Top 8 # Xem Tướng Số Phong Thủy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ica-ac.com

Phong Thủy Việt: Xem Tướng Số Qua Hình Cái Mũi

Coi bói mũi phú quý : Mũi cao, cánh mũi to dày, lỗ mũi rộng , chuẩn đầu tròn đầy.Người có dạng mũi thường sống trong giàu sang, sung sướng. Coi bói với mũi dọc dừa : người coi bói có dạng mũi này là người có tính tình trung hậu, khoan hoà trong xử thế, thiên về văn chương nghệ thuật nên thường được danh tiếng hơn lợi lộc. Coi bói mũi nghèo khó: Lỗ mũi lớn và quá lộ hay hếch lên. Coi bói mũi hung ác: mũi có nhiều nếp ngang dọc, thân mũi cao gầy, lỗ mũi hẹp, Chuẩn Đầu nhọn trơ xương. Coi bói mũi gian trá xảo quyệt: mũi nhỏ và ngắn, mềm, lỗ mũi hếch. Cánh mũi lệch hoặc cụp xuống như mỏ chim nhiều hâu. Coi bói mũi đầy đặn, rộng từ trên xuống dưới Chuẩn Đầu khiến Gián Đài và Đình Úy bị thu hẹp: Người coi bói bình thường có thể được giàu sang. Coi bói mũi đầy đặn, cao và rộng nhưng hơi thiếu chiều dài giống như mũi cọp: người có cá tính thiên về vật chất, ăn to nói lớn, thích danh vọng. Khi coi bói quan sát nếu có thêm Đình Úy và Giản Đài cân xứng thì có thể thành công về đường võ nghiệp hay binh nghiệp. Coi bói mũi đầy đặn, phát triển cả bề cao lẫn chiều rộng, không bị phá cách: là tướng đại phú qúy, người coi bói có dạng mũi này là người rất thông minh, mưu trí và dũng cảm hơn người công thêm tính tình trung thực, thẳng thắng giao thiệp rộng nên thường rất thành đạt trong công việc.

Xem tướng số qua hình cái mũi Coi bói với mũi đầy đặn của Goo Hye Sun Coi bói mũi thẳng nhưng hẹp ở phiá trên, khi đến Chuẩn Đầu mới phát triển, lỗ mũi lộ rõ: người coi bói có dạng mũi này là người có tính tình phóng khoáng, thích kết hợp bè bạn, vận số ở mức bình thường nhưng nếu đắc cách với ngũ quan thì có thể hưng vượng hậu vận. Coi bói mũi dài nhưng không đầy đặn, bề ngang quá hẹp giống như thân cá kết hợp với phần Niên Thượng, Thọ Thượng nổi cao: người coi bói có dạng mũi này là người có cá tính nhỏ nhen, hay nghi ngờ người khác nên thiếu sự thân thiện, hường khó thành công trong cuộc sống. Coi bói mũi gấp khúc nhiều đoạn: người có tính khí thất thường, kiến thức nông cạn, gặp nhiều nhiều trắc trở trong sự nghiệp. Khi coi bói quan sát thấy phần Lưỡng Quyền khuyết hãm thì càng xấu tướng hơn, không đủ tài sức đủ ăn đủ mặc. Coi bói mũi hẹp ở phần trên nhưng đến Chuẩn Đầu thì nở nang quá mức, kéo theo hai canh mũi to: người coi bói với mũi này là người có tâm tính hời hợt, thường thích được người khác nịnh hót, sinh kê, vất vả. Coi bói mũi nhìn khô khốc và xương xẩu: người có đời sống tình cảm nghèo nàn, gia đình bất hoà. Coi bói mũi thon nhỏ nhưng Giản Đài và Đình Úy hơi trễ xuống dưới nhân trung: người coi bói có dạng mũi này là người có cá tính nhanh nhẹn, thích nhàn nhã chứ không thích làm việc nặng nhọc, cuộc sống đủ ăn chứ không giàu sang. Một vài đặc điểm về sống mũi , lỗ mũi : Coi bói sống mũi lệch trái: Mẹ thọ hơn Cha Coi bói với sống mũi lệch phải: Cha thọ hơn Mẹ Coi bói sống mũi nhỏ và hẹp: là người thẳng tính nhưng lại quá cứng rắn, thường hay cố chấp, thiếu kiên nhẫn khi gặp khó khăn. Coi bói sống mũi lớn nhưng cong vào khiến Chuẩn Đầu thấp hẳn xuống: người coi bói này có tính tình nhân hoà. Khi coi bói nếu thấy Lưỡng Quyền tốt thì có thể làm ăn thành công rất đễ dàng. Trường hợp Lưỡng Quyền phá cách thì tướng tốt cũng bị giảm sút nhiều, chỉ là người có ăn có mặc vưà đủ mà thôi. Coi bói sống mũi có nốt ruồi: cần thận sự nghiệp bị gãy đổ nửa chừng. Coi bói lỗ mũi nhỏ hẹp, Gián Đài và Đình Úy đầy đặn và cân bằng nhau:người coi bói này có tính tham lam hoặc keo kiệt. Coi bói lỗ mũi rộng , Giản Đài và Đình Úy xẹp, đường nét không rõ : người thích nghe lời ngọt ngào , nịnh hót ,chi tiêu phung phí . Coi bói lỗ mũi rộng, Giản Đài và Đình Úy đầy đặn và cân bằng nhau : người coi bói này rất thông minh , trí tuệ hơn hẳn người khác, thích hợp với những công việc dùng đầu óc . Mũi là dấu hiệu chủ yếu trên khuôn mặt thể hiện nguyên tố Kim và tượng trưng cho khả năng sở hữu sức mạnh. Xem tướng số qua hình cái mũi Coi bói với mũi to của Quang Thắng Người ra nói rằng ở Trung Đông thời cổ đại, mũi của các hoàng tử trẻ được kéo ra và được xoa bóp vì họ tin rằng không ai có thể làm vua mà lại không có một cái mũi thật to. Nếu nét này có kích thước lớn thì nó cũng thể hiện tham vọng và tính độc lập; mũi to quá cỡ lại là dấu hiệu cho thấy người nào đó có thể có tính tự cao tự đại và tự cho mình là trung tâm. Và nếu mũi bạn nhô ra khỏi mặt quá nhiều- nhô ra hơn khoảng 1 inch( khoảng 2,54cm) – thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn là người đi tiên phong. Vì vậy, việc giải phẫu thẩm mỹ ở vùng mũi không những có thể làm hạn chế những trải nghiệm cuộc đời mà bạn có thể có ở tuổi 40( như tôi đã đề cập ở phần trước) mà nó còn có thể tác động đến khí chất của con người bạn nữa.

Khi coi bói, mũi không cần phải có kích thước lớn thì mới có thể chứa đựng một nét tinh túy thuộc nguyên tố Kim. Trong điều kiện hoàn hảo, nét mũi này là dấu hiệu thể hiện phẩm chất thuộc Nguyên tố Kim của một người có lý tưởng cao cả. Bạn rất coi trọng tầm nhìn của mình và khao khát sống một cuộc đời có ý nghĩa.

Phép Thuật, Tướng Số, Bói Toán, Phong Thủy

– NIỀM TIN TÂM LINH TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI chúng tôi Lê Thu Yến, Ths. Đàm Anh ThưTóm tắt Bài viết giới thiệu một số yếu tố tâm linh như phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy… Những yếu tố này tồn tại trong văn học trung đại như một niềm tin tuyệt đối về mặt tâm linh. Và đứng ở góc độ văn hóa bài viết nhận xét đánh giá về sự hiểu biết cũng như trình độ tư duy của con người được phán ánh trong văn học thời đó.

Từ khóa: Phép thuật, tướng số, phong thủy, niềm tin, tâm linh, văn học trung đại

Abstract Magic, Physiognomy, Divination and Feng Shui – Spiritual faith in Vietnamese Medieval Literature

The article introduces some spiritual elements such as Magic, Physiognomy, Divination, Feng Shui … These elements existed in Vietnamese Medieval Literature as an absolutely spiritual faith. At a cultural standpoint, the article evaluates the knowledge and level of human thinking which was reflected in the literature at that time.

Keywords: Magic, Physiognomy, Feng Shui, faith, spiritual, Medieval literature

Trong đời sống của chúng ta hiện nay có quá nhiều những hiện tượng không thể giải thích được. Các lực lượng siêu hình như trời, phật, thần, tiên… vẫn ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống hằng ngày của người dân. Người ta cầu cúng khấn vái để mong có được một đời sống vinh hiển hạnh phúc. Đâu đó những điềm báo và những gì xảy ra sau đó vẫn còn làm cho người ta kinh hoàng sợ hãi. Những trò phép thuật, coi bói, coi tướng số, thuật phong thủy …vẫn làm vướng bận cuộc sống bình thường của biết bao người. Mộng mị chiêm bao dẫn đến những hành động chỉ lối đưa đường trong sinh hoạt của con người hiện nay vẫn không phải là hiếm thấy. Việc sử dụng bùa chú để trấn yểm ma quĩ hoặc cúng bái người bị chết oan vẫn thường thấy xảy ra ở các đền đài miếu mạo. Người bình thường tự nhiên trở thành nhà ngoại cảm lập không biết bao nhiêu kì tích lớn lao. Những chuyện linh ứng, báo ứng xảy ra cho người này người khác vẫn được người rỉ tai nhau qua những câu chuyện bên tách cà phê buổi sáng…Và cứ thấy mỗi buổi chiều tối, chiếc bàn thiên của mỗi nhà vẫn nghi ngút khói hương thì biết rằng tâm của mỗi người vẫn hướng về cõi linh thiêng nào đó, dù cả ngày bận bịu vất vả mưu sinh, họ vẫn không quên đặt niềm tin vào đấng thiêng liêng để được phù hộ độ trì cho cuộc sống thường nhật.

Niềm tin tâm linh vẫn được duy trì cho đến ngày nay do nhiều nguyên nhân nhưng rõ ràng phần lớn bộ phận văn học trung đại vẫn còn đấy đầy ắp những yếu tố huyễn hoặc, thần bí, kỳ lạ … Văn học trung đại cách chúng ta đã nhiều thế kỷ nhưng đời sống tâm linh thời ấy vẫn mang giá trị khởi nguồn. Những tác phẩm từ thế kỷ X trở đi mang đậm dấu ấn của niềm tin tâm linh (Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, Thiền uyển tập anh, Thánh Tông di thảo, Nam Ông mộng lục, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Hoàng Lê nhất thống chí, Tang thương ngẫu lục, Công dư tiệp ký, Truyện Kiều, Hoa Tiên, Mã Phụng Xuân Hương, Phạm Tải Ngọc Hoa, Lục Vân Tiên …). Tồn tại trong những tác phẩm này là vô số những vấn đề có thể chưa hiểu hết, có thể còn bán tín bán nghi nhưng con người đã đặt hết niềm tin của mình vào bệ đỡ tâm linh. Niềm tin ấy theo thời gian không hề phai lạt đi mà ngược lại nó càng củng cố thêm khi ánh sáng khoa học cũng đành bó tay không lời giải đáp. Có thể tìm thấy trong các yếu tố như: phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy…những cánh bay của niềm tin ấy.

1. Phép thuật

Thần linh, theo quan niệm của người xưa, nhất định khác với người bình thường. Lai lịch, sức mạnh của thần linh, và những nhân vật được xem như hiện thân của thần linh bao giờ cũng được viền thêm vầng ánh sáng kỳ ảo, bỡi lẽ chỉ cần thiếu vắng vầng ánh sáng ấy thì ” chuyện ông thánh sinh ra khác gì người thường, và tính cách người thường có khác gì ông thánh” ( Tựa thuyết – LNCQ)[1]. Vì thế, trong văn học trung đại, phép thuật thường được miêu tả như một biểu hiện về sức mạnh của thần linh.

Những phép thuật từng xuất hiện trong văn học trung đại rất đa dạng, có thể phân chia thành nhiều loại, có tốt, cũng có xấu, tùy vào mục đích thi triển pháp thuật của nhân vật. Phép thuật dùng để giúp người, cứu đời là ” phép thần“, còn phép thuật ” để mê hoặc mọi người“, ” lừa dối, làm loạn chính pháp” ( Thiền sư Đạo Hạnh – Thiền uyển tập anh) thì phải gọi là ” phép yêu dị “. Bên cạnh đó, mỗi loại phép thuật lại có sự mầu nhiệm riêng.

Trước hết, phép thuật biểu hiện thông qua khả năng di chuyển ở những vùng không gian mà người thường vốn không thể đặt chân đến. Trời cao, biển sâu, lửa bỏng đối với con người thời trung đại chỉ biết ” bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền“[2] là những nơi đầy chứa đầy bí ẩn, hiểm nguy, chỉ có thần linh mới đi lại được. Lạc Long Quân là giống rồng nên ngài ” hay bơi lội ở thủy phủ” ( Truyện họ Hồng Bàng – LNCQ). Thủy Tinh làm chủ miền sông nước nên mới ” đi xuống nước, vào lửa đều được cả” ( Tản Viên Hựu Thánh Khuông Quốc Hiển Ứng Vương – VĐUL). Bậc tu hành đắc đạo cũng sở hữu quyền năng đặc biệt này. Thiền sư Minh Không, đúng như pháp hiệu của ông, luyện được phép thuật đi lại trên không trung dễ dàng như trên đất bằng ( Minh Không thần dị – NÔML). Trong một số tác phẩm, người trần dựa vào sự giúp đỡ của thần linh đã vượt qua ranh giới ngăn cách giữa các không gian. Theo Tang thương ngẫu lục, năm xưa một người giàu có ở làng Như Phượng, huyện Văn Giang đi buôn ngoài bể khơi bị đắm thuyền, dạt đến đảo hoang chỉ có toàn là người đen xấu. Ông ở đấy làm mướn mấy năm. Cuối cùng người trên đảo cho ông ” nắm một đầu thừng, bảo nhắm mắt lại“, rồi ” tung bay lên trời”. Một lát thừng đứt, ông ” lăn xuống đất, nhìn ra thì đó là cổng làng” ( Ông Sấm). Riêng ở Lĩnh Nam chích quái, Nam Ông mộng lục, các tác giả đã mượn sức mạnh siêu nhiên (rùa vàng, rồng vàng) đưa những người anh hùng bị dồn đuổi đến đường cùng như An Dương Vương, Triệu Việt Vương từ trần gian xuống thủy phủ, biến họ thành những vị thần bất tử. Người anh hùng không bao giờ chết, họ sẽ được “hiển thánh”, “phong thần”, đấy là motif chung trong truyền thuyết dân gian mà ở đây văn học viết đã hoàn toàn kế thừa.

Hai là phép thuật trừ yêu quái, trừ tà chữa bệnh. Trời, Phật, các thiền sư đại diện cho Phật giáo và đạo sĩ đại diện cho Đạo giáo có sức mạnh tiêu diệt ma quỷ, bệnh tật – nguyên nhân gieo rắc tai vạ, đau khổ và sợ hãi cho nhân gian. Quan Âm đại sĩ hiện lên giữa cõi trần với ” cành dương tỉnh thủy” quen thuộc ” rưới đầu rảy mặt“, chữa khỏi bệnh mù của thiền sư Ma Ha ( Thiền sư Ma Ha – TUTA). Thiền sư Minh Không chữa khỏi bệnh cho vua Lý Thần Tông bằng cách ” nấu nước để rửa”, “tay cọ đến đâu lông hết đến đấy, thân thể liền bình phục” ( Minh Không thần dị – NÔML). Với những căn bệnh nan y hoặc kỳ lạ, người xưa chỉ còn biết cầu viện đến sự linh ứng của phép thần thông. Mặt khác, tuy dương gian là thế giới của người sống nhưng từ nơi rừng thiêng nước độc đến mảnh vườn, góc nhà đều có các loài ma quỷ, yêu quái ẩn nấp. Ngay trong chốn thâm nghiêm như cung vua đời Lý cũng có yêu quái quấy phá, danh tăng Giác Hải và đạo sĩ Thông Huyền phải dùng phép thuật mới trừ được:

” Giác Hảilấy mấy hạt châu gõ vào nóc nhà, tiếng kêu khóc liền im bặt. Thông Huyền dùng lệnh bài đập vào cột, bỗng thấy một bàn tay to tướng ló ra trên tường nhà, cầm một con rắn mối vứt xuống đất, yêu quái bèn hết. “

( Tăng Đạo thần thông – NÔML)

Hay khi An Dương Vương xây dựng Loa Thành, thành xây xong lại đổ, sau nhờ thần Rùa vàng báo có yêu quái ẩn nấp trong thành, vua mới rõ nguồn cơn:

Có yêu quái ở chốn này

Nó thì trêu gở chốn này vậy song.

Ông Quán hiệu là Ngô Không

Có đôi gà trắng nuôi trong thường lề.

Dầu vua giết được bạch kê

Làm bùa yểm dưới vậy thì thành nên.

( Việt sử diễn âm)

Ở câu chuyện trên, thần Rùa vàng vừa mách bảo cho vua căn nguyên của việc đổ thành vừa dặn dò cả việc làm ” bùa yểm” – một phương thức thường được sử dụng cho việc diệt trừ yêu quái. Ngoài cách làm bùa yểm ấy ra, các thiền sư, đạo sĩ còn có thể lập đàn tràng như sư cụ Pháp Vân trong Đào thị nghiệp oan ký ( TKML):

Bèn dựng một đàn tràng ngay ở trên núi, treo đèn bốn mặt và lấy bút son vẽ bùa dấu. Ước một trống canh thì có đám mây đen mười trượng vây xung quanh đàn, một cơn gió lạnh thổi làm cho người phải ghê rợn. Sư cụ cầm cây tích trượng chỉ huy tả hữu, có lúc lại ra khỏi đàn làm bộ quát mắng.

hoặc bắt quyết, phóng quyết, niệm chú như thầy phù thủy Trần Lộc trong Nội đạo tràng ( TTNL):

Tổ sư tức lắm, phóng một cái quyết lật đổ núi. Yêu hóa làm con quạ bay vút lên trời. Tổ sư lại phóng mấy cái quyết trúng vào mình nó, nó phải sa xuống đất mà chết. […]. Tổ sư nghĩ vì cái yêu khí ở vùng tây nam mới yên, chưa dám đi ngay, liền cử đồ đệ là Pháp bộ Kim Cương đi thay, đấm vào ngực mà niệm chú.

Phép thuật chẳng những có thể trừ diệt yêu quái mà có khi điều khiển được cả hiện tượng thiên nhiên. Trong hệ thống các vị thần của người Việt, mỗi thần có trách nhiệm riêng, chẳng hạn thần Sấm tạo sấm sét, thần gió nổi gió, thổi mây, Long vương làm mưa… Nói tóm lại, thiên đình, thủy phủ, âm ty cai quản mọi việc của vũ trụ. Thế nên, khi bị thiên nhiên ngăn trở, con người liền cầu khấn đến các vị thần linh. Đấy là cách mà chúa Trịnh đã làm vào khoảng năm Cảnh Hưng khi thuyền tuần du của ông bị bãi cát nổi trên sông chặn lại. Sau lời cầu khấn của Chúa, phép thuật đã linh ứng. Từ lòng sông ” bỗng có hai con rắn xuất hiện, dài hơn một thước, to bằng ống tre, bò ngoằn ngoèo qua cái bãi ấy“. ” Rắn bò đến đâu, cát tan ra đến đấy, nước sông lại đầy lên như cũ” ( Sông Độc – TTNL). Đôi lúc, thiền sư hay thầy phù thủy cũng thực hiện được phép thuật kỳ diệu này. Thiền uyển tập anh kể rằng Thiền sư Tịnh Giới ” trong lúc đi các nơi quyên mộ để đúc chuông làm trống, có khi trời kéo mây đen sắp mưa, sư đứng giữa sân giơ gậy trừng mắt nhìn lên, chỉ trong chốc lát mây tan, mặt trời lại xuất hiện “. Tài phép chi phối các hiện tượng tự nhiên này càng bộc lộ rõ hơn mối dây nối kết giữa người, hay chính xác hơn, những người có phẩm chất thần linh, và trời.

Trong truyện trung đại, nhất là truyện truyền kỳ, biến hóa là loại phép thuật thường xuyên được nhắc đến. Cây cỏ, muông thú…, những sinh vật không phải người hoặc các vị thần với chân thân khác người thường, để đi lại chốn nhân gian, hưởng niềm vui nơi trần thế đều hóa thân thành người. Nguyễn Dữ đã để lại cho văn chương một cuộc đối đáp kỳ thú qua Đà Giang dạ ẩm ký ( TKML). Kỳ thú ở chỗ nhân vật mà nhà văn sáng tạo nên để tranh biện cùng Hồ Quý Ly không phải người mà là vượn tinh và cáo tinh. Phép thuật biến hóa cũng rất dễ bị yêu ma quỷ quái lợi dụng để lừa gạt người đời. Thánh Tông di thảo kể rằng năm xưa có con chuột thành tinh nhân lúc người chồng vắng nhà, bèn hóa thành anh ta, sống chung cùng người vợ. Sự việc được phát giác, người chồng thật và người chồng giả do con chuột biến phép cùng đến trước điện rồng chờ vua phân xử nhưng kết quả là ” hai người giống nhau như đúc, không thể phân biệt được ai thật ai giả” (truyện Con chuột thành tinh). Nhưng dẫu biến hóa có tinh diệu đến đâu chăng nữa thì cuối cùng các sinh vật đều buộc phải trở về với hình dáng ban đầu. Nàng Liễu, nàng Đào trong Tây viên kỳ ngộ ký ( TKML) xinh đẹp mê hoặc lòng người như thế thoáng chốc thác hóa cùng trận gió dông. Mấy chiếc hài hai nàng tặng, Hà sinh vừa cầm trên tay ” đã thành ra những cánh hoa, bay vèo lên trên không mất“. Nàng Ngọa Vân trong Truyện lạ nhà thuyền chài ( TTDT) vốn là nữ học sĩ ở Long Cung, dưới hình dáng người trần, chung sống cùng Thúc Ngư bốn năm song vì một lần tình thế nguy biến, nàng để lộ bản hình ” hóa ra thành một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng” nên đành vĩnh biệt chồng bay đi mất. Nếu sự hóa thân thành người là khởi đầu cho mối tình duyên tươi đẹp của Ngọa Vân, nàng Liễu, nàng Đào… thì việc trở lại bản hình buộc họ vĩnh viễn rời xa trần thế, cắt đứt sợi dây yêu thương cùng người phàm.

Có lúc, con người cũng hóa thân thành các sinh vật khác tuy biến hóa theo hướng này không phổ biến như việc thần hoặc các sinh vật hóa thành người. Đặc biệt, trong những truyện chúng tôi khảo sát, đến ba lần con người hóa thành cùng một loài vật: hóa hổ. Theo Việt điện u linh, ” trong đời vua Lý Nhân Tông (1092 – 1127), quan Thái sư Lê Văn Thịnh nuôi được một gia nô người Đại Lý (Vân Nam) có thuật lạ: đọc thần chú xong, biến hình thành hổ báo. Văn Thịnh cố dỗ y dạy mình thuật ấy” ( Thái Úy Trung Tuệ Vũ Lượng Công). Vua Lý Thần Tông khi còn là thế tử, như Nam Ông mộng lục thuật lại, từng mọc lông khắp người chẳng khác loài hổ (truyện Minh Không thần dị). Tang thương ngẫu lục qua truyện Hóa hổ ghi chép lại một sự lạ ở Sơn Vi. Có người nọ vào rừng lạc đường, gặp một ông già cởi áo mặc cho và dặn đi sau. Một lúc sau, anh ta ” ngứa ngáy” và ” thấy mình hóa thành một con hổ “. Sự trùng hợp giữa ba câu chuyện trên chỉ mang tính ngẫu nhiên hay phía sau chúng còn ẩn giấu một thông điệp nào đấy chờ đợi chúng ta giải mã?

Cuối cùng không thể không kể đến những vật có phép thuật mà thần ban tặng cho loài người. Rồng vàng ” tháo móng chân” cho Triệu Việt vương, chỉ cần mang móng chân đó cài lên mũ đâu mâu, quân giặc trông thấy, tự nhiên sẽ khiếp sợ ( Triệu Việt vương và Lý Nam Đế – NÔML). Khi An Dương Vương bị giặc đuổi đến bờ biển, Rùa vàng đưa nhà vua ” sừng tê bảy tấc“, giúp vua rẽ nước vào thủy cung (truyện An Dương Vương – LNCQ). Nàng Ngọa Vân trước lúc từ biệt chồng ” nhả một điềm rãi trắng to”, đem nó ” hòa với nước mặn mà uống thì xuống nước không chìm, không bao giờ bị nạn chết đuối” ( Truyện lạ nhà thuyền chài – TTDT). Như vậy, khi nhận được vật báu mang phép thuật, con người sẽ sở hữu một số khả năng như thần linh. Và ngay cả khi thần linh không còn ở bên cạnh con người, vật báu ấy vẫn là bằng chứng xác thực nhất về phép mầu nhiệm của các vị thần.

2. Bói toán, xem tướng số

Thần linh bên cạnh việc có phép thuật vô cùng thần thông còn nắm giữ số mệnh của con người. Do đó, người ta thích bói toán, mang điều mình nghi ngờ mà hỏi quỷ thần để biết trước tương lai lành dữ. Với người dân thuở trước, bói toán là một phần không thể thiếu trong sinh hoạt thường ngày. Chuẩn bị làm một việc trọng đại, trước tiên phải bói xem ngày. Quang Trung dẫn quân ra Bắc nhưng chưa thể đến Thái miếu – nơi thờ cúng linh thiêng – mà phải lệnh cho Nguyễn Hữu Chỉnh chọn ngày tốt:

Sau lễ tiếp kiến vua Lê, vua Tây Sơn sai Chỉnh chọn ngày tốt để vào làm lễ ra mắt ở nhà Thái miếu. ( Hoàng Lê nhất thống chí)

Người thân bị bệnh nặng, dân gian cũng mời thầy phù thủy hay thầy bói đến xem bệnh thay cho thầy thuốc:

Những kẻ tài thì điểm đặng bốn mươiChiếu xem một buổi dâm trờiChiếu kính ra rồi thêm sự xót xa

( Phạm Công Cúc Hoa)

Việc tương lai, đặc biệt là việc thi cử công danh, càng cần đoán số, hỏi mệnh bởi lẽ xưa nay ” học tài thi phận “. Trước khi Vân Tiên lên kinh ứng thí, tôn sư của chàng đã đoán số biết trước kết quả không hay:

Tôn sư khi ấy luận bàn:

“Gẫm trong số hệ khoa tràng còn xa.”

( Lục Vân Tiên)

Hai anh em Mã Phụng, Mã Long văn tài ngang nhau, nhưng nhờ bắt xăm nên các vị đại sư trong chùa biết được ai sẽ chiếm bảng vàng trạng nguyên:

Hội trào bỏ toán bắt xăm

Bắt tên nào trúng ấy nhằm trạng nguyên

Vái cùng thượng giới hoàng thiên

Kích cổ triều tiền làm lễ triều nghi.

( Mã Phụng Xuân Hương)

Trước một linh cảm hay một hiện tượng lạ thường, người ta cũng dựa vào bói toán, xem đấy là phương thức giúp con người hiểu được ý trời. Nàng Bích Châu, cung phi của Trần Duệ Tông, trên đường theo vua đánh Chiêm Thành, một đêm ” xem thiên tượng, thấy một đạo hắc khí từ phương đông lại, lấn vào ngôi sao thứ tư bắc cực rất kíp” ( Hải khẩu linh từ – TKTP). Tối đến trằn trọc, không ngủ được, nàng lại bói một quẻ, kinh hãi nhận ra lần hành quân này sẽ đại bại. Nguyễn Trãi, vị quân sư đắc lực của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, theo lời kể của tác giả Việt Lam xuân thu, ngoài tài thao lược còn tinh thông thuật bói toán. Sau khi châu Trà Long hoàn toàn được bình định, ” bỗng một cơn lốc cuốn đổ lá cờ vàng“. Nguyễn Trãi ” bấm một quẻ, thất kinh gọi Đoàn Mãng lại bảo: Đại vương bị thất bại. Ông lập tức dẫn 1000 quân, cướp đường đến Diễn Châu giải cứu cho Đại vương “.

Tóm lại, bói toán là để người ta hỏi quá khứ, biết trước tương lai. Mọi việc lớn nhỏ trong đời sống đều có thể đoán biết bằng nhiều hình thức khác nhau. Có bói Kinh Dịch (hay bói Dịch), với việc lập quẻ dựa vào cách gieo đồng xu (lắc hào), xem mai rùa, sắp các cọng cỏ thi, bấm độn. Trong câu truyện Hải khẩu linh từ dẫn ở trên, cách mà nàng Bích Châu sử dụng chính là bói Kinh Dịch:

Nói xong, nàng liền đóng cửa sổ đi nằm, trằn trọc không yên giấc, chợt nghe chiến thuyền phía trước phía sau đã điểm trống canh tư rồi. Ngồi dậy bói một quẻ Kinh Dịch, trúng vào quẻ “phục”(chấn dưới khôn trên) biến sang quẻ “di” (chấn dưới càn trên) trong lòng tự đoán rằng: Trong quẻ “dụng đảng” nhiều, “thể đảng” ít, ngoại khí vượng, nội khí suy. Vả hào từ nói “mê lại dữ, có tai vạ” đi hành quân thế nào cũng đại bại. Có lẽ chuyến đi này bị cái nhục Nhu Cát[4] chăng!

Ở một tác phẩm khác, truyện thơ Lục Vân Tiên, thầy bói cũng bày ra phép bói Dịch bằng mai rùa, cỏ thi:

Thầy bèn gieo quẻ đặng linh:“Chiêm tên tuổi ấy lộ trình mắc chi?”Ứng vào rùa với cỏ thiRồi thầy coi quẻ một khi mới tường

Ngọc Hoa trong Phạm Tải Ngọc Hoa nghe lệnh vua truyền gọi chồng liền bấm quẻ và biết đó là điều chẳng lành:

Nàng nghe vua phán ân cầnTay liền bấm độn vội vàng xem qua:Sơn trạch quẻ động hào baVợ chồng ân ái xót xa lòng vàngNgỡ là đồng tịch đồng sàngĐồng sinh đồng tử lửa thương muôn đờiHay đâu một phút biến dờiẤy ai phân rẽ duyên tôi làm vầy?

Nếu bói Kinh Dịch người giải đoán căn cứ lời quẻ (thoán từ), lời hào (hào từ) trong Kinh Dịch để luận đoán thì bói chữ, bói thơ dựa trên cách chiết tự. Tang thương ngẫu lục khi ghi chép về cuộc đời Nguyễn Hãng, từng nhắc đến người thầy bói đoán chữ nổi tiếng lúc bấy giờ. Tương truyền, cuối đời Long Đức, vua Hiển Tông là con nối, nhưng không được lập làm vua, đến ẩn trốn trên gác chuông chùa Phật Tích, gặp vị thầy chiết tự này, nhờ xem hộ và viết một chữ ” Cảnh“. Nhìn chữ, ông thầy phục xuống lạy mà nói: ” Mặt trời rọi xuống kinh đô là biểu hiện của Thiên tử rồi” ( Nguyễn Công Hãng). Chữ Cảnh (景) trên có chữ Nhật là mặt trời, dưới có chữ Kinh là Kinh đô. Cả chữ trên chữ dưới nghĩa là: mặt trời trên kinh đô, nên ông thầy đoán là mặt trời rọi xuống kinh đô, là điềm lên ngôi vua. Quả nhiên, sau vua Ý Tông nhường ngôi, Hiển Tông được lên ngôi vua, niên hiệu Cảnh Hưng.

Ngoài ra, ở nơi chùa miếu, hoạt động xin xăm diễn ra thường xuyên. Niềm tin mà mẹ và vợ Mã Ô dành cho việc vái Phật xin xăm trong truyện Mã Phụng Xuân Hương là một ví dụ điển hình cho tâm lý chung của người dân lúc bấy giờ:

Mẹ con nghị lượng hơn thua

Sắm sanh lễ vật lên chùa xin xăm

Lên chùa vái Phật mới xin

Sáu bảy năm này sao mất không tin

Vào chùa lễ Phật xin xăm

Xăm kia mới đoán bình an không gì.

Giữa thời tao loạn, bói toán càng được ưa chuộng. Những lời được xem như sấm ngữ lưu truyền khắp nơi. Chẳng hạn cuối đời Tiền Lê, giang sơn sắp đổi chủ, lời sấm của Thiền sư Vạn Hạnh lan truyền đến tận thôn cùng xóm vắng:

Tật lê chìm biển BắcCây Lý mọc trời NamBốn phương binh đao lặngTám hướng chúc bình an.(Thiền sư Vạn Hạnh – TUTA)

Tật lê là tên một loài cây, ở đây chỉ mượn tiếng đồng âm để ám chỉ triều Tiền Lê, cũng như lý (cây mận) để chỉ triều Lý. Chú bác Lý Công Uẩn nghe xong lấy làm lo sợ, sai người ruổi gấp về Hoa Lư nghe ngóng, thì quả đúng như lời sư nói.

Xem tử vi, tướng số là một hình thức bói toán khác dựa trên ngày giờ sinh hoặc tướng mạo, hành vi của mỗi người. Nhờ tử vi, tướng số, người ta đoán biết được tương lai rạng rỡ của anh hàn sĩ nghèo khổ như Thị Hương đã nhận ra số Trạng nguyên của Lý Công: ” Nguyên nàng số lí nghề nòi/ Dưới đất trên trời thuộc hết mọi phương/ Khoan khoan chân bước bên đường/Thấy chàng họ Lý ngồi đương ăn mày” ( Lý Công), hay người khách từ phương Bắc đến dùng thuật tướng số đoán rằng hậu vận của Quận Tạo rất tốt, ” phúc lộc không kể xiết” ( Hoàng Lê nhất thống chí). Những bậc thiên tử qua sự miêu tả của văn học trung đại cũng phải có tướng mạo khác thường. Hoàng thượng Lê Hiển Tông thì “râu rồng, mũi cao, tóc hạc, mắt phượng, đi nhẹ như nước, ngồi vững như non”, hoàng tôn Lê Duy Kỳ thì ” mày rồng mắt phượng, tiếng nói như chuông“. Dưới góc nhìn của dân chúng bấy giờ, hình dáng ấy chứng tỏ họ ” thật đúng là bậc thiên tử” ( Hoàng Lê nhất thống chí).

Có lúc quá khứ, tương lai được thần linh trực tiếp chỉ dẫn cho người trần thông qua việc nhập đồng. Đọc truyện Sông Độc ( TTNL), chúng ta sẽ phần nào hình dung được cách nhập đồng của các thầy phù thủy:

Trong tháng ấy, vị Quản Lĩnh Hầu Mỗ ở Kinh đô bị ốm nặng, thuốc thang cứu chữa mãi không công hiệu. Người nhà mời thầy phù thủy đến lập đàn thỉnh tướng. Tướng bốc đồng lên nói rằng: “Hầu ốm không cớ gì khác, chỉ tại tên Mỗ giết con thần sông mà nên. Kíp bảo nó đến đền chịu tội, nếu để thần sông quá giận, thì bệnh sẽ không thể khỏi được.

Nhìn chung, thuật bói toán tuy đa dạng nhưng vẫn phải dựa trên một số nguyên tắc nhất định như việc giải đoán quẻ bói thường phải căn cứ vào nguyên lý âm dương ngũ hành. Còn các nguyên tắc ấy được vận dụng hiệu nghiệm đến đâu là tùy thuộc ở người bói toán. Người bói toán, xem tướng số có thể là thầy bói, thầy phù thủy, thầy tu, đôi khi là tiên nhân giáng thế. Việc Bạch Long hầu trong Long đình đối tụng lục ( TKML) nhân lúc nhàn rỗi biến thành ông thầy bói ngồi ở chợ Nam phải chăng chứng tỏ thần linh cũng thích thú với việc xem bói ở nhân gian?

Có thể nói, hầu hết việc bói toán, xem tướng số khi xuất hiện trong tác phẩm văn học trung đại đều được cả nhân vật trong truyện lẫn tác giả tin tưởng, coi trọng. Tuy nhiên, vào thế kỷ XVIII, XIX, các truyện thơ Trinh thử, Lục Vân Tiên đã phần nào tái hiện một cách chân thật các trò bói toán bịp bợm diễn ra nhan nhản trong xã hội lúc bấy giờ. Này là lời lẽ của chuột Đực dùng các quẻ trong Kinh Dịch dụ dỗ chuột Bạch hòng thỏa mãn thói háo sắc của hắn:

Chàng rằng: “Nàng vẫn chấp nêChẳng hay lo trước ắt thì lụy sauHãy suy cho thấu cơ mầu

Này là những gì thầy bói khua môi múa mép lừa gạt Tiểu đồng đang nóng lòng lo lắng cho căn bệnh của cậu chủ Vân Tiên:

Tiểu đồng nghe nói đi liền

Gặp ông thầy bói đặt tiền mả coiBói rằng: “Ta bói hẳn hoi,Bói hay đã dậy, người coi đã đầy.”

( Lục Vân Tiên)

Song đến đây cũng cần phải nói thêm rằng phê phán của tác giả khuyết danh trong Trinh thử, của Đồ Chiểu trong Lục Vân Tiên chưa phải hướng đến bản chất mê tín của thuật bói toán nói chung mà chủ yếu nhằm vào một nhóm người lợi dụng bói toán làm điều xằng bậy. Nhân vật tôn sư – thầy học của Vân Tiên tinh thông sách vở, đồng thời giỏi cả bói toán, pháp thuật. Con đường công danh trắc trở Vân Tiên trải qua trong tương lai đã chứng minh thuật đoán số của thầy chính xác vô cùng. Điều này càng cho thấy từ xưa niềm tin vào bói toán, thuật số đã bén rễ rất sâu trong đời sống tinh thần của dân tộc.

3. Phong thủy

Phong thủy là ” học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người“. Về mặt từ nguyên, “風 phong có nghĩa là gió, là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là nước, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế“[6].

Phong thủy chia thành hai lĩnh vực. Dương trạch là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Một cuộc đất tốt sẽ mang đến điều may mắn cho chủ nhân. Trong Thiên đô chiếu, vua Lê Thái Tổ căn cứ vào địa thế, phong thủy của thành Đại La để quyết định dời đô:

Huống chi thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Phong thủy hài hòa, ở phương diện rộng, mang đến thịnh vượng cho đất nước. Ở phương diện hẹp, phong thủy nơi sinh sống ảnh hưởng đến vận mệnh của từng cá nhân, cho nên nhìn vào địa thế nhà cửa có thể đoán biết được điều lành dữ của chủ nhân. Tương truyền mẹ vua Lê Thánh Tông, ” thuở còn hàn vi, ngụ tại phía tây nam nhà Quốc tử giám“. Theo các thầy tướng số ” nơi đây nước hồ bao bọc chung quanh nhà”, “có khí vượng của thiên tử” ( Vua Thánh Tông – TTNL).

Còn âm trạch là cuộc đất dùng để chôn người chết. Phong thủy cho rằng nếu tổ tiên được chôn vào một cuộc đất tốt thì sẽ truyền phúc đức cho con cháu đời sau. Các tác giả văn học trung đại lưu tâm đến âm trạch nhiều hơn dương trạch. Người Trung Hoa được xem như bậc thầy trong việc chọn đất đặt mộ huyệt. Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Tang thương ngẫu lục qua truyện Ngôi mộ bà mẹ của Đào Khản vẫn nhắc đến sách Địa kiểm của Cao Biền – viên tướng nhà Đường cai trị đất Giao Châu vào khoảng thế kỷ thứ IX. Hoàng Phúc – viên đại thần nhà Minh – rất giỏi phong thủy, ” khi ở nước ta đã đi xem khắp các kiểu đất và có ghi cả“, để lại sách Kiểm ký ( Ông Lê Trãi – TTNL). Nhiều người phương Bắc khác cũng thường sang phương Nam tìm huyệt đất tốt (truyện Đinh Tiên Hoàng – CDTK, Cho bạc được phúc – BTTKL) nhưng cuối cùng mạch đất bao giờ cũng về tay người Việt. Hơn nữa, nước ta cũng có những bậc thầy nổi tiếng về thuật phong thủy sánh ngang với người Trung Hoa như Tả Ao tiên sinh, người làng Tả Ao, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Tang thương ngẫu lục dành hẳn một thiên có tên Tả Ao tiên sinh kể về lai lịch, tài năng của nhân vật này. Khả năng phát hiện mạch đất của ông thần kỳ đến mức chỉ đi ngang gò đất bên đường một lần đã biết ngay đây là ” ngôi đất huyết thực“, sau khi mất táng ở đấy sẽ thành Phúc thần. Song dẫu tài giỏi, con người vẫn bị chi phối bởi mệnh trời. Tiên sinh Tả Ao chọn được huyệt miệng rồng ” năm trăm năm mới mở một lần mà mở chỉ trong một khắc” ngoài hải đảo, chuẩn bị mang hài cốt mẹ đến chôn ở đó, không may bị sóng gió cản trở, không thể ra chôn được. Tìm được thế đất tốt là dựa vào tài năng của thầy địa lý nhưng có chiếm được thế đất ấy không còn do một chữ duyên định đoạt. ” Thật là số mệnh của ta “, tiếng than ấy của Tả Ao tiên sinh hẳn là lời chung của con người trung đại về lòng người và ý trời.

Tuy nhiên hình thế của huyệt mộ không phải tồn tại vĩnh viễn. Đã có phương pháp tìm ra ngôi huyệt tốt, ắt hẳn cũng có cách phá hoại. Huyệt mộ ngựa thần mà Đinh Tiên Hoàng lấy được từng giúp ông đánh đâu thắng đấy, gặp tai ương có ” rồng vàng hiện lên che chở“. Nhưng về sau, theo lời người khách phương Bắc, Đinh Tiên Hoàng đặt gươm ở cổ ngựa khiến thế đất từ tốt chuyển thành xấu vì ” đầu ngựa mang gươm thì bị giết cả cha và con” ( Đinh Tiên Hoàng – TTNL). Trong truyện Tả Ao tiên sinh, vị thầy phong thủy tài giỏi này cắm được ngôi huyệt quý giúp con cháu có quyền nghiêng thiên hạ nhưng vua Trung Hoa sai người đến phá, đào trộm mả và lừa bắt con trai ông mang đi. Nhiều long mạch trên khắp nước Việt ta đã bị phá đi như thế.

Bao phủ lên những câu chuyện về mồ mả trong văn học trung đại là một không khí huyền bí. Sự huyền bí ấy khiến độc giả đôi lúc chỉ chú ý đến tầm quan trọng của mạch đất, thế đất mà quên đi vai trò của con người. Song xét đến cùng, chủ nhân của những mạch đất tốt phải có một số phẩm chất nhất định. Có người thông minh, gan dạ như Đinh Tiên Hoàng, dám lặn xuống đầm sâu tìm huyệt mộ ( Đinh Tiên Hoàng – CDTK). Có người vì làm việc thiện nên được báo ơn như ông cụ ở huyện Phượng Nhãn làm phúc cho chàng trai nọ nén bạc, sau anh ta giúp ông mai táng hài cốt tổ tiên ở nơi đất tốt ( Cho bạc được phúc – BTTKL). Đôi khi thầy địa lý còn cố ý thử thách người xin cắm mộ. Mẹ của ông Đàm Thận Huy từng đến xin thầy địa lý ở làng Tả Ao để hộ ngôi mả cho chồng. Ông già nhận lời để đất cho nhưng ” cố ý trùng trình mãi “:

Mỗi khi đi đâu, tối đến vẫn về ở nhà họ Đàm. Một khi gặp mưa, ông già bắt phu nhân cõng mình, hai ông xin thay thì ông gạt đuổi đi. Phu nhân vui vẻ cõng. Đến đêm, ông già lẻn vào buồng ngủ thì phu nhân chống cự một cách nghiêm nghị. Ông già than rằng: “Đó thật là một người đàn bà tiết tháo, ta phải đền bồi mới được”.

Rồi ông già chọn chỗ đất tốt để mộ cho. Sau hai ông nối nhau thi đỗ. “

( Ông Đàm Thận Huy – TTNL)

Rõ ràng chính điều “nhân”, điều “thiện” mỗi người gieo trồng trong cuộc sống đã mang đến hạnh phúc cho bản thân họ. Tin vào sự thần kỳ của phong thủy, bói toán, phép thuật, nhưng cũng không thể xem nhẹ tài năng và phẩm chất đạo đức của con người, tấm lòng ấy, suy nghĩ ấy của người xưa chẳng phải vẫn rất xứng đáng để các thế hệ sau trân trọng sao?

Nhìn chung thế giới tâm linh thông qua các yếu tố phép thuật, tướng số, bói toán, phong thủy… rất phong phú và đa dạng. Những yếu tố này suy cho cùng đã ăn sâu vào tiềm thức trong mỗi con người thời trung đại. Người ta ăn, ngủ, làm việc, phấn đấu cho tương lai và cả sau khi chết đều không thể thiếu bàn tay dẫn dắt của tâm linh. Nó như những ngọn đèn giúp con người soi tỏ mục đích sống, như những đôi cánh giúp con người thực hiện chân trời mơ ước, và đôi lúc nó như chiếc vòng kim cô kềm tỏa, thức tỉnh những đam mê vượt quá mức kiểm soát của con người. Nó là chiếc chìa khóa vạn năng mở ra đường sinh đường tử mà con người đang ngụp lặn trong bể khổ của trần gian này phải dè chừng và kiêng sợ. Một khi mọi bí ẩn còn chưa có lời đáp thì nó vẫn còn có khả năng thả sức nâng bước con người cũng như có thể trong chừng mực nào đó cưỡng chế tham vọng của con người. Xét cho cùng, yếu tố tâm linh ít nhiều cũng giáo dục đường ngay lẽ phải giúp con người sống tốt hơn, thiện hơn. Tất nhiên chuyện “buôn thần bán thánh” mưu cầu lợi ích cá nhân cũng không thể tránh khỏi khi sự hiểu biết của con người còn quá hạn hẹp, thiển cận.

20-5-2012

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Những từ viết tắt:

LNCQ: Lĩnh Nam chích quái

VĐUL: Việt điện u linh

NOML: Nam Ông mộng lục

TTDT: Thánh Tông di thảo

TUTA: Thiền Uyển tập anh

TTNL: Tang thương ngẫu lục

HLNTC: Hoàng Lê nhất thống chí

CDTK: Công dư tiệp ký

TKML: Truyền kỳ mạn lục

TKTP: Truyền kỳ tân phả

HVLHC: Hoàng Việt hưng long chí

BTTKL: Bạc tâm truyền kính lục

Văn hóa Việt Nam đỉnh cao Đại Việt – Nguyễn Đăng Duy, NXB Hà Nội, 2004

Lịch sử văn hóa Việt Nam truyền thống giản yếu – Nguyễn Thừa Hỷ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001

Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam – Mai Thanh Hải, NXB Văn hóa Thông tin, 2004

Đôi điều về cái thiêng và văn hóa – Hồ Liên, NXB Văn hóa dân tộc, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2002

Những chuyện về thế giới tâm linh – Trần Ngọc Lân, NXB Văn hóa Thông tin, 2006

[1] Xin xem phần chú thích viết tắt ở cuối bài.

[2] Chinh phụ ngâm

[3] Theo người xưa, thầy phù thủy làm phép đánh đồng thiếp cho hồn xuống âm phủ, chiếu mặt gương xem hồn ấy đi đâu, gặp gỡ những gì. Cha mẹ Cúc Hoa mời thầy phù thủy chiếu kính xem Cúc Hoa có bị tà ma quấy nhiễu không.

[4] Chu Hoàn Vương đánh nhau với Trịnh Trang công ở Nhu Cát. Quân nhà Chu bị đại bại.

[5] Tụy hoán: tên hai quẻ trong Kinh Dịch chỉ sự hợp tan.

[6] http://vi.wikipedia.org/wiki/

Xem Sim Phong Thủy Số Điện Thoại

Vì sao phải Xem Sim Phong Thủy

Với ý nghĩa để xem phong thủy sim điện thoại của bạn hay dãy số sim đó có hợp với gia chủ không. Có đầy đủ các tiêu chí bao gồm trường khí tích tụ năng lượng bên trong (khí) của sim điện thoại và (dãy số) mặt diện mạo bên ngoài dãy sim. Khi sim điện thoại mà đầy đủ các yếu tố trên thì bản thân chủ sim sẽ có được những [Lý Khí]. Kích cho năng lượng luôn mạnh mẽ, kích cho chủ sim có động lực để phấn đấu, bản tính luôn ham học hỏi không ngừng, áp chế các thói quen xấu để vươn lên đạt những thành tự to lớn trong sự nghiệp và cuộc sống.

Có thể nói, xem Sim Phong Thủy chính là nguồn động năng tạo nên sự hài hòa. Bởi vậy khi kết hợp sự nhuần nhuyễn giữa mệnh lý người sử dụng số điện thoại và năng lượng tốt của sim sẽ hỗ trợ chủ sim thu được nhiều thành quả.”

Số sim phong thủy ngày càng được coi trọng, vì sao?

Phong thủy đã được coi là một bộ môn khoa học chứ không phải là một tín ngưỡng. Những sự kiện, công việc quan trọng mọi người đều rất lưu tâm đến vấn đề phong thủy như xem giờ đẹp; ngày đẹp khai trương cửa hàng, doanh nghiệp để mong công việc kinh doanh thuận lợi, phát tài.

Mua nhà xem hướng, xem mệnh để không phạm điều cấm kị trong phong thủy. Cưới hỏi xem tuổi, chọn ngày giờ đẹp để mong hôn nhân hạnh phúc lâu bền…

Và số điện thoại cũng vậy; mỗi dãy số điện thoại phong thủy sẽ mang lại ý nghĩa với những đối tượng nhất định; chứ không phải tất cả mọi người:

Sim phong thủy mang lại vận may, giúp chủ nhân gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống.

Sim phong thủy giúp con đường công danh, sự nghiệp hanh thông, thăng tiến.

Các yếu tố luận sim phong thủy sim chính xác nhất!

Chọn một số điện thoại là bao hàm đầy đủ việc chọn tất cả 10 con số chứ không phải chỉ chọn 02 số đuôi; hay một số con số nào trong dãy số.

Chọn sim số điện thoại Phong thủy phù hợp góp phần nhằm bổ sung; cân bằng mệnh, vận của một người.

Hóa giải dãy số xấu bạn đang mang (như số CMND, Số Điện thoại xấu)

Phù hợp với Năng lượng ngũ hành nạp âm của người đó, tăng trường khí người sử dụng.

Tránh các cặp số Hung như: Ngũ Quỷ, Lục sát, Tuyệt mệnh, Họa hại,..

Phù hợp với giai đoạn vận hạn của bản thân người đang sử dụng sim.

Kiểm tra sim theo phương pháp Dịch lý gieo quẻ.

Chuyên gia Phong Thủy Trần Nguyên cho rằng; Số điện thoại không phải là thần dược; việc thay đổi số điện thoại cũng chỉ nằm trong 14 mục được liệt kê trong các vấn đề có tác dụng cải vận. Số mệnh, vận mệnh của mỗi con người còn ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác. Nhưng sim Phong thủy phù hợp óp một phần trong hành trình thành công của bạn.

Xem Phong Thủy Cho Biển Số Xe Máy 5 Số

Bạn mong muốn xem ngũ hành nạp âm cho biển số xem máy 5 số? Bạn ko biết ý nghĩa của những con số ấy thế nào và có hợp với mệnh, với tuổi của mình hay không? Tất tần tật mọi câu trả lời đều có tại website: https://tuvionline.vn

Đôi nét về ngũ hành nạp âm biển số xe máy 5 số:

Cũng như các số sim ngũ hành nạp âm, seri tiền đẹp…biển số xe máy 5 số cũng có yếu tố phong thủy nhất định mà Hung – Cát với mệnh, tuổi của chủ nhân. phong thủy biển số xe máy 5 số phụ thuộc vào các yếu tố:

Ý nghĩa của từng con số: Từ lâu trong toàn cầu tâm linh người ta đã không xem sim như những con số vô hồn đơn thuần . Mà ẩn bên trong chúng đều có 1 ý nghĩa đưa “sức mạnh” nhất định. Ví giống như số 1 là “nhất”, 2 là “mãi”, 3 là “tài”, 4 là “tử”, 5 là “ngũ”, 6 là “lộc”, 7 là “thất”, 8 là “phát”, 9 là “trường cửu”. phong thủy biển số xe máy 5 số đẹp cũng không ngoại lệ khi sở hữu những con số mang ý nghĩa tốt đẹp.

Việc sắp đặt này cũng đưa một ý nghĩa thú vị khi số sim được xem là ko may mắn như 4 và 7 được hòa hợp với số sim may mắn khác sẽ mang một ý nghĩa tốt đẹp mà không ai nghĩ tới. Ví dụ biển số xe: 10404 nghĩa là Nhất định ko chết. Điều này là điềm may mắn khi xem phong thủy biển số xe máy mà ai cũng muốn có được.

Xem ngũ hành nạp âm biển số xe ở đâu?

Hiện có rất nhiều địa chỉ website: xem phong thủy biển số xe máy nói chung và ngũ hành nạp âm biển số xe máy 5 số nói riêng. Về độ chính xác thì còn phụ thuộc vào địa chỉ ấy có uy tín hay ko, chuyên gia tư vấn có am hiểu sành sỏi về phong thủy biển số xe hay không.

Ghé thăm website: https://tuvionline.vn bạn sẽ được giải đáp mọi thắc mắc về ngũ hành nạp âm biển số xe máy 5 số. Kết quả tìm kiếm sẽ bàn luận cho bạn về màu sắc, yếu tố ngũ hành, khung xe, biển số xe…có hợp với mệnh, tuổi của bạn hay không và mang ra đánh giá chung về phong thủy biển số xe máy mà bạn đang sở hữu.

Xem phong thủy biển số xe máy 5 số giống như thế nào?

Rất đơn giản để bạn có thể xem ngũ hành nạp âm biển số xe máy của mình khi truy cập vào website: https://tuvionline.vn. Sau đó bạn chọn mục Xem bói biển số xe và bắt đầu nhập thông tin vào các mục tương ứng. hệ thống của chúng tôi sẽ tìm hiểu tỉ mỉ các thông tin ấy và đưa ra kết quả về phong thủy biển số xe máy 5 số một phương thức chính xác nhất.

Chúng tôi tự hào là địa chỉ phân phối thông tin tin cậy, có ích cho hàng trăm KH và góp phần không nhỏ vào thành công trong nghề nghiệp, giao tiếp của họ. Còn bạn thì sao? Bạn đã sẵn sàng xem phong thủy biển số xe máy của mình chưa? Cùng nhập thông tin và biện giải Xem bói biển số xe với chúng tôi nào!