểm đó, đây là một con số mà không phải ai cũng dám mạnh miệng tuyên bố. Đến cuối năm, con số tưởng chừng bất khả thi này đã được hoàn thành vượt kỳ vọng. Năm 2004, anh đặt chỉ tiêu cao hơn, mỗi ngày doanh thu phải đạt một triệu nhân dân tệ. Năm 2005, Mã Vân nói một ngày Alibaba sẽ nộp thuế một triệu nhân dân tệ. Nhờ vào niềm tin của người đứng đầu và cả một tập thể, tất cả những mục tiêu trên đều được hoàn thành xuất sắc.

Chương 4: Triết lý cơ hội: Chưa rõ ràng mới là cơ hội thật sự

“Nếu một phương án được 90% số người đánh giá là “tốt”, chắc chắn tôi sẽ quẳng nó vào sọt rác. Vì phương án được đánh giá cao như vậy, tất nhiên cũng có nhiều người đang thực hiện, cơ hội nhất định sẽ không dành cho chúng ta” – Mã Vân.

Năm 2003, Mã Vân quyết định đầu tư 100 triệu nhân dân tệ thành lập Taobao. Thông tin này như một quả bom gây chấn động giới internet, khiến ai nấy đều kinh ngạc. Nhưng đó là quyết định mà Mã Vân có được sau nhiều năm tìm hiểu về thị trường giao dịch cá nhân trên internet. Mục đích thành lập của Taobao là nhằm tạo ra một diễn đàn lành mạnh, nơi ai cũng có thể thực hiện ước mơ kinh doanh của mình.

Có một điểm chung trong những hành động của Mã Vân là rất bất ngờ và quyết liệt. Và nếu có một cơ hội nào đó đang tồn tại lơ lửng, mờ ảo ngoài kia, nó sẽ lọt vào mắt của Mã Vân.

Ngày 11 tháng 8 năm 2005, Alibaba mua lại toàn bộ tài sản của Yahoo Trung Quốc, đánh dấu lần sáp nhập lịch sử trong thị trường internet của Trung Quốc.

Chương 5: Triết lý kinh doanh: Càng nhiều mô hình kiếm tiền càng chứng tỏ bạn không có mô hình cụ thể

Mã Vân từng nói: “Tôi nghĩ làm ăn không thể dựa vào quan hệ, cũng không thể dựa vào thói khôn vặt, điều quan trọng nhất trong việc làm ăn là anh cần hiểu rõ khách hàng muốn gì, tạo dựng nên giá trị một cách thiết thực và kiên định đến cùng”.

Điều này cũng rất trùng khớp với quan niệm của anh về con đường kinh doanh của Alibaba: “Tôi không mảy may nghi ngờ về khả năng kiếm tiền của mô hình kinh doanh Alibaba. Amazone là con sông có lưu lượng lớn nhất thế giới, Himalaya là dãy núi cao nhất thế giới, còn Alibaba sẽ là kho báu giá trị nhất thế giới. Một doanh nghiệp không thể sống lâu, sống khỏe nếu chỉ dựa vào việc truyền máu. Điều mấu chốt là phải tự sản sinh ra nguồn máu. Những dịch vụ hiện có của Alibaba là miễn phí, trong tương lai cũng sẽ không thu phí, nếu cảm thấy không hài lòng thì bạn đừng trả tiền, đơn giản vậy thôi. Chúng tôi có một nguyên tắc, miễn phí không đồng nghĩa với chất lượng kém. Dịch vụ của chúng tôi phải làm tốt hơn cả những trang web có thu phí”.

Sứ mệnh chính là động lực phát triển của doanh nghiệp. Mã Vân với cương vị là người dẫn đầu sẽ dẫn lối cho người thứ hai, thứ ba sau anh. Nhưng còn người thứ nhất là anh, ai sẽ dẫn đường. Mã Vân cho biết có rất nhiều người đã hỏi anh dựa vào đâu để đưa ra một loạt các quyết định, đó chính là: SỨ MỆNH.

Quý hồ tinh bất quý hồ đa. Người khởi nghiệp khi dấn thân vào thị trường, việc chọn đúng thị trường, xác định đúng chiến lược sẽ quyết định tiền đồ sau này của doanh nghiệp.

Chương 6: Triết lý lãnh đạo: Đừng gắn động cơ máy bay lên máy kéo

Từ một người dốt Toán, mù tịt về máy tính, Mã Vân trở thành “ông trùm” của ngành thương mại điện tử. Điểm mấu chốt lý giải cho sự thành công của anh là tài hoạch định chiến lược và khả năng dùng người.

Theo tiêu chí của Mã Vân, Alibaba không cần những cá nhân kiệt xuất mà chỉ cần “tập hợp những người bình thường để làm nên điều phi thường”.

Anh từng ví đội ngũ lý tưởng của mình cũng giống như đoàn thỉnh kinh của thầy trò Đường Tăng: “Một nhà lãnh đạo như Đường Tăng sẽ luôn kiên trì với mục tiêu của mình; Tôn Ngộ Không tuy tự phụ nhưng lại rất cần cù, năng lực tốt; Trư Bát Giới tuy hơi lười nhưng có tinh thần tích cực, lạc quan; Sa Tăng chưa bao giờ nhắc tới lý tưởng, chỉ tập trung làm việc chuyên cần. Do đó, bốn người họ đã tạo ra một đội ngũ hoàn hảo”.

Lãnh đạo đừng bao giờ trở thành lao động kiểu mẫu. “Rất nhiều cán bộ quản lý là lao động kiểu mẫu, anh ta làm việc rất chăm chỉ… nhưng lại không biết cách bồi dưỡng, khích lệ cấp dưới. Lãnh đạo xuất sắc thật sự có thể biến cấp dưới thành lao động kiểu mẫu, chứ không phải bản thân trở thành lao động kiểu mẫu” – Mã Vân.

Chương 7: Triết lý quản lý: Trách nhiệm nhiều tới đâu, quyền lực lớn tới đó

“Bằng lòng chịu trách nhiệm vì một người, vậy bạn là một người tốt; bằng lòng chịu trách nhiệm vì 5 người, vậy bạn là một giám đốc; bằng lòng chịu trách nhiệm về 200-300 người, vậy bạn là một Tổng giám đốc; bằng lòng chịu trách nhiệm vì cả một dân tộc, vậy bạn là Tổng bí thư hoặc Tổng thống” – Mã Vân.

Dịch SARS năm 2003 là một kỷ niệm không thể nào quên của Mã Vân. Năm đó, một nhân viên của Alibaba sau khi đi dự hội chợ ở Quảng Châu (vùng dịch) đã bị nhiễm bệnh. Mọi người đặt câu hỏi tại sao đã biết nơi đó có dịch bệnh mà anh vẫn cử người đến. Bản thân Mã Vân cũng vô cùng buồn bã, nhưng trước đó vì lời cam kết với khách hàng “trừ trường hợp bất khả kháng mới không tham dự, những việc có thể làm Alibaba vẫn sẽ thực hiện”, nên anh đã cử người đi. Ai ngờ nhân viên lại bị nhiễm dịch. Một khuya nọ anh đã ngồi viết một bức thư cho nhân viên bị nhiễm bệnh và toàn thể thành viên Alibaba. Lá thư thể hiện sự cáo lỗi chân thành của người đứng đầu đã ra quyết định, đồng thời nói lên những việc mà tất cả mọi người cần làm trong lúc nước sôi lửa bỏng. Sự thẳng thắn, chân thành và đầy bản lĩnh thể hiện trong lá thư đã làm lay động tất cả các nhân viên. Họ tình nguyện nối mạng tại nhà để làm việc trong thời gian mọi người bị cách ly, thậm chí còn tổ chức những hoạt động giải trí như thi hát karaoke qua internet.

Sau này nhớ lại, Mã Vân còn nói vui rằng: “Đó là một dịp tốt, dịch SARS đã trở thành thời khắc gắn kết lòng người”.

Quản lý doanh nghiệp chính là quản lý lòng người. Với Mã Vân, điều cần phải làm khi muốn giữ một ai đó ở lại là khiến họ cam tâm tình nguyện ở lại, vì ta nên hiểu rằng “trái tim chín ép sẽ không ngọt”.

Chương 8: Triết lý sáng tạo: Có đam mê bền bỉ mới có thể kiếm tiền

Mã Vân nói: “Sáng tạo không phải vì bạn muốn đánh bại đối thủ, không phải vì bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn hay nổi tiếng hơn mà là vì xã hội, vì khách hàng và vì ngày mai. Một sự sáng tạo thực sự nhất định phải dựa trên sứ mệnh”.

Theo Mã Vân, có ba mẫu người trong kinh doanh: kẻ buôn bán – chuyên kiếm tiền; thương nhân – có những việc được làm, có những việc không được làm; doanh nhân – có trách nhiệm với xã hội.

Lúc thành lập Taobao, mọi người đều so sánh với eBay và nói Mã Vân “lấy trứng chọi đá”, thậm chí Tổng giám đốc eBay Whitman còn không giấu giếm rằng mình “không hề bận tâm đến Taobao”. Nhưng Mã Vân với lối tư duy “trồng cây chuối”, đã ví eBay là cá mập ngoài đại dương, còn mình là cá sấu sông Dương Tử và xác định đây là cuộc chiến trên sông. Kết quả đến nay Taobao là trang mua sắm trực tuyến mà người người đều biết.

Chương 9: Triết lý cạnh tranh: Thương trường như chiến trường, nhưng thương trường không phải chiến trường

“Theo tôi, cạnh tranh là một trò chơi trong quá trình kinh doanh, đúng hơn thì cạnh tranh là một bộ môn nghệ thuật. Việc đầu tiên, bạn phải học tập từ chính đối thủ cạnh tranh của mình. Thứ hai, trong suốt quá trình cạnh tranh, nếu bạn cảm thấy mình ngày càng đuối sức, chứng tỏ bạn đang có vấn đề. Bạn phải khiến đối thủ của mình trở nên mệt mỏi, còn mình thì càng lúc càng thấy khoái chí. Đến cuối cùng, đối thủ chịu thua bạn một cách tâm phục khẩu phục; họ thua vì bạn tài giỏi hơn họ. Đây mới là sự cạnh tranh mà chúng ta đề cập đến” – Mã Vân.

Trên thương trường, bạn có thể né sự tấn công của một đối thủ chứ không thể tránh sự tấn công của mọi đối thủ. Vì vậy, thà chủ động tấn công còn hơn chạy trốn khắp nơi.

Mã Vân không sợ những kẻ thách đấu bởi: “Không ai có thể tiêu diệt hết đối thủ cạnh tranh, chỉ có họ tự giết chết mình mà thôi. Môi trường sẽ giết chết họ, biến động trong kinh doanh sẽ giết chết họ, sự tự phụ và cả việc khinh rẻ bản thân sẽ giết chết họ, ngoài ra họ còn bị giết chết bởi những lựa chọn sai lầm”.

Còn nếu không có đối thủ, thì: “Đó không phải vì chúng ta giỏi mà là chúng ta may mắn, cốt lõi ở đây là người khác xem thường chúng ta”.

Chương 10: Triết lý chiến lược: Hãy làm đúng việc, rồi sau đó hãy làm đúng cách

Sau gần 2 năm thành lập, Alibaba rơi vào tình thế nguy hiểm khi tiêu tốn quá nhiều tiền vào việc chiêu mộ nhân tài khắp nơi trên thế giới cũng như đặt máy chủ ở thung lũng Silicon mà không mang lại kết quả gì. Mã Vân sau đó lập tức cho dừng việc mở rộng thị trường và rút ra bài học xương máu “Chiến lược của công ty nhỏ là phải tổn tại”.

Lựa chọn đối tác làm việc là điều vô cùng quan trọng vì có thể giúp chúng ta vươn xa hơn dựa trên trình độ sẵn có. Ví dụ như Tabao và Sohu liên kết đã mang lại những giá trị giúp củng cố vị trí của cả hai bên trong lòng khách hàng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành thương mại điện tử.

Theo Mã Vân, rút lui cũng không phải là điều quá tồi tệ. Năm 2006, Taobao giới thiệu dịch vụ xếp hạng mức cạnh tranh giá cả mang tên “Chiêu tài tiến bảo”. Nhưng đại đa số người dùng lại lên tiếng phản đối dịch vụ này vì cho rằng nó mâu thuẫn với cam kết “không thu phí trong vòng 3 năm” của Taobao trước đây. Trước làn sóng phản đối, Mã Vân quyết định cho bình chọn qua mạng về việc giữ hay bỏ dịch vụ này. Sau 10 ngày bình chọn, “Chiêu tài tiến bảo” bị xóa bỏ. Mã Vân không xem đó là điều tồi tệ, trong khi nhiều khách hàng cho rằng hành động của Taobao là tôn trọng khách hàng và hứa sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ của Taobao.

Chương 11: Triết lý làm giàu: Muốn kiếm được tiền trước hết phải coi nhẹ nó

Chỉ những người giữ chữ tín mới có thể trở nên giàu có. Để đảm bảo tính trung thực, Mã Vân cho ra mắt Trust Pass – phần mềm giúp chứng thực độ tin cậy của các cửa hàng online. Trong Trust Pass sẽ ghi chép những dữ liệu cụ thể của doanh nghiệp, những đánh giá giữa các thành viên gồm cả tốt và xấu. Để trước khi giao dịch, các bên có thể kiểm tra độ tin cậy thông qua Trust Pass của nhau.

Theo anh, đối với một nhà sáng nghiệp, kiếm tiền chỉ là kết quả chứ không phải là mục đích. Điều mọi người quan tâm hàng đầu khi thực hiện giao dịch trực tuyến là độ an toàn khi thanh toán. Đó cũng là điều mà Mã Vân đặt trọng tâm hàng đầu khi thành lập Taobao, anh cho rằng: “ai nắm thế chủ động trong thanh toán thì người đó cũng sẽ nắm được thị trường thương mại điện tử Trung Quốc”. Đó cũng là động lực cho sự ra đời hệ thống thanh toán Alipay hiện nay.

Giúp người khác kiếm tiền rồi mới kiếm tiền cho bản thân mình. Tôn chỉ hoạt động của Alibaba là “giúp cho trên thế giới này không có cuộc mua bán nào khó thực hiện” đã mang đến cuộc cách mạng về thương mại B2B. Vô số công ty, cá thể đã kiếm được tiền từ mô hình này, và sau đó là Alibaba trở thành trang web thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc.

Chương 12: Triết lý sống: Đừng bao giờ chìm đắm trong cái gọi là thành công

Sống trên đời là để làm người, chứ không phải để làm việc. Theo anh, nếu như cả đời chỉ có làm việc mà quên mất phải làm người thì nhất định một ngày nào đó sẽ hối hận. Bởi lẽ, “dù sự nghiệp có thành công đến đâu, danh tiếng có tầm cỡ đến mấy chăng nữa thì cũng phải nhớ rằng, chúng ta đến thế giới là để trải nghiệm cuộc sống”.

Làm việc không nhất thiết phải quá chăm chỉ,vui vẻ là được, vì “chỉ có vui vẻ mới giúp bạn sáng tạo, còn chăm chỉ chỉ đem lại KPI cao, áp lực lớn và phiền muộn nhiều mà thôi. Nó sẽ khiến bạn trở thành cái máy thực sự”. Mã Vân cho rằng, khi làm việc hay xây dựng sự nghiệp, chúng ta nên chọn những việc khiến bản thân cảm thấy vui vẻ nhất, cũng như tôn chỉ của Alibaba là: “Làm vui vẻ, sống vui vẻ”. Có lẽ cũng vì tôn chỉ này mà Alibaba trở thành nơi thu hút rất nhiều nhân tài kiệt xuất.

Quá nhiều tiền chưa hẳn là tốt. Trong một lần nhận vốn đầu tư từ tập đoàn Softbank – Nhật Bản, Mã Vân đã phải yêu cầu giảm số vốn nhận về từ 30 triệu xuống còn 20 triệu đô la. Lý do anh đưa ra rất đơn giản: “20 triệu đô la thì tôi còn quản lý được, còn số tiền nhiều hơn thế sẽ mất đi giá trị, không có lợi cho doanh nghiệp”.

Và một điều cuối cùng – nhường cơ hội cho các bạn trẻ. Năm 2013, Mã Vân tuyên bố chính thức sẽ nghỉ hưu. Anh nói: “Điều vĩ đại thực sự chính là những thứ bình thường. Chúng ta phải luôn hiểu rõ rằng mình đến từ đâu và sẽ đi về đâu”.

“Cuộc sống phải có đường lui – đây là điều mà chúng ta phải hiểu rõ khi đến với thế giới này. Có người hỏi tôi sợ hãi điều gì. Tôi thực sự chẳng có điều gì để sợ hãi cả. Tôi cho rằng cuộc sống là sự trải nghiệm, dù bạn có giỏi cỡ nào thì hành trình của bạn cũng chỉ là hữu hạn. Bạn đến với thế giới này không phải để làm việc, cũng không phải để mưu cầu sự nghiệp vĩ đại, bạn đến đây là để sống” – Mã Vân.