Cập nhật thông tin chi tiết về Tẩy Nốt Ruồi, Chưa Kịp Đổi Vận Mệnh Đã Rước Họa mới nhất trên website Ica-ac.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chủ nhật, 02/10/2011 21:34
Rước ung thư vì tẩy nốt ruồi
Tại khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn), các bác sĩ cho biết, trung bình một tháng, khoa tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đến thực hiện tiểu phẫu này. Nhiều trường hợp, quyết định xoá bỏ nốt ruồi vì mặc cảm.
Nhưng cũng không ít trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên tẩy vì là nốt ruồi ác tính nhưng vì đã xem phong thuỷ nên họ cố tẩy bỏ để thay đổi số mệnh. Thậm chí, khi bệnh viện từ chối tẩy nốt ruồi thì họ tìm đến các cơ sở tư nhân.
Trường hợp chị Đinh Thu L. (Cửa Bắc, Hà Nội) là một ví dụ điển hình về việc tẩy xoá nốt ruồi phớt lờ sự căn ngăn của bác sĩ. Nhắc đến trường hợp này, bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn) đã dùng từ “ương ngạnh rước tai họa”.
Vị bác sĩ này cho biết, chị L có nốt ruồi ở giữa cằm rất to. Nốt ruồi có những lỗ nhỏ và có cả lông mọc ra. Nốt ruồi đó được chẩn đoán là u hắc tố (một dạng ung thư da ác tính). Dù bác sĩ đã khuyên không nên tẩy nhưng chị L vẫn tìm đến một cơ sở tư nhân để tẩy.
Khi bà chủ cửa hàng bôi một loại thuốc trực tiếp lên nốt ruồi, chị L đã có cảm giác đau rát, khó chịu. Nốt ruồi “bay” đi nhưng thay vào đó là vết sẹo to hơn gấp hai lần nốt ruồi cũ. Sau đó 9 ngày, chị bôi thuốc kháng sinh nhưng vết sẹo vẫn đau, rỉ máu.
Sau khi nhập viện bác sĩ cho biết chị bị nhiễm trùng nặng do tẩy nốt ruồi không đúng cách. Bác sĩ còn khuyến cáo, vì là u hắc tố nên tế bào ung thư bắt đầu lan ra…
Ths. Nguyễn Vũ Hoàng, khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn) chia sẻ, hiện nay giới trẻ, kể cả nam giới rất sính tẩy nốt ruồi để lấy lại vẻ duyên dáng cho khuôn mặt. Và nguy hiểm hơn là việc tẩy nốt ruồi theo phong thuỷ, xoá bỏ những nốt ruồi không tốt, có điềm dữ khiến họ chưa kịp làm đẹp, chưa kịp thay đổi vận mệnh đã rước hoạ vào thân.
Ths. Hoàng cho biết đã gặp nhiều trường hợp “hậu làm đẹp” kiểu này. Đa phần bệnh nhân thấy vết thương chảy nước cố dùng cồn hoặc ôxy già để lau sạch, mà không ngờ càng lau càng loét.
Ths. Hoàng khẳng định, thuốc tẩy nốt ruồi được sử dụng tràn lan tại các cửa hàng mỹ phẩm, quán gội đầu, cơ sở tư nhân thực chất là một dạng axit loãng. Cơ chế của thuốc là bôi trực tiếp lên nốt ruồi cần tẩy để nốt ruồi bong ra và tan biến bởi nhiệt độ cao. Tuy nhiên, các loại thuốc tẩy nốt ruồi này rất nhiều khả năng chứa chì, kim loại nặng nguy hiểm đến sức khoẻ.
Dễ dãi, tùy tiện ắt gặp họa
Đem câu chuyện về việc tẩy nốt ruồi và phun nốt ruồi son may mắn đến chuyên gia thẩm mỹ, TS. Nguyễn Hữu Thọ chúng tôi nhận được câu trả lời: “Phun nốt ruồi son thực chất cũng là sử dụng hoá chất để tạo ra mà thôi. Cách làm như thế nào thì tôi chưa được biết nhưng chắc chắn là không tốt cho sức khoẻ”.
Chị Cao Thu H. (ngõ 76, Đại Từ, Hà Nội) chia sẻ: “Trên mặt tôi rất nhiều nốt ruồi vì thế tôi không tự tin trong giao tiếp. Lúc nào cũng e ngại người này, người kia bàn tán về nốt ruồi to như con ruồi đậu trên mặt. Tôi đã rất mặc cảm về chuyện này. Đặc biệt, khi bạn bè nhắc đến chuyện nốt ruồi phong thuỷ, tôi càng bị ám ảnh hơn.
Sau nhiều lần đắn đo, tôi đã tìm đến một cơ sở thẩm mỹ tẩy nốt ruồi. Nhưng nốt ruồi của tôi là nốt ruồi lồi (giống như mụn thịt) nên khi tẩy về rất rát. Cứ nghĩ vài hôm sẽ hết cảm giác đó, nhưng càng ngày lại đau rát hơn, chỗ nốt ruồi cũ thành một vết sẹo lồi to hơn mụn ruồi cũ, nổi mẩn đỏ, ngứa kinh khủng mà không dám gãi vì sợ nó lại loét rộng hơn. Sau 1 tuần, tôi vội đi khám ở Viện 108 mới té ngửa là vết thương đã bị nhiễm trùng. Đẹp đâu chả thấy, chỉ thấy đau nhức”…
Hiện nay tại các bệnh viện thường dùng phương pháp tẩy nốt ruồi bằng kỹ thuật laser hoặc đốt điện. Nguyên tắc cơ bản của các phương pháp này là đốt bỏ phần mụn ruồi và tạo ra một vết bỏng nhỏ ở nơi đốt.
Trước khi đốt bệnh nhân sẽ được gây tê giảm đau, sau khi đốt phải sát trùng tại chỗ tránh nhiễm trùng da và uống kháng sinh tránh bội nhiễm. Nếu tế bào không được đốt triệt để rất dễ nốt ruồi sẽ mọc lại hoặc gây hư biến. Thế nhưng, giới trẻ hiện nay không mấy lưu tâm đến tính an toàn mà chỉ quan tâm đến việc sẽ phải tẩy xoá nó bằng mọi cách.
TS.Nguyễn Hữu Sáu, bộ môn Da liễu – Đại học Y Hà Nội cho biết: “Nốt ruồi là nơi tập trung các tế bào hắc tố thành đám có thể ở thượng bì hoặc trung bì của da. Bình thường, các tế bào hắc tố nằm xen kẽ, rải rác giữa các tế bào đáy và có vai trò sản xuất melanin tạo ra màu sắc của da.
Vì vậy khi tẩy nốt ruồi cần lưu ý đến nốt ruồi lành tính hay ác tính. Khi một nốt ruồi đã trở thành ác tính, thường có những dấu hiệu to lên rất nhanh, dần chuyển sang màu sẫm, ngứa. Nếu thấy chỗ nốt ruồi loét ra thì càng chắc chắn nó đã biến thành ác tính.
Vì thế, những người có quá nhiều nốt ruồi trên cơ thể, đặc biệt nhiều nốt to nên đi khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các u hắc tố”. TS. Sáu khuyến cáo, giới trẻ không nên đi tẩy nốt ruồi theo trào lưu, sính theo phong thuỷ mà tự rước hoạ vào thân.
Tẩy Nốt Ruồi, Chưa Kịp Đổi Vận Mệnh Đã Rước Họa
Rước ung thư vì tẩy nốt ruồi
Tại khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn), các bác sĩ cho biết, trung bình một tháng, khoa tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đến thực hiện tiểu phẫu này. Nhiều trường hợp, quyết định xoá bỏ nốt ruồi vì mặc cảm.
Nhưng cũng không ít trường hợp bác sĩ khuyến cáo không nên tẩy vì là nốt ruồi ác tính nhưng vì đã xem phong thuỷ nên họ cố tẩy bỏ để thay đổi số mệnh. Thậm chí, khi bệnh viện từ chối tẩy nốt ruồi thì họ tìm đến các cơ sở tư nhân.
Trường hợp chị Đinh Thu L. (Cửa Bắc, Hà Nội) là một ví dụ điển hình về việc tẩy xoá nốt ruồi phớt lờ sự căn ngăn của bác sĩ. Nhắc đến trường hợp này, bác sĩ khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn) đã dùng từ “ương ngạnh rước tai họa”.
Vị bác sĩ này cho biết, chị L có nốt ruồi ở giữa cằm rất to. Nốt ruồi có những lỗ nhỏ và có cả lông mọc ra. Nốt ruồi đó được chẩn đoán là u hắc tố (một dạng ung thư da ác tính). Dù bác sĩ đã khuyên không nên tẩy nhưng chị L vẫn tìm đến một cơ sở tư nhân để tẩy.
Khi bà chủ cửa hàng bôi một loại thuốc trực tiếp lên nốt ruồi, chị L đã có cảm giác đau rát, khó chịu. Nốt ruồi “bay” đi nhưng thay vào đó là vết sẹo to hơn gấp hai lần nốt ruồi cũ. Sau đó 9 ngày, chị bôi thuốc kháng sinh nhưng vết sẹo vẫn đau, rỉ máu.
Sau khi nhập viện bác sĩ cho biết chị bị nhiễm trùng nặng do tẩy nốt ruồi không đúng cách. Bác sĩ còn khuyến cáo, vì là u hắc tố nên tế bào ung thư bắt đầu lan ra…
Ths. Nguyễn Vũ Hoàng, khoa Phẫu thuật tạo hình (Bệnh viện Xanh Pôn) chia sẻ, hiện nay giới trẻ, kể cả nam giới rất sính tẩy nốt ruồi để lấy lại vẻ duyên dáng cho khuôn mặt. Và nguy hiểm hơn là việc tẩy nốt ruồi theo phong thuỷ, xoá bỏ những nốt ruồi không tốt, có điềm dữ khiến họ chưa kịp làm đẹp, chưa kịp thay đổi vận mệnh đã rước hoạ vào thân.
Ths. Hoàng cho biết đã gặp nhiều trường hợp “hậu làm đẹp” kiểu này. Đa phần bệnh nhân thấy vết thương chảy nước cố dùng cồn hoặc ôxy già để lau sạch, mà không ngờ càng lau càng loét.
Ths. Hoàng khẳng định, thuốc tẩy nốt ruồi được sử dụng tràn lan tại các cửa hàng mỹ phẩm, quán gội đầu, cơ sở tư nhân thực chất là một dạng axit loãng. Cơ chế của thuốc là bôi trực tiếp lên nốt ruồi cần tẩy để nốt ruồi bong ra và tan biến bởi nhiệt độ cao. Tuy nhiên, các loại thuốc tẩy nốt ruồi này rất nhiều khả năng chứa chì, kim loại nặng nguy hiểm đến sức khoẻ.
Dễ dãi, tùy tiện ắt gặp họa
Đem câu chuyện về việc tẩy nốt ruồi và phun nốt ruồi son may mắn đến chuyên gia thẩm mỹ, TS. Nguyễn Hữu Thọ chúng tôi nhận được câu trả lời: “Phun nốt ruồi son thực chất cũng là sử dụng hoá chất để tạo ra mà thôi. Cách làm như thế nào thì tôi chưa được biết nhưng chắc chắn là không tốt cho sức khoẻ”.
Chị Cao Thu H. (ngõ 76, Đại Từ, Hà Nội) chia sẻ: “Trên mặt tôi rất nhiều nốt ruồi vì thế tôi không tự tin trong giao tiếp. Lúc nào cũng e ngại người này, người kia bàn tán về nốt ruồi to như con ruồi đậu trên mặt. Tôi đã rất mặc cảm về chuyện này. Đặc biệt, khi bạn bè nhắc đến chuyện nốt ruồi phong thuỷ, tôi càng bị ám ảnh hơn.
Sau nhiều lần đắn đo, tôi đã tìm đến một cơ sở thẩm mỹ tẩy nốt ruồi. Nhưng nốt ruồi của tôi là nốt ruồi lồi (giống như mụn thịt) nên khi tẩy về rất rát. Cứ nghĩ vài hôm sẽ hết cảm giác đó, nhưng càng ngày lại đau rát hơn, chỗ nốt ruồi cũ thành một vết sẹo lồi to hơn mụn ruồi cũ, nổi mẩn đỏ, ngứa kinh khủng mà không dám gãi vì sợ nó lại loét rộng hơn. Sau 1 tuần, tôi vội đi khám ở Viện 108 mới té ngửa là vết thương đã bị nhiễm trùng. Đẹp đâu chả thấy, chỉ thấy đau nhức”…
Hiện nay tại các bệnh viện thường dùng phương pháp tẩy nốt ruồi bằng kỹ thuật laser hoặc đốt điện. Nguyên tắc cơ bản của các phương pháp này là đốt bỏ phần mụn ruồi và tạo ra một vết bỏng nhỏ ở nơi đốt.
Trước khi đốt bệnh nhân sẽ được gây tê giảm đau, sau khi đốt phải sát trùng tại chỗ tránh nhiễm trùng da và uống kháng sinh tránh bội nhiễm. Nếu tế bào không được đốt triệt để rất dễ nốt ruồi sẽ mọc lại hoặc gây hư biến. Thế nhưng, giới trẻ hiện nay không mấy lưu tâm đến tính an toàn mà chỉ quan tâm đến việc sẽ phải tẩy xoá nó bằng mọi cách.
TS.Nguyễn Hữu Sáu, bộ môn Da liễu – Đại học Y Hà Nội cho biết: “Nốt ruồi là nơi tập trung các tế bào hắc tố thành đám có thể ở thượng bì hoặc trung bì của da. Bình thường, các tế bào hắc tố nằm xen kẽ, rải rác giữa các tế bào đáy và có vai trò sản xuất melanin tạo ra màu sắc của da.
Vì vậy khi tẩy nốt ruồi cần lưu ý đến nốt ruồi lành tính hay ác tính. Khi một nốt ruồi đã trở thành ác tính, thường có những dấu hiệu to lên rất nhanh, dần chuyển sang màu sẫm, ngứa. Nếu thấy chỗ nốt ruồi loét ra thì càng chắc chắn nó đã biến thành ác tính.
Vì thế, những người có quá nhiều nốt ruồi trên cơ thể, đặc biệt nhiều nốt to nên đi khám định kỳ nhằm phát hiện sớm các u hắc tố”. TS. Sáu khuyến cáo, giới trẻ không nên đi tẩy nốt ruồi theo trào lưu, sính theo phong thuỷ mà tự rước hoạ vào thân.
Nguồn Báo Dân Việt
Những Lưu Ý Khi Tẩy Nốt Ruồi
Có nên tẩy nốt ruồi?
Khi nốt ruồi xuất hiện ở những vị trí không mong muốn, khiến gương mặt chị em trở nên kém duyên và đắn đo có nên loại bỏ chúng. Với người cẩn trọng, thường trước khi tẩy nốt ruồi, họ sẽ tìm hiểu kỹ và lựa chọn cơ sở uy tín để tẩy vừa an toàn, vừa đám bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, vẫn còn một số người mắc sai lầm khi dùng theo phương pháp dân gian như: dùng tỏi, pin, hoặc dùng thuốc của các tiệm làm tóc chấm vào nốt ruồi… đã để lại sẹo lõm hoặc rỗ mặt.
TS.BS Nguyễn Hữu Quang thăm khám và tư vấn cho khách hàng tẩy nốt ruồi.
Theo TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương: Nốt ruồi liệt vào dạng khối u lành tính và thường mọc ở lớp thượng bì và trung bì của da. Có những nốt ruồi phẳng so với bề mặt da nhưng có nốt ruồi mọc gờ cao hơn bề mặt da. Cơ bản nốt ruồi thường tiến triển theo tỷ lệ thuận của chiều dài cơ thể, và đến hết tuổi trưởng thành sẽ dừng phát triển. Tuy nhiên, có những nốt ruồi sau đó phát triển bất thường về màu sắc, kích thước và biệt hóa (ung thư hóa) do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc bị tác động như cạy, nặn, đốt hoặc tẩy không đúng cách.
Bác sĩ Quang cho biết, ung thư da đang có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý, có bệnh nhân (BN) ung thư da khởi phát từ những nốt ruồi khi còn trẻ. Gần đây nhất, BV tiếp nhận nữ BN 38 tuổi, bị ung thư tế bào đáy. Trước đó, BN này thấy trên mặt xuất hiện những chấm màu đen, nốt ruồi trên mặt sưng to. Chị cứ nghĩ do bị “cháy nắng” nên đã bôi hồ nước, kem dưỡng để làm mát da. Đến khi vùng da mặt mẩn đỏ, nốt ruồi chảy dịch nhiều, sưng tấy, chị mới đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám thì phát hiện ung thư da và được chỉ định phẫu thuật ngay.
Một ca tiểu phẫu thẩm mỹ nốt ruồi tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Về việc BN có nên tẩy nốt ruồi hay không, bác sĩ Quang cho hay: “Xét về mặt bệnh lý, tốt nhất nên loại bỏ nốt ruồi ở độ tuổi 18-20 vì thời điểm này cơ thể đã phát triển hoàn thiện, khi đó vết sẹo sẽ nhanh lành, không bị giãn và thẩm mỹ hơn. Nếu không tẩy, về lâu dài, dưới tác động của ánh sáng mặt trời, đặc biệt là tia UV, nốt ruồi sẽ có nguy cơ biệt hóa cao hơn”.
Phương pháp tẩy nốt ruồi an toàn
“Với những nốt ruồi ở lớp thượng bì có thể sử dụng phương pháp laser nhưng với nốt có chân ở lớp trung bì hoặc sâu hơn, thường sau đốt laser sẽ để lại sẹo lõm hoặc bị rỗ và kích thước của sẹo có thể bằng hoặc to hơn nốt ruồi. Nếu những tổn thương đó lớn hơn 1cm thì việc khắc phục chỉ được 85%”, bác sĩ Quang khuyến cáo.
Việc đốt laser được cho là tân tiến, nhưng với những nốt ruồi ở lớp trung và hạ bì, phương pháp này có thể khó kiểm soát, bởi nếu đốt hết đáy nốt ruồi có thể sẽ để lại sẹo lõm. Vì vậy, để đạt thẩm mỹ tối ưu, loại bỏ triệt để nốt ruồi, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã lựa chọn phương pháp tiểu phẫu thẩm mỹ. Tức là, sau khi thăm khám, BN sẽ được gây tê tại chỗ, sau đó cắt bỏ nốt ruồi và khâu thẩm mỹ bằng chỉ siêu nhỏ.
“Phẫu thuật sẽ loại bỏ triệt để tế bào nên người bệnh không lo bị tái phát. Sau phẫu thuật, nên tránh nước lã, tránh nắng để vết thương không bị viêm tấy. Sau khi cắt chỉ (6-7 ngày phẫu thuật), lúc này vết sẹo sẽ tăng sắc tố và có màu đậm hơn xung quanh, bôi kem chống sẹo kết hợp dùng kem chống nắng, sau một thời gian, vết thâm sẹo sẽ mờ dần và biến mất. Còn với nốt ruồi ác tính, bác sĩ khuyên nên phẫu thuật, còn khi đã có di căn thì phải cân nhắc có nên phẫu thuật hay không”, bác sĩ Quang lưu ý.
Bác sĩ Quang khuyến cáo, hiện nay còn khá nhiều BN đã tự ý tẩy bằng phương pháp không chính thống như dùng tỏi, pin hoặc chấm thuốc ở cửa hàng làm đầu. Đến khi nốt ruồi phát triển to, nham nhở, bờ không đều, nốt ruồi phân tách đôi, sẹo lõm hoặc rỗ tìm đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khắc phục thì cũng chỉ là cứu vớt tình thế.
“Những hóa chất này thường là a xít, khi chấm vào nốt ruồi sẽ gây loét viêm chợt vùng đấy, có thể nhiễm trùng vết thương, sẽ ăn rộng ra, vết sẹo sẽ to hơn. Nếu vết thương có đường kính trên 1cm, chúng tôi phải phẫu thuật thẩm mỹ lại nhưng để đẹp thì khó đạt 100%. Bên cạnh đó, BN cần nhận biết, với nốt ruồi có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước dưới 6mm và rõ ràng thường lành tính. Nhưng khi phát hiện nốt ruồi màu sắc và hình dạng biến đổi bất thường như: đường viền bị mờ không rõ ranh giới giữa da và mọc to lên, chỗ đậm chỗ nhạt; mọc không đối xứng, nham nhở hình càng cua và to hơn 6mm nên thăm khám ở cơ sở uy tín để được xử lý”, TS.BS Nguyễn Hữu Quang khuyến cáo.
Nguồn: http://baotnvn.vn
Những Điều Nên Biết Khi Tẩy Nốt Ruồi
Nốt ruồi là những đốm xuất hiện trên da. Chúng thường có màu nâu, đen hoặc đỏ. Bề ngoài, chúng thường nhô cao hay phẳng, trơn láng hoặc thô ráp, một số còn có lông mọc tại nốt ruồi. Nốt ruồi thường có hình tròn hay hình oval với đường viền mềm mại.
Hầu hết nốt ruồi là lành tính và không thay đổi theo thời gian, chỉ một số rất ít là ác tính do nốt ruồi bị nhầm lẫn với ung thư hắc tố. Một vài nốt ruồi có từ khi bé mới sinh ra, đa số xuất hiện trong 30 năm đầu đời. Nốt ruồi là tế bào biểu bì do hắc tố tạo thành, những tế bào này góp phần tạo nên màu sắc da. Chúng có xu hướng sậm màu hơn nếu tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời hay trong thai kỳ.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện nốt ruồi như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc một số người có cơ địa dễ xuất hiện nốt ruồi.
Tẩy nốt ruồi có nguy hiểm không?
Trước khi tẩy nốt ruồi, bạn cần biết nốt ruồi của mình thuộc loại lành tính hay là biểu hiện bệnh lý. Điều này vô cùng quan trọng bởi nếu là nốt ruồi bình thường thì việc tẩy nốt ruồi hầu như không gặp khó khăn, nguy hiểm gì nhưng nếu là nốt ruồi bệnh lý thì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Nốt ruồi sắc tố bẩm sinh là những nốt ruồi đã xuất hiện khi sinh. Nevus (bớt bẩm sinh) bẩm sinh xảy ra với tỷ lệ khoảng 1/100 người. Những nốt ruồi này có nhiều khả năng phát triển thành khối u ác tính (ung thư) hơn là những nốt ruồi đơn thuần sau sinh. Nên kiểm tra nốt ruồi hoặc tàn nhang nếu có đường kính lớn hơn một cục tẩy bút chì hoặc có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào (dựa trên quy luật ABCDE) để phát hiện ung thư hắc tố.
* Ung thư hắc tố là một dạng ung thư da. Vị trí phổ biến nhất cho khối u ác tính ở nam giới là ngực và lưng và ở phụ nữ là chân dưới.
Quy luật này có thể tham khảo mang tính y học thưởng thức phát triển chứ chưa được thừa nhận về mặt học thuật tại Việt Nam.
*[1] Quy luật ABCDE là các đặc điểm quan trọng để phát hiện sớm ung thư sắc tố, trong đó:
B (Border: Bờ): Đường viền hoặc cạnh của nốt ruồi không liên tục, mờ hoặc không đều.
C (Color: Màu sắc): Màu sắc của nốt ruồi không giống nhau (trong suốt hoặc có các sắc tố nâu, đen, xanh, trắng, đỏ).
E (Evolving: Tiền triển): Nốt ruồi đang thay đổi hình dạng, kích thước, màu sắc.
Nếu nốt ruồi của bạn có bất kỳ dấu hiệu, đặc điểm nào được liệt kê ở trên theo quy luật ABCDE, hãy đến ngay bác sĩ da liễu để được khám và kiểm tra.
Nevus loạn sản là những nốt ruồi có kích thước lớn hơn trung bình (lớn hơn cục tẩy bút chì) và hình dạng không đều. Chúng có xu hướng không đều màu với trung tâm có màu nâu sẫm và các cạnh nhạt hơn, không đồng đều. Những nevus này có nhiều khả năng trở thành khối u ác tính. Trên thực tế, những người có 10 hoặc nhiều hơn các nốt ruồi dạng nevus loạn sản có nguy cơ phát triển thành khối u ác tính cao gấp 12 lần bình thường. Nếu có bất kỳ thay đổi bất thường nào với nốt ruồi thì nên được kiểm tra bởi bác sĩ da liễu để đánh giá ung thư da.
Các phương pháp tẩy nốt ruồi hiện nay
Bằng tia laser: tia laser làm ‘bốc hơi” mô nốt ruồi, loại bỏ tế bào sắc tố ở lớp thượng bì đồng thời tiêu diệt sắc tố nằm sâu dưới da.
Đốt điện: Sau vài lần điều trị, dòng điện sẽ phá hủy mô nốt ruồi nhưng cũng dễ gây tổn thương cho da lành xung quanh.
Dùng hóa chất chấm lên nốt ruồi: Chỉ nên áp dụng với các nốt ruồi lành tính, nhỏ và nông. Tuy nhiên dễ để lại biến chứng sẹo lõm hoặc sẹo lồi vì hóa chất có khả năng ăn mòn, có thể gây bỏng da.
Tiểu phẫu:Cách này phù hợp với những trường hợp nốt ruồi lớn và nổi gồ trên da, đậm màu hoặc ăn sâu dưới da. Trước/sau khi tiểu phẫu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra/ xét nghiệm xem nốt ruồi có phải u ác tính hay không. Độ sâu của vết rạch và vùng da tiểu phẫu phụ thuộc vào vị trí, kích thước nốt ruồi và trình trạng nốt ruồi lành tính hay ác tính.
Mẹo dân gian: Có nhiều cách tẩy nốt ruồi tại nhà được truyền tai nhau nhiều như dùng tỏi, mật ong, dầu thầu dầu, nước ép hành tây… Thế nhưng chưa có kết luận khoa học nào đảm bảo an toàn cho các cách này.
Cách chăm sóc da tránh sẹo sau tẩy nốt ruồi
Dù với phương pháp nào thì việc chăm sóc da cẩn thận sau khi điều trị vẫn rất cần thiết. Vùng da sau khi tẩy xóa nốt ruồi nhạy cảm hơn nhiều lần, nếu không giữ gìn kỹ dễ để lại sẹo lồi hoặc sẹo lõm, nhiễm trùng…
Chăm sóc vùng da được tẩy nốt ruồi:
Trước đây, thường vùng da tẩy nốt ruồi sẽ đóng vảy sau 2-3 ngày điều trị; 7-14 ngày sẽ bong vẩy và thường để lại sẹo lõm.
Hiện nay, sau khi loại bỏ nốt ruồi bằng laser, đốt điện…; các vết thương cần được giữ ẩm bằng các loại băng hydrocolloid trong suốt giúp cho sẹo bớt lõm, thẩm mỹ hơn. Các băng này chỉ thay khi thấm ướt dịch xuất tiết từ vết thương.
Vệ sinh vết thương: khi thay băng chỉ nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch polyhexanide để rửa vết thương. Không nên dùng dung dịch oxy già hoặc dung dịch chứa iod vì các dung dịch trên hiện nay đã được chứng minh ảnh hưởng đến tiến trình liền vết thương.
Dùng thuốc bôi: chỉ sử dụng sau khi vết thương đã lành và theo chỉ định của bác sĩ.
Cẩn thận trong ăn uống: dân gian thường kiêng cữ thịt gà, rau muống, đồ nếp, hải sản… sau khi tẩy xóa nốt ruồi để tránh gây ra sẹo lồi ở vết thương, nhưng hiện nay chưa có bằng chứng chứng tỏ các loại thức ăn trên ảnh hưởng đến việc hình thành sẹo lồi. Tuy nhiên, có thể hạn chế ăn các thức ăn trên nếu làm tăng cảm giác ngứa, khó chịu tại vết thương sau khi ăn.
Hạn chế đụng mạnh vào vết thương: Nên bảo vệ kỹ vết thương, tránh gãi, chà xát, đụng chạm mạnh vào đó, nhất là trong giai đoạn lên da non gây ngứa.
Tránh nắng, mỹ phẩm: nên tránh nắng, dùng mỹ phẩm ít nhất cho đến khi vết thương lành hẳn.
Bạn đang xem bài viết Tẩy Nốt Ruồi, Chưa Kịp Đổi Vận Mệnh Đã Rước Họa trên website Ica-ac.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!