Top 9 # Xem Tướng Số Bác Hồ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Ica-ac.com

Bác Hồ Với Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911, tại làng An Xá, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thân sinh là cụ Võ Nguyên Thân – một nhà nho yêu nước và giàu chí khí. Cụ bị Pháp bắt ở Huế (khoảng 1946-1947). Chúng đánh cụ rất dã man và mắng: “Không biết dạy con, để con chống lại quân đội Pháp”. Cụ Thân cười bảo: “Tôi đẻ con ra, chưa kịp dạy thì nó đã bỏ nhà đi làm cách mạng. Chừ tôi muốn dạy con thì còn mô mà dạy? Vậy tôi nhờ quân đội Pháp hùng mạnh đi bắt giúp con tôi về đây để tôi dạy thử, coi con tôi có chịu nghe không”. Chúng lại càng điên cuồng tra tấn nhưng vẫn không moi được một lời khai nào, sau đó chúng đã thủ tiêu cụ.

Từ bé, Đại tướng đã được cụ thân sinh dạy học tại nhà và sau đó đi học ở trường làng. Đại tướng luôn được bố mẹ rèn cặp, hun đúc lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Đến năm 13 tuổi, Đại tướng vào học ở trường Quốc học Huế, sau ra Hà Nội học tiếp và đã hăng hái tham gia các hoạt động yêu nước của sinh viên, học sinh. Năm 1929, Đại tướng tham gia cải tổ Tân Việt Cách mạng Đảng thành Đông Dương Cộng sản Liên đoàn, sau đó tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục, làm thầy giáo dạy lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long và có nhiều bài viết cho các tờ báo ra công khai lúc bấy giờ như Tin Tức, Nhân Dân, Lao Động. Giai đoạn 1936-1939, Đại tướng là một trong những người sáng lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương và có nhiều hoạt động nổi bật về vấn đề đấu tranh đòi ruộng đất cho nông dân. Sau thời kỳ này, Đại tướng đã ra nước ngoài, hoạt động trong phong trào hải ngoại ở Trung Quốc.

Tháng 6-1940, Đại tướng được gặp Bác Hồ lần đầu tiên ở Thúy Hồ (Trung Quốc). Được sự dìu dắt của Bác, ngay trong năm 1940, Đại tướng được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1941, Đại tướng trở về nước hoạt động, tích cực tham gia thành lập Mặt trận Việt Minh và được giao phụ trách Ban Xung phong Nam tiến.

Cuối năm 1944, Bác Hồ tin tưởng giao cho Đại tướng chọn lựa những cán bộ, chiến sĩ anh dũng nhất với những vũ khí tốt nhất, lập thành một đội vũ trang mang tên là “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”. Bác đã nói: Việc quân sự thì giao cho chú Văn (Văn là bí danh của Đại tướng). Sau một thời gian chuẩn bị, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào ngày 22-12-1944, tại một khu rừng ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Sau này, khu rừng ấy được đặt tên là khu rừng Trần Hưng Đạo, còn Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân chính là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trước khi thành lập, Bác nói với Đại tướng là trong vòng một tháng phải có hoạt động. Điều kỳ diệu là chỉ hai hôm sau, vào ngày 24 và 25-12-1944, Đội đã liên tiếp đánh thắng hai trận vang dội, diệt gọn hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần của địch.

Trong những ngày cả nước sục sôi khí thế cách mạng, khi chiến tranh thế giới lần thứ II đã dần ngã ngũ với thắng lợi thuộc về phe đồng minh thì ở căn cứ Việt Bắc, Bác bị ốm rất nặng. Lúc này, cán bộ Trung ương ở bên cạnh Bác chỉ có Đại tướng. Bác sốt liên tục, hễ tỉnh lại lúc nào là nói chuyện tình hình và nhiệm vụ cách mạng như có ý dặn lại mọi việc với Đại tướng. Trong những điều Bác dặn dò ấy, có một câu nói đã mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh đến đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập!”.

Cách mạng Tháng Tám vừa thành công thì thù trong giặc ngoài ráo riết chống phá, hòng bóp chết Nhà nước Cộng hòa non trẻ. Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo ra sức chèo lái vận mệnh sơn hà và đã phải nhân nhượng với kẻ thù nhiều điều nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn, chuẩn bị cho công cuộc kháng chiến. Song những nhân nhượng ấy cũng có một số cán bộ chưa đồng tình. Để thông suốt chủ trương, trong một cuộc họp, Bác đã hỏi: “Mình đứng đây, cái bục ở đây – Bác chỉ vào cái bục ở ngay trước ngực – Mình có thể nhảy qua cái bục này được không?”. Mọi người ngạc nhiên, chưa biết Bác định nói gì, thì Bác chỉ tay vào Đại tướng: “Chú Giáp! Chú là người giỏi văn, giỏi võ, chú thấy có thể nhảy qua được không?”. Đại tướng từ tốn trả lời: “Thưa Bác! Có thể nhảy qua được với một điều kiện”. Bác hỏi tiếp: “Điều kiện gì?”. Đại tướng bình tĩnh đáp: “Thưa Bác! Mình phải lùi lại một khoảng để lấy đà”. Bác liền khen: “Chú nói đúng! Chúng ta nhân nhượng với giặc chính là đang lùi lại để lấy đà đấy!”.

Đến một cuộc họp Hội đồng Chính phủ sau đó, Bác Hồ hỏi Đại tướng: “Nếu địch mở rộng chiến tranh trên miền Bắc, Hà Nội có thể giữ được bao lâu?”, Đại tướng trả lời: “Thưa Bác! Có thể giữ được một tháng”. Bác lại hỏi: “Các thành phố khác thì sao?”, Đại tướng trả lời: “Các thành phố khác thì ít khó khăn hơn”. Bác hỏi tiếp: “Còn vùng nông thôn?”, Đại tướng trả lời: “Vùng nông thôn ta nhất định giữ được”. Sự trả lời vững vàng của Đại tướng làm cho Bác nhanh chóng quyết định “Ta lại trở về Tân Trào”, chọn căn cứ địa Việt Bắc làm Thủ đô kháng chiến. (Thực tế khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, chúng ta đã giữ được Hà Nội hơn 2 tháng).

Xuân Mậu Tý 1948, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ đã ra một vế đối: “Giáp phải giải pháp”, ý nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp phải chỉ huy quân đội đánh thắng giặc Pháp, nhưng vế đối khó ở chỗ 2 chữ Giáp phải khi nói lái sẽ trở thành giải pháp. Mọi người còn đang đăm chiêu suy nghĩ thì ông Tôn Quang Phiệt đứng lên xin đối là: “Hiến tài hái tiền”. Hiến chỉ Bộ trưởng Bộ Tài chính Lê Văn Hiến và Hiến tài nói lái sẽ trở thành hái tiền. Thật là hay! Vế xướng nói về kháng chiến, vế đối nói về kiến quốc, chính là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong thời kỳ này.

Cuối năm 1953, Đại tướng được giao nhiệm vụ ra mặt trận làm Tổng tư lệnh kiêm Chính ủy Bộ Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước khi Đại tướng lên đường, Bác Hồ đã căn dặn: “Chú ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, có toàn quyền quyết định. Trận này rất quan trọng. Các chú nhất định phải thắng. Chắc thắng thì đánh. Không chắc thắng, không đánh”. Nhớ lời căn dặn của Bác, khi đến Điện Biên Phủ, trực tiếp theo dõi tình hình địch suốt 11 ngày đêm, thấy địch đã xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố, Đại tướng xét thấy phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh” không bảo đảm chắc thắng. Từ đó, Đại tướng đã quyết định thay đổi phương châm từ đánh nhanh, giải quyết nhanh thành đánh chắc, tiến chắc. Thực tế đã chứng minh sự thay đổi ấy là một yếu tố cực kỳ quan trọng để làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu và Bác Hồ đã gọi đó là “cây cột mốc bằng vàng”.

Những chiến công của quân đội ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ luôn gắn liền với tên tuổi của Đại tướng. Là một vị tướng lừng danh thế giới, nhưng Đại tướng luôn coi mình là người học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hiện nay, Đại tướng là Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Đại tướng thường kể lại với mọi người về những ấn tượng sâu sắc trong lần đầu tiên được gặp Bác Hồ: “Ngay từ đầu, tôi đã cảm thấy như mình được ở rất gần Bác, được quen biết Bác từ lâu rồi! ở Bác toát ra một cái gì đó rất trong sáng, gần gũi. Một điều làm tôi hết sức cảm phục là khi nói chuyện với tôi, Bác nói rất nhiều tiếng địa phương. Tôi không ngờ một người xa đất nước lâu năm như Bác mà vẫn giữ được nguyên vẹn tiếng nói của quê hương…”

Theo Báo Bắc Ninh

Tướng Nguyễn Sơn Và Tấm Thiếp Thư Của Bác Hồ.

Tướng Nguyễn Sơn và tấm thiếp thư của Bác Hồ.

Nguyễn Sơn là vị tướng được phong đợt đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông không những là thiếu tướng của Việt Nam mà còn là thiếu tướng Quân giải phóng Trung Quốc, bởi vậy, ông được xưng tụng là “lưỡng quốc tướng quân”. Ngày 20-01-1948, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh phong quân hàm cho một số cán bộ lãnh đạo, chỉ huy Quân đội. Theo Sắc lệnh này, ông Võ Nguyên Giáp được trao quân hàm Đại tướng. Ông Nguyễn Bình được trao quân hàm Trung tướng. Các ông: Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Chu Văn Tấn, Hoàng Sâm, Hoàng Văn Thái, Lê Hiến Mai, Văn Tiến Dũng, Trần Đại Nghĩa, Trần Tử Bình được phong quân hàm Thiếu tướng. Khi được thăng quâm hàm Thiếu tướng, Nguyễn Sơn là Chính ủy kiêm tư lệnh quân khu 4. Trong đợt phong đầu tiên này, khi Nguyễn Sơn có ý chần chừ không muốn nhận quân hàm thiếu tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho ông một tấm thiếp thư.

13 giờ ngày 28-5-1948, Lễ phong quân hàm cấp tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức trọng thể tại một hội trường mới dựng bên dòng suối ở cánh đồng Nà Lọm, Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên. Sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại, tại buổi Lễ, Bác Hồ và cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng Ban thường trực Quốc hội đứng hai bên bàn thờ, các thành viên Chính phủ đứng trước bàn thờ. Bác Hồ tay cầm sắc lệnh gọi đồng chí Võ Nguyên Giáp lên, bằng giọng trang nghiêm và xúc động, Bác nói: “Hôm nay thay mặt Chính phủ và nhân dân…” rồi Bác bỗng ngừng lời, rút khăn tay lau nước mắt. Giây phút đó làm cho cả hội trường vô cùng xúc động. Lát sau, Bác nói tiếp: “…Nhân danh Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển binh sĩ làm tròn sứ mạng mà quốc dân phó thác cho…”. Tiếp đó, Bác trao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp sắc lệnh. Cụ Bùi Bằng Đoàn, Trưởng Ban Thường trực thay mặt Quốc hội, đồng chí Phan Anh thay mặt Hội đồng Chính phủ phát biểu chúc mừng. Đồng chí Tạ Quang Bửu thay mặt Bộ Quốc phòng bày tỏ lời chúc mừng và lời hứa của toàn thể bộ đội sẽ nêu cao tinh thần chiến đấu anh dũng dưới sự chỉ huy của Đại tướng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xúc động phát biểu, vô cùng nhớ tiếc các Anh hùng liệt sĩ, chân thành biết ơn Bác, Quốc hội và Chính phủ đã dành cho vinh dự cao cả đồng thời hứa sẽ đem hết tinh thần và nghị lực làm trọn nhiệm vụ, góp phần khiêm tốn của mình vào sự nghiệp đấu tranh cho độc lập và thống nhất Tổ quốc. Sau buổi lễ, nói chuyện thân mật với mọi người, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Việc phong tướng cho chú Giáp và các chú khác hôm nay là kết quả biết bao hy sinh chiến đấu của đồng bào, đồng chí… Các thế hệ đi trước chiến đấu cho độc lập mà sự nghiệp không thành, nhắm mắt vẫn còn chưa thấy độc lập tự do. Chúng ta ngày nay may mắn hơn, nhưng trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn. Nghĩ tới hàng nghìn, hàng vạn người đã ngã xuống cho ngày hôm nay, chúng ta càng phải cố gắng giành cho được độc lập, tự do để thỏa mãn vong linh của những người đã khuất…”.

Khi lễ thụ phong diễn ra trọng thể ở Việt Bắc, Nguyễn Sơn đang ở Liên khu IV nên Chính phủ ủy nhiệm cho Chủ tịch Ủy ban Hành chính Kháng chiến Liên khu IV làm Lễ thụ phong, nhưng Nguyễn Sơn chần chừ, kéo dài thời gian chưa chịu nhận. Khi biết được tin này, Bác Hồ viết một tấm thiếp thư và giao cho đặc phái viên của Chính phủ là ông Phạm Ngọc Thạch đem vào Thanh Hóa trao tận tay Nguyễn Sơn. Bên ngoài tấm thiếp thư ghi dòng chữ: Tặng Sơn đệ. Bên trong là 4 câu: Đảm dục đại,/ Tâm dục tế./Trí dục viên,/Hạnh dục phương!.Dịch nghĩa: Tặng Nguyễn Sơn. Gan cần lớn,/Tâm cần tinh tế. Trí vẹn toàn,Hạnh phải thẳng ngay! Đây là một ứng xử rất bao dung, nhân văn của Bác Hồ. Nếu khi ấy, với cương vị Chủ tịch nước, Người có thể kỷ luật Nguyễn Sơn nhưng người đã ứng xử rất tinh tế đầy nhân văn. Hồ Chủ tịch không dùng quyền uy của Chủ tịch nước để nói với người dưới quyền mà là người anh đang nói chuyện với người em.

Ứng xử của Bác Hồ với Tướng Nguyễn Sơn là lấy đại cuộc làm trọng, dùng tình để cảm hóa, thể hiện sự bao dung bởi Bác hiểu rõ cá tính, tính cách, tâm can Nguyễn Sơn. Cách ứng xử này được thực hiện một cách tinh tế và rất cụ thể:

Một là, không lấy tư cách Chủ tịch Nước và người đứng đầu Chính phủ ra mệnh lệnh, phê bình và có thể bắt tội không thi hành phép nước (nếu ở triều vua phong kiến tướng này sẽ không bảo toàn được tính mạng) mà lấy tư cách người anh nói chuyện với người em, gửi cho người em 12 chữ chân tình.

Đã là anh em thì nhẹ nhàng khuyên nhủ, bảo nhau cũng hướng về cái tốt đẹp, đạo lý ở đời, Nguyễn Sơn là người có cá tính cương nên Bác dùng nhu “lạt mềm dễ buộc”. Xưa Lão Tử từng nói: “Cái mà thiên hạ cho là rất mềm lại thường thắng được cái rất cứng của thiên hạ” (Thiên hạ chi chi nhu, trù sinh thiên hạ chi phi kiên).

Hai là, Nguyễn Sơn vốn là người trọng văn hóa, yêu thích văn chương nên tấm thiệp “Tặng Sơn đệ”, Bác lấy chữ từ thơ của một danh nhân để khen Nguyễn Sơn, khẳng định tài – đức của Nguyễn Sơn nhưng cũng ngầm ý nhắc nhủ đã tốt rồi cần tốt hơn nữa, nhất là cần tinh tế, chín chắn hơn, cần phải tự mình sửa mình để hoàn thiện mình.

Ba là, việc cử đặc phái viên của Chính phủ vào Liên khu IV chủ trì lễ thụ phong là Bác hiểu tường tận căn nguyên. Không để người cùng cấp chủ trì lễ thụ phong, vừa giữ được thể diện vừa ưu ái không làm mất lòng tự trọng của Nguyễn Sơn, “buộc” Nguyễn Sơn không thể không chấp nhận. Phép nước không bị tổn hại. Sắc lệnh được thi hành.

Bốn là, ở đời xử sự với nhau cần đại lượng khoan hòa. Cách hành xử của Bác với Nguyễn Sơn ngầm ý như thế khi Bác dùng chữ tế thay cho chữ tiểu và tế đi với đại thì đại có nghĩa là đại lượng, bao dung.

Sau khi nhận được tấm thiếp thư này, Nguyễn Sơn đã vui vẻ nhận tổ chức là làm lễ phong quân hàm thiếu tướng cho ông.

Tấm thiếp thư mà Bác Hồ gửi ông đã trở thành câu chuyện gây cảm hứng cho nhiều thế hệ, thể hiện tính nhân văn, tấm lòng nhân ái, bao dung của Bác Hồ.

Vũ Trung Kiên (sưu tầm và biên soạn)

Những Hình Ảnh Quý Giá Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Với Bác Hồ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn 40 năm, sau sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người học trò của Người cũng đã ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho nhân dân Việt Nam.

73 năm trước, ngày 03 tháng 5 năm 1940, tại Trung Quốc, với bí danh là Dương Hoài Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên. Từ đây, Đại tướng đã luôn gắn bó, hoạt động bên Hồ Chủ tịch.

Không được đào tạo tại bất kỳ trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng vào ngày 28 tháng 5 năm 1948 theo sắc lệnh 110/SL ký ngày 20 tháng 1 năm 1948. Ông trở thành Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam khi 37 tuổi. Sau này, trả lời phóng viên nước ngoài về tiêu chí phong tướng, Hồ Chí Minh đã nói: “Đánh thắng Đại tá phong Đại tá, đánh thắng Thiếu tướng phong Thiếu tướng, thắng Trung tướng phong Trung tướng, thắng Đại tướng phong Đại tướng”.

Từ một giáo viên dạy sử, một nhà báo, ông đã trở thành một chính trị gia, một tướng lĩnh quân sự nổi bật của dân tộc Việt Nam. Ông chính là người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, người Đại tướng trong lòng muôn triệu trái tim con người Việt Nam.

Trong ngày mừng sinh nhật 100 tuổi, Đại tướng đã nói: “Tôi sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó”. Cả cuộc đời vì cách mạng, vì dân, vì nước. Những gì ông đã tiếp tục trên con đường còn dang dở của Chủ tịch Hồ Chí Minh là những gì đáng trân trọng nhất. Ông mãi là người học trò xuất sắc của Chủ tịch, là người Đại tướng của cả dân tộc ta.

Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp trên chiếc xe đến Quảng trường Ba Đình

Đại tướng Võ Nguyên Giáp (hàng đầu, thứ ba từ trái sang) bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau Lễ phong quân hàm Đại tướng, tại Lục Rã, chân đèo Re, ngày 27/5/1948. Ảnh: TTXVN sưu tầm

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950)

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến trong Chiến dịch Biên giới

Vào tháng 12 năm 1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng, bên phải) và các đồng chí lãnh đạo của Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi Đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: “Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?”, Đại tướng trả lời: “Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị”. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh”. Cuối cùng, Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm một đơn vị bộ đội diễn tập năm 1957.Ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam.

Đại tướng ( ngoài cùng, bên phải) cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dự Đại hội thể dục thể thao quân đội tại Câu lạc bộ Quân nhân Hà Nội (1959)

Vào cuối năm 1965, giữa Thủ đô Hà Nội, Bác Hồ đã tiếp một đoàn Anh hùng và Chiến sĩ thi đua miền Nam ra thăm miền Bắc. Cùng tiếp với Bác có các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Phạm Hùng, Hồ Thị Bi. Đoàn đại biểu lực lượng võ trang miền Nam gồm các Anh hùng Tạ Thị Kiều, Huỳnh Đảnh, Trần Dưỡng, Vai và Chiến sĩ thi đua Lê Chí Nguyện.

Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chụp ảnh nhân kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1962

Bác Hồ với đồng chí Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng, bên phải) tại ATK Định Hóa

Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (ngoài cùng, bên trái) đã đến thăm, xem buổi trình diễn kỹ thuật, chiến thuật và dự lễ công bố chính thức thành lập Binh chủng Đặc công ngày 19/3/1967

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chia sẻ nỗi đau cùng đồng bào trong ngày tổ chức Lễ tang của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hồ Bơi Ánh Viên

Hiện tại các bạn đang tìm kiếm hồ bơi ở quận 9 cũng như chung cư có hồ bơi ánh viên để đi bơi?

Hồ bơi Ánh Viên được xây dựng giữa lòng khu dân cư cao cấp Gia Hòa Art Village. Tên hồ được đặt theo tên của nữ kình ngư số 1 Việt Nam – Ánh Viên. Toàn bộ khuôn viên hồ bơi được xây dựng với diện tích rộng lớn và quy mô nhất Sài Gòn. Trong đó chiều dài bể bơi lên đến 70m và tổng diện tích toàn khô lên đến 1800 mét vuông.

Bể bơi Ánh Viên xây dựng ngoài trời được bao quanh bởi khuôn viên cây xanh mát dịu. Khi đến vận động tại hồ, bạn sẽ có cảm giác gần gũi với môi trường tự nhiên.

Bên trong bể bơi được trang bị hệ thống lọc nước tuần hoàn hoạt động khép kính. Vì vậy chất lượng nước luôn được đảm bảo để mọi người không gặp phải các vấn đề về bệnh da liễu.

Trung Tâm Dạy Bơi Việt Nam Kết luận:

Hồ bơi còn cung cấp dịch vụ ăn uống đi kèm và có đội ngũ cứu hộ thường xuyên túc trực hai bên bờ hồ. Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng trong trường hợp khẩn cấp.

Bể bơi Ánh Viên sở hữu khuôn viên rộng rãi, thông thoáng.

Bể bơi Ánh Viên đạt tiêu chuẩn nước sạch.

Địa điểm bơi lội cung cấp dịch vụ đi kèm.

Đội ngũ cứu hộ hoạt động thường trực.

Bể bơi Ánh Viên có khuôn viên rộng rãi nhất nhì Sài Gòn

Hạn chế của hồ bơi Ánh Viên

Mặt hạn chế lớn nhất của bể bơi Ánh Viên chính là là địa điểm bơi lội chủ yếu phục vụ cho người dân tại chung cư The Art. Nếu là người bên ngoài tòa nhà, bạn phải đăng ký mua vé với giá bán lên đến 50.000đ/vé.

Kết luận:

Hơn nữa bể bơi Ánh Viên lại được xây dựng theo phong cách ngoài trời. Khu vực bơi lội không được lắp đặt mái che nên rất nóng vào ban ngày. Trong trường hợp trời mưa, mọi người cũng không thể tìm đến bể bơi để luyện tập thể thao.

Giá vé vé của bể bơi Ánh Viên khá cao.

Bể bơi không có mái che phục vụ người dùng.

Hạn chế đối tượng khách hàng phục vụ.

Bể bơi Ánh Viên không có mái che

Hồ bơi ánh viên ở đâu? địa chỉ hồ bơi ánh viên quận 9 và chung cư nào mang tên hồ bơi ánh viên?

Địa chỉ hồ bơi Ánh Viên: Khu dân cư cao cấp The Art, Quận 9, chúng tôi

Giá vé hồ bơi ánh viên

Giá vé vào cổng của hồ bơi ánh viên có mắc quá không? hồ bơi ánh viên có giá cực kỳ ưu đã dành cho khách đi bơi cũng như học bơi.

Giá vé hồ bơi ánh viên: 50.000đ/người.

Đánh giá: 8/10 điểm. hạnh phúc