Cập nhật thông tin chi tiết về Thần Tài Có Cần Thiết Hay Không? mới nhất trên website Ica-ac.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bên cạnh ban thờ Thần Phật, Gia tiên, ban thờ Ông Địa – Thần Tài ngày càng chiếm một vị trí trọng yếu, nhất là với người làm kinh doanh hay buôn bán. Một trong các mối quan tâm hàng đầu với nhiều gia chủ đó là xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài.
Ông Địa Là Ai?
Ông Địa hay Thổ Công (tiếng Trung 土公, phiên âm Latin tǔ gōng), Thổ Địa (tiếng Trung 土地, phiên âm Latin tǔdi), Thổ Thần (tiếng Trung 土神, phiên âm Latin tǔ shén) là vị Thần xuất hiện phổ biến trong tín ngưỡng ở các nước Đông – Nam Á (nhất là ở Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Singapore, Malaysia…); chủ về cai quản một mảnh đất hay một khu vực nhất định nào đó.
Dân gian vẫn có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, tín ngưỡng thờ Thổ Công vốn có một lịch sử dài lâu, xuất phát từ vai trò không thể thay thế của đất đai – thổ nhưỡng với sự tồn vong của con người. Đất đai có tươi tốt, việc cấy hái, nuôi cây con (làm nông nghiệp) mới thuận lợi; nền đất có an ổn, con người mới có thể định cư và phát triển…
Từng xuất hiện nhiều hình tượng Ông Địa qua tranh, tạo hình…Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là hình tượng Ông Địa hiện lên với vẻ mặt phúc hậu, hiền lành, miệng cười thoải mái cùng dáng dấp bệ vệ.
Thần Tài Là Ai?
Thần Tài (tiếng Trung 财神, phiên âm Latin cáishén) là vị Thần được thờ phụng rất phổ biến theo quan niệm dân gian Việt Nam cũng như nhiều nước Á Đông (như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan…). Đây là vị Thần chủ về ban phát tài lộc, may mắn và sự hanh thông trong kinh doanh hay làm ăn.
Ngoài các tên gọi phổ biến như Thần Tài, Tài Thần, trong dân gian còn lưu truyền các cách gọi khác như Tài Bạch Tinh Quân (tiếng Trung 財帛星君, phiên âm Latin Cáibó Xīngjūn) hay Triệu Công Nguyên Soái (tiếng Trung 赵公元帅, phiên âm Latin Zhàogōng Yuánshuài).
Vì Sao Cần Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài
Việc lên hương, cúng ban Thần Tài – Ông Địa là việc các gia chủ, nhất là người làm kinh doanh hay buôn bán thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, trong chu kỳ một năm hay một tháng, chỉ có một số ngày cát lợi nhất định phù hợp nhất cho nghi thức thỉnh Ông Địa – Thần Tài. Theo quan niệm, nếu lựa đúng các thời điểm này, gia chủ hay người làm kinh doanh, buôn bán sẽ được phù hộ nhiều mặt, dễ đạt được nhiều hanh thông – thuận lợi về tài lộc hay làm ăn.
Ý Nghĩa Việc Lập, Thờ Ông Địa – Thần Tài
Việc lập ban thờ, cúng ban thờ Thần Tài không chỉ thể hiện lòng thành kính của gia chủ, mà còn hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc:
Với vị trí và sự kiểm soát của mình, Thần Tài – Thổ Địa có vị trí như vị
Thần Đất
; giúp cai quản đất đai, phù hộ gia chủ về việc làm ăn buôn bán, trông coi gia súc, gia tăng tài lộc.
Với các gia chủ và các hộ kinh doanh, điểm buôn bán: Việc thờ cúng Thần Tài hàm ý chiêu tài, mời gọi may mắn; mong cầu việc làm ăn, kinh doanh luôn được hanh thông và thuận lợi.
Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài
Để xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài được tối ưu nhất, các gia chủ nên lựa các ngày như sau:
Căn Cứ Vào Ngày Tiểu Cát
Ngày Tiểu cát tường rơi vào tháng 5 và tháng 11 Âm lịch hàng năm, gia chủ khi thỉnh Ông Địa – Thần Tài vào ngày này dễ nhận được sự thuận lợi, may mắn và bình an.
Căn Cứ Vào Ngày Tốc Hỷ
Ngày Tốc hỷ thường rơi vào tháng 3 và tháng 9 Âm lịch mỗi năm, gia chủ khi thỉnh Ông Địa – Thần Tài vào ngày này dễ nhận được sự thịnh vượng, tài lộc dồi dào.
Căn Cứ Vào Ngày Đại An
Gia chủ khi thỉnh Thần tài – Ông địa vào ngày Đại an sẽ mang ý nghĩa gia đạo bình an, yên ấm, bền vững trường tồn. Theo cách tính toán, thời điểm Đại an sẽ ứng vào tháng Giêng theo lịch Âm.
Thỉnh Ông Địa – Thần Tài Vào Ngày Vía Thần Tài
Ngày vía Thần Tài là thời điểm đặc biệt linh thiêng và ý nghĩa khi gia chủ còn đang băn khoăn khi xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài.
Theo tín ngưỡng dân gian, Ngày 10 Âm lịch mỗi tháng được xem là ngày Tài Thần, song ngày 10 tháng Giêng – tháng mở đầu của một năm, vẫn được xem là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất.
Các Khung Giờ Đẹp Thỉnh, Cúng Ông Địa – Thần Tài
Các khung giờ Hoàng Đạo, tối ưu nhất để các gia chủ thỉnh, cúng Ông Địa – Thần Tài sẽ rơi vào các khung giờ Tiểu Cát, Tốc Hỷ và Đại An. Theo đó:
Giờ
Tiểu Cát
(thời gian từ 1-3h và từ 13-15h
):
Khung giờ rất tốt lành, mọi việc đều hòa hợp, trôi chảy tốt đẹp, nhiều sự may mắn.
Giờ
Đại An
(thời gian từ 5-7h và từ 17-19h: Khung giờ tốt lành, thuận cho cầu tài hay xuất hành.
Giờ
Tốc Hỷ
(thời gian
từ 9-11h và từ 21-23h): Khung giờ tốt với nhiều điềm lành, niềm vui; thuận cho việc làm ăn, gặp gỡ đối tác…
Các Bước Thỉnh Đặt Ông Địa – Thần Tài Hợp Phong Thủy
Để tối ưu việc thờ cúng ban Ông Địa – Thần Tài cũng như thuận đường tâm linh, Phong thủy, các gia chủ cần chú ý các bước như sau:
Cẩn Trọng Lựa Tượng Ông Địa – Thần Tài
Phong thủy học quan niệm, mọi đồ vật (nói chung), đặc biệt là tượng thờ (nói riêng) chỉ có thể phát huy tối đa công năng khi ngoại quan nguyên vẹn, sạch sẽ. Do đó, các gia chủ trước khi thỉnh đặt Ông Địa – Thần Tài cần cẩn trọng, nhất thiết tránh lựa phải tượng có dấu hiệu bị nứt, vỡ hay thiếu nguyên vẹn (cá biệt cả trường hợp tượng đã từng được sử dụng qua).
Cạnh đó, cần lựa được tượng Ông Địa – Thần Tài có sắc diện tươi vui, tràn đầy phúc khí với nước da hồng hào.
Ngoài ra, sau khi mua tượng Ông Địa – Thần Tài tại địa chỉ uy tín cần bọc với nhiễu hay giấy đỏ, đặt cẩn thận trong hộp sạch sẽ, không để lộ thiên.
Chú Nguyện Nhập Thần cho tượng Ông Địa – Thần Tài
Để chu tất về phần tâm linh, sau khi mua tượng Ông Địa – Thần Tài, các gia chủ không nên thỉnh tượng về nhà ngay mà cần thiên di tượng vào chùa, nhờ các Sư Thầy tiến hành nghi thức “chú nguyện nhập Thần” cho tượng. Sau đó, nhờ Sư Thầy tư vấn lựa ngày cát lành nhất để có thể thỉnh tượng về (như nội dung “Xem ngày tốt thỉnh Ông Địa – Thần Tài” đã trình bày ở trên).
Lựa Cung Vị, Hướng Đặt Ban Ông Địa – Thần Tài Hợp Phong Thủy
Việc lựa đặt ban thờ thuận tâm linh, tối ưu về phong thủy là khía cạnh vô cùng quan trọng để việc thờ cúng Ông Địa – Thần Tài được chu tất. Khía cạnh này đã được Phong Thủy Phùng Gia đề cập chi tiết, các bạn vui lòng nhấn theo liên kết sau để nắm được nội dung cụ thể.
Các nguyên tắc khái lược nhất khi lựa cung vị, hướng đặt ban Ông Địa – Thần Tài hợp phong thủy sẽ nhấn vào các điểm như:
Ban Thần Tài cần dựa chắc chắn vào tường. Sẽ rất kỵ khi điểm tựa của ban thờ lại là cửa sổ, còn vết đóng đinh hay lỗ khoan; theo quan niệm, điều đó sẽ đưa tới sự thất thoát tài khí, thoái tài – một đại kỵ với gia chủ làm kinh doanh, buôn bán.
Bố trí ban Ông Địa – Thần Tài ở các nơi
thuận cho việc các Vị bao quát được người ra vào, chiêu tài vận, đồng thời ngăn được những nhân tố tiêu cực (ma, quỷ) có thể gây bất lợi cho gia chủ.
Tránh đặt ban thờ Ông Địa ở các cung vị, hướng bất lợi (treo trên cao, quay lưng ra cửa, đối diện gương, trực xung toilet hay nhà vệ sinh…).
Tịnh Sái Ban Thờ – Thanh Tẩy Tượng Ông Địa, Thần Tài
Đây là nghi thức xem như “tẩy uế” để việc thờ cúng ban Ông Địa – Thần Tài được chu toàn, tối hảo và thu hút nhiều sinh khí nhất cho chủ nhân.
Thông thường, các gia chủ cần chuẩn bị nước Ngũ vị hay nước thơm (nước vỏ bưởi) để thực hiện việc tịnh sái ban thờ và thanh tẩy tượng Ông Địa – Thần Tài được chu đáo nhất.
Lên Hương, Thờ Cúng Ban Ông Địa – Thần Tài
Việc lên hương, cúng ban Ông Địa – Thần Tài cần được các gia chủ tiến hành hàng ngày với sự cẩn trọng, trang nghiêm, thành kính. Đặc biệt cần chú ý đến cách vận trang phục hay ngôn từ, không dùng từ ngữ mạo phạm, dung tục…trước, trong và sau khi lên hương.
Không phải ngẫu nhiên mà Phong thủy học có quan niệm: “Tâm bất thiện, Phong thủy vô ích”!
Các Lưu Ý Khi Xem Ngày Tốt Thỉnh Ông Địa – Thần Tài
Đặc biệt tránh việc thỉnh đặt Ông Địa – Thần Tài vào các ngày Nguyệt kỵ, Nguyệt tận hay thời điểm Tháng Cô hồn (tháng 7 Âm lịch).
Nhất thiết cần thanh tẩy tượng Ông Địa – Thần Tài trước khi an vị, thờ cúng.
Không đặt ban Ông Địa – Thần Tài vào các hướng xấu, đại kỵ: đối diện toilet, nhà vệ sinh; đối diện gương; thiếu điểm tựa hay dựa vào cửa sổ; treo trên cao hay ngay dưới bóng đèn chiếu sáng; đặt nơi ẩm thấp, tối tăm…hay rơi vào các cung Ngũ quỷ, Lục sát, Họa hại…
Chỉ dâng hoa, quả tươi để cúng. Hết sức tránh việc dâng cúng hoa, quả giả.
Khăn tịnh sái ban thờ là khăn chuyên dụng cho việc làm sạch ban thờ. Tuyệt đối không dùng lẫn hay sử dụng các mục đích khác.
Khuyến nghị dùng nến (đèn cầy) hay đèn dầu. Tránh dùng đèn điện nhấp nháy. Theo quan niệm, đèn điện hay đèn nhấp nháy khiến Dương khí quá thịnh, không thực tối ưu cho ban thờ Tài thần (thuộc Âm).
Kiêng tán lộc cho người ngoài: Tán lộc sau khi hạ lễ từ ban Thần Tài được quan niệm là hành vi tán tài, không lợi cho gia chủ, cần hết sức tránh.
Tránh để vật nuôi hay thú cưng (như chó, mèo…) quậy phá ban thờ.
Lưu ý
việc đặt ban Ông Địa – Thần Tài theo tuổi, hợp mệnh để tránh những phát sinh ngoài ý muốn.
Kết Luận
Để có thêm các thông tin đặc sắc khác về phong thủy cũng như các vật phẩm chiêu tài, hóa sát khác, các bạn vui lòng lưu lại thông tin hay liên hệ Phong Thủy Phùng Gia qua hotline 0858.111.999
Xem Ngày Tốt Cho Bé Đi Học Có Cần Thiết Hay Không?
Người phương đông cực kỳ xem trong phong thủy và tâm linh, việc cho bé đi học cũng thế. Vây xem ngày tốt cho bé đi học có cần thiết hay không?
Người phương đông cực kỳ xem trong phong thủy và tâm linh, việc cho bé đi học cũng thế. Vây xem ngày tốt cho bé đi học có cần thiết hay không?
1. Những lưu ý khi xem ngày nhập học
Nếu bạn là người tin vào phong thủy và tâm linh thì bạn cần phải viết những lưu ý xem ngày tốt cho bé đi học.
Với những đứa trẻ khi được xem ngày nhập học thì người làm cha mẹ cần chú ý đến ngày hôm đó phải là ngày đẹp, tránh là các ngày tam nương, sát chủ,… sẽ gây ra những tai họa, tổn thất. Cha mẹ phải xem ngày tốt cho con đi học thật chính xác, đúng đắn để việc học, tới trường của con gặp nhiều may mắn, suôn sẻ.
Cùng với đó, xem ngày nhập học còn tránh những ngày đại kỵ với bản mệnh của con, đó cũng chính là điều mà bậc cha mẹ cần chú ý tới. Phải xem xét thật kỹ các ngày và lựa chọn đúng ngày tốt cho con xuất hành, đi học được tốt nhất, mang lại được nhiều điều may mắn, vui vẻ như vậy sẽ khiến trẻ thích thú, muốn khám phá nhiều thứ mới lạ hơn.
Ngoài việc xem ngày tốt cho con đi học thì cần xem giờ hoàng đạo, giờ tốt thuận lợi cũng có ảnh hưởng tới việc xuất hành, đi học. Cần thắp hương chỉ các hướng cầu mong may mắn từ thần linh, gia tiên để được phù hộ, bảo vệ mình khỏi những điều xấu xa ở xung quanh nên cha mẹ phải quan tâm đến.
2. Cách chọn ngày tốt để nhập học
Mỗi người lại có những vận mệnh, số mệnh khác nhau nên việc đi xem ngày nhập học còn tùy thuộc vào đứa trẻ để đưa ra các ngày tốt để lựa chọn cho việc xuất hành, ngay cả nhập học. Nhưng trong mỗi tháng lại có những ngày tốt khác nhau để bạn lựa chọn, các ngày tốt trong mỗi tháng để xem ngày nhập học không giống nhau nên cần đi xem kỹ lưỡng.
Đặc biệt, trong các ngày lại có các giờ xung khắc khác nhau bên trong còn có ý nghĩa nên làm gì và không nên làm gì để mọi việc được diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Trong ý nghĩa của quan niệm người phương Đông thì bạn nên dựa vào tham khảo, để mọi việc không có những trắc trở, khó khăn khiến bạn có những suy nghĩ tiêu cực.
3. Nhìn nhận khác quan về việc xem ngày tốt cho bé đi học
Nhìn chung việc chọn ngày này chỉ mang tính chất cá nhân.Việc ngày bé đi học thường là do các nhà trương hoặc cơ sở giáo dục quyết định nên chúng ta không thể can thiệp vào. Việc bé học tốt và phát triển tốt hay không phần nhiều phải do sự phối hơp giữa gia đình và cơ sở đào tạo.
Nhìn chung việc xem ngày tốt cho bé đi học là không thật cần thiết vì việc này có thể ảnh hưởng tới việc hòa nhập với lớp do có thể vào trể hơn các bạn khác. Đừng vì sự tin tưởng vào phong thủy cứng ngắt của bạn mà ảnh hưởng đến bé mà thay vào đó hãy chuẩn bị lý và định hướng cho trẻ để có thể hòa nhập vào 1 cộng động tốt hơn
Có Cần Xem Bói Hay Không? Xem Bói Có Đúng Hay Không?
Đa số mọi người thường rất thích xem bói, đặc biệt là các quý cô, quý bà (quý ông cũng có nhưng ít hơn), họ luôn cho rằng biết trước mọi việc sẽ cảm thấy an tâm hơn. Thực ra, xem bói không thể cải biến được số mệnh, chỉ có thay đổi cái tâm mới đắc được những điều tốt đẹp.
Bạn không nên giao thiệp nhiều với những người được gọi là “Thần thông”, “Thần gia”, “Tiên gia” này. Bạn là người tín Phật, thậm chí còn theo đạo Phật thì không nên tìm đến những người này, không nên nghe họ bói toán cho mình, nghe đi nghe lại có tác dụng gì?
Không phải họ luôn nói sai, có những người xem rất đúng, đoán mệnh rất chuẩn, nhưng bạn cũng không nên quá tin, không nên hỏi họ quá nhiều.
Vì sao? Bồ Tát vô cùng vĩ đại, Người đã từng nói với chúng ta: sức khỏe không tốt, đoản mệnh, nhiều bệnh tật, đều là do từng tạo nhiều nghiệp, sát sinh mà thành.
Nguyên nhân của tai ương là gì? Đó chính là do nghiệp tạo ra, từng làm hại các sinh mệnh, thì họ mới quay lại “đòi nợ”, thậm chí còn đòi cả mạng. Chắc chắn bạn sẽ nói điều này không sai, nhưng có thể còn nguyên nhân khác.
Không cần phải hỏi, những điều này Phật đã từng dạy chúng ta. Nếu bạn đến chỗ thầy bói toán xem tướng mệnh, họ chỉ có thể đưa ra không thể có cách giải quyết vấn đề.
Hãy nhớ đến lời Phật dạy rằng phải tích đức, hành thiện. Không làm điều ác, biết ăn năn hối cải sẽ phần nào làm chúng sinh động lòng từ bi mà hóa giải hận thù, đây chính là cách tốt nhất.
“Đức năng thắng số”, một người chỉ làm chuyện tốt, không làm điều xấu sẽ có thể chuyển biến nhân quả. Nhân quả chuyển biến, bệnh sẽ tự khỏi, tuổi thọ sẽ dài hơn, sức khỏe sẽ tốt lên mà gia đình sẽ an định.
Có nhiều đôi vợ chồng ăn ở không hài hòa dẫn đến ly hôn, người đó lại đi xem bói.
Không cần thiết! Phật đã nói cho ta biết nguyên nhân, bạn không cần phải đi tìm “thầy bói”. Vợ chồng không hòa thuận rồi ly dị, chắc hẳn trước đó đã tạo nghiệp lớn, thậm chí tội tà dâm. Đoạn tuyệt tà dâm, duy trì giới luật, giữ đúng đạo nghĩa vợ chồng, mỗi người đều bỏ đi những vị tư của bản thân, suy nghĩ cho đối phương ắt gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Việc không suôn sẻ không kiếm được tiền, làm ăn thất bát, người ta cũng lại đi xem bói.
Tại sao không giàu lên được? Tại sao mãi cứ nghèo? Nguyên nhân Phật đã từng nói cho biết, là do đã từng trộm cắp, lòng tham quá lớn.
Ăn năn! Đây là cách tốt nhất. Sau đó hãy đi bố thí, bố thí không có nghĩa phải mang nhiều thứ hoặc tốn nhiều tiền, mà nên bố thí mọi nơi mọi lúc. Cầm 1 nắm gạo tôi, cũng có thể bố thí được, bố thí có rất nhiều cách.
Giúp đỡ người khó khăn, chia sẻ đồ ăn cho động vật. Tại sao không làm? Không có thứ gì khác vậy thì hãy thường xuyên giúp đỡ mọi người bằng việc nhỏ, chỉ là dắt cụ già qua đường, nhặt giúp đồ bị rơi… Ấy cũng là một loại bố thí.
Với những lý do trên, chúng ta không cần đi xem bói, đoán mệnh nữa, đừng làm việc vô ích. Hãy tin vào Phật Pháp, hãy làm theo thuyết nhân quả, mọi thứ sẽ tự trở lên tốt đẹp.
Logo Có Cần Đăng Ký Bản Quyền Hay Không?
Logo có cần đăng ký bản quyền hay không? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? Sẽ là những nội dung chính mà Phan Law xin được chia sẻ với bạn đọc ngay trong bài viết dưới đây.
Với thời kỳ nền kinh tế hội nhập quốc tế, việc bảo vệ toàn diện thương hiệu của mình chắc chắn là vấn đề không thể bỏ qua của mỗi doanh nghiệp. Hãy tìm hiểu thật kỹ các nội dung trong bài viết để nắm rõ hơn thông tin về bảo hộ tài sản trí tuệ theo quy định nhé.
Logo có cần đăng ký bản quyền hay không?
Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, thật chất logo không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ bản quyền hay còn được gọi là đăng ký bảo hộ quyền tác giả. Tuy đây không phải là thủ tục bắt buộc, tuy nhiên khi bạn đăng ký bản quyền logo thành công, những lợi ích được mang đến cho bạn chính là:
Nắm trong tay chứng cứ quan trọng khi không may xảy ra tranh chấp thương hiệu khi hoạt động trên thị trường
Là cầu nối giữa thương hiệu của bạn với người tiêu dùng, đối tác. Thể hiện sự chuyên nghiệp, đáng tin cậy khi phát triển và xây dựng thương hiệu
Nhận được sự công nhận và bảo hộ của pháp luật
Thương mại hóa các quyền tài sản liên quan đến logo thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu
Là tài liệu tối ưu để tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ
Tạo nên một điểm nhấn cho thương hiệu của bạn giữa “rừng” các thương hiệu các cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Đến đây, có lẽ bạn đã tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: Logo có cần đăng ký bản quyền hay không rồi chứ? Chúng tôi xin khẳng định lại một lần nữa, việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả (bản quyền) cho logo thương hiệu là việc làm không thể thiếu khi kinh doanh trên bất kỳ thị trường nào, không chỉ tại thị trường Việt Nam!
Hồ sơ đăng ký bản quyền logo thương hiệu
Cục bản quyền Việt Nam là cơ quan quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định, cấp văn bằng bảo hộ cho thủ tục đăng ký quyền tác giả (bản quyền). Hồ sơ tiến hành đăng ký bản quyền logo thương hiệu tại Cục yêu cầu:
Tờ khai đăng ký bảo hộ quyền tác giả theo mẫu của Cục Bản quyền quy định
Mẫu logo thương hiệu cần được bảo hộ
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu thương hiệu
Giấy tờ pháp lý của tác giả sáng tác ra logo thương hiệu
Văn bản thỏa thuận giữa tác giả logo và chủ sở hữu thương hiệu
Các giấy tờ chứng minh quá trình sáng tác, công bố, sử dụng logo thương hiệu trên thị trường thực tế
Bản cam kết của tác giả logo thương hiệu
Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký theo quy định hiện hành của Cục Bản quyền
Logo có cần đăng ký bản quyền hay không hiện vẫn là vấn đề băn khoăn của nhiều doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể nhanh chóng bắt tay vào tiến hành thủ tục bảo hộ bản quyền logo càng sớm càng tốt. Phan Law luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ bạn trong tất cả quá trình bảo vệ logo thương hiệu của mình.
Bạn đang xem bài viết Thần Tài Có Cần Thiết Hay Không? trên website Ica-ac.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!