Cập nhật thông tin chi tiết về Ráy Tai Không Vô Dụng Như Bạn Tưởng mới nhất trên website Ica-ac.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Vị trí của Ráy tai
Ráy tai là gì? Ráy tai chính là đoạn nối giữa vành tai và phần tai giữa. Ráy tai nằm ngay ở ống tai ngoài. Nó do một loại chất nhờn giống như mồ hôi tiết ra từ những tuyến hạch nhỏ (tuyến ráy tai) trộn cùng với những tế bào chết rơi ra trong lỗ tai mà thành.
2. Cấu tạo của Ráy tai
Ráy tai được hình thành từ 60% keratin (một loại protein) và các tế bào da chết, cholesterol, axit béo, cùng nhiều hợp chất khác… Chất này xuất hiện ở tai ngoài, và nó do tuyến cerumenous (chuyên sản xuất chất sáp) ở bên trong ống tai tiết ra.
Về cơ bản, thành phần của ráy tai ở mỗi người đều giống nhau, nhưng nó lại khác nhau về màu sắc và kết cấu. Chẳng hạn như người ở vùng Đông Bắc Á như Hàn Quốc, Trung Quốc sẽ có ráy tai khô, nghĩa là ráy tai có màu sắc đỏ hay đen, cứng, dễ bong thành những mảng màu vàng. Còn với những người có ráy tai ướt thì có màu sắc là cam thay đổi đến màu đỏ cam.
3. Chức năng của Ráy tai
Với hầu hết mọi người, ráy tai là thứ khó chịu và ai cũng mất một khoản thời gian để vệ sinh tai. Tuy nhiên tại sao cơ thể lại sản sinh ra ráy tai? Chắc hẳn là nó cũng phải có tác dụng đặc biệt nào đó.
Theo các nhà khoa học, ráy tai chính là một trong nhiều phương pháp bảo vệ cơ thể con người. Nó được cấu tạo giống y như một cái bẫy dính, ngăn các vật thể lạ, vi khuẩn lọt vào tai.
Một số chức năng quan trọng của ráy tai:
Ráy tai giúp bảo vệ ống tai và màng nhĩ không bị kích thích, không bị viêm
Giúp tai luôn luôn khô ráo, chống thấm cho tai (Nếu để ý mỗi khi tắm xong, trong ống tai sẽ tự khô kể cả khi không dùng bông tăm lau tai)
Ngăn ngừa vật thể lạ, vi khuẩn, vi trùng gây nhiễm trùng tai
Giúp tai không bị “sốc” với những âm thanh quá lớn
Như vậy ráy tai không phải là thứ vô dụng. Với chức năng như trên, ráy tai được xem như vệ sĩ bảo vệ cơ thể của mỗi người. Trong Đông y, từ xưa ráy tai còn có chức năng dùng làm thuốc chữa bệnh.
4. Các bệnh thường gặp
5. Những điều cần lưu ý
Lấy ráy tai một cách an toàn như thế nào?
Cách đúng và đơn giản là làm mềm ráy tai. Với ráy tai khô, cần dùng nhíp nhỏ nhờ người khác gắp ra. Hoặc làm mềm ráy tai trước khi lấy. Sử dụng thuốc làm mềm ráy tai mua ngay tại các quầy thuốc như: Audispray, glycerin hay dầu khoáng…Tra thuốc vào tai, sau đó nghiêng tai sang một bên và dung dịch đó sẽ chảy ra ngoài. Sử dụng khăn mềm. tăm bông lau tai chứ không sử dụng dụng cụ để ngoáy. Đây chính là một cách lấy ráy tai đúng cách và khoa học nên áp dụng.
Chăm sóc tai cho trẻ như thế nào?
Không dùng tăm bông ngoáy vào tai vì sẽ đẩy ráy tai vào ống tai sâu hơn
Không sử dụng dụng cụ lấy ráy tai vì sẽ làm trầy xước tai và dễ dàng bị nhiễm trùng
Chỉ nên lấy ráy tai khi có các triệu chứng: khó chịu, giảm thính lực, quá nhiều ráy tai quá dẫn đến tình trạng tắc nghẽn trong ống tai. Việc lấy ráy tai cho trẻ cần thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa
Theo khuyến cáo thì không nên lấy ráy tai vì cơ thể con người bình thường sẽ tự giải quyết được tình trạng sinh ra quá nhiều ráy tai. Đối với một số trường hợp có những dấu hiệu bất thường cần đến phòng khám và làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn: Vinmec
Vì Sao Có Ráy Tai Khô Và Ráy Tai Ướt?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tuấn Lâm – Bác sĩ Tai Mũi Họng – Khoa khám bệnh và Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Cơ thể con người là một khối thống nhất, bất kỳ bộ phận nào cũng đảm đương một vai trò nhất định, kể cả những chất bài tiết ra khỏi cơ thể. Một trong những chất tiết luôn luôn tồn tại nhưng ít được để ý đến đó chính là ráy tai. Vậy tại sao cơ thể chúng ta là tiết ra ráy tai, ráy tai thực sự có vai trò gì, vì sao có ráy tai khô, ráy tai ướt?
Ráy tai hay còn được gọi là cerumen, đây là một lớp chất tiết mỏng tích tụ trên da ống tai ngoài. Ráy tai xuất hiện ở phần lớn các động vật có vú, trong đó bao gồm cả con người. Cơ thể chúng ta tạo ra ráy tai từ các chất nhờn trong ống tai trộn lẫn với các tế bào đã chết đi, mồ hôi và bụi bẩn. Dưới tác động của lớp nhung mao trên bề mặt của tế bào tuyến, ráy tai sau khi hình thành sẽ di chuyển theo chiều từ trong ra ngoài, sau khi đến ống tai ngoài ráy tai sẽ có xu hướng tự khô rồi bong tróc ra ngoài. Lúc này, lớp ráy tai mới sẽ được hình thành ở ống tai để thay thế lớp ráy tai bị đưa ra ngoài.
Về mặt khoa học, ráy tai được tạo thành từ chất béo và cholesterol, các thành phần này khiến ráy tai khi mới hình thành có màu vàng, hơi dính. Tuy chỉ là một chất tiết của cơ thể nhưng màu sắc của ráy tai thay đổi lại có thể là một dấu hiệu báo động về tình trạng sức khỏe của cơ thể.
Ráy tai đóng vai trò giống như một “vệ sĩ” giúp ngăn chặn vi khuẩn, vi nấm tấn công vào các tổ chức bên trong của ống tai ngoài, giảm thiểu sự đe dọa đến thính giác của con người. Ngoài ra, ráy tai ở một mức độ vừa phải có chức năng “bôi trơn” giúp cho sóng âm thanh truyền đi dễ dàng, ngăn chặn côn trùng nhỏ, bụi bẩn… xâm nhập vào bên trong tai.
Ráy tai hình thành là một quá trình tự nhiên của cơ thể, tính chất có thể thay đổi tùy theo cơ địa, chủng tộc, môi trường, lứa tuổi và chế độ ăn uống. Ráy tai khô hay ráy tai ướt còn tùy thuộc vào hoạt động của tuyến ráy tai ở từng người khác nhau. Có người chỉ toàn là ráy tai khô tuy nhiên lại có người ráy tai luôn ẩm ướt, song phần lớn người Việt Nam chúng ta đều là ráy tai khô. Cho dù ở trạng thái khô hay ướt thì ráy tai đều giữ vai trò bảo vệ ống tai.
Mặt khác, theo các nhà nghiên cứu thống kê cho thấy, ráy tai ướt hoặc khô có thể do gen di truyền quyết định. Trường hợp ráy tai khô thường xuất hiện ở 95% người sống ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương và châu Mỹ. Còn ráy tai ướt lại chiếm ưu thế hơn hẳn ở những người châu Âu lẫn châu Phi. Điều này được giải thích là do sự tiến hóa di truyền của loài người để thích nghi với những miền khí hậu khác nhau.
Một triệu chứng của bệnh viêm tai giữa đó là ráy tai có mùi hôi. Dấu hiệu này cho biết tai của bạn có thể đã bị nhiễm trùng hoặc bị tổn thương tai giữa, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng viêm tai giữa mạn tính. Ngoài ra, nếu cảm thấy mình gặp vấn đề về khả năng thăng bằng, nghe thấy tiếng kêu trong tai hoặc cảm giác tai bị đầy hoặc bị nghẽn thì hãy đi khám bác sĩ ngay.
Hiện tượng này báo động về vấn đề như bị xước bên trong tai gây chảy máu hoặc màng nhĩ thủng, khi đó nên đi kiểm tra ngay, tuyệt đối không nên xem thường.
Nếu cơ thể chảy nhiều mồ hôi, nước tiết ra từ lỗ tai có thể là do mồ hôi đã chảy vào tai, hòa lẫn với ráy tai rồi chảy ra ngoài. Trong trường hợp không chảy mồ hôi nhưng ráy tai lại rất ẩm ướt và có màu xanh lá cây hoặc có vàng đậm thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm khuẩn tai.
Cơ thể sẽ tự biết sản xuất bao nhiêu ráy tai là đủ. Tuy nhiên nếu chúng ta vệ sinh ráy tai quá thường xuyên thì não sẽ nhận được phản hồi và phát ra tín hiệu để sản xuất nhiều ráy tai hơn nữa. Điều này không hẳn là tốt vì đây có thể là nguyên nhân dễ gây nhiễm trùng tai và các biến chứng nguy hiểm khác. Mặt khác tình trạng căng thẳng, suy nghĩ tập trung cao độ cũng đẩy mạnh quá trình sản xuất ráy tai, cơ thể sản xuất nhiều mồ hôi còn khiến ráy tai hình thành dễ dàng hơn. Không loại trừ nguyên nhân bệnh lý, những người bị nhiễm trùng tai hoặc mắc các khuyết tật trong tai… cũng có thể gây ra tích tụ nhiều ráy tai, ảnh hưởng đến hoạt động của tai. Do đó, chúng ta nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay nếu phát hiện có quá nhiều ráy tai một cách bất thường.
Ráy tai dạng vảy không phải là bệnh lý. Ráy tai dạng vảy là một dấu hiệu chỉ ra rằng bạn đang già đi. Người lớn tuổi ráy tai thường có xu hướng trở thành dạng vảy, đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường.
Nếu ráy tai đột nhiên biến mất, không còn sản sinh nữa thì có thể bạn đang mắc phải một bệnh lý rất hiếm và không rõ nguyên nhân mang tên “Keratosis obturans” hay còn gọi là tình trạng tích tụ keratin ở ống tai”. Hiện tượng này được miêu tả là: Thay vì tự di chuyển ra tai ngoài, ráy tai lại tích lũy bên trong tai cho đến khi tai xuất hiện một “nút” cứng. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức tai, có thể bị sốt, nếu ráy tai tích tụ đầy quá còn khiến tai sưng viêm. Khi đó, bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để xử lý. Tuyệt đối không tự ý tìm mọi cách để lấy ráy tai ra vì việc làm này có thể gây nguy hiểm tai.
Ráy tai khô và ráy tai ướt nếu không xuất hiện các bất thường kể trên thì đều không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu thấy xuất hiện các bất thường thì bạn nên sớm thăm khám chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Tai – Mũi – Họng. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Tuấn Lâm có hơn 10 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý Tai Mũi Họng của người lớn và trẻ em. Hiện bác sĩ Lâm đang công tác tại khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
Nút Ráy Tai : Có Thể Gây Ra Những Khó Chịu Gì?
Ráy tai bôi trơn, làm sạch, bảo vệ niêm mạc ống tai. Vì bản chất là sáp, nên nó có khả năng ngăn ngừa thấm nước, giữ bụi bẩn, cũng như đảm bảo côn trùng, nấm, vi khuẩn không xâm nhập vào ống tai và gây hại cho màng nhĩ. Ráy tai cúng có tính a-xít nhẹ, nên nó có đặc tính kháng khuẩn. Không có ráy tai, ống tai sẽ bị khô, úng nước, dễ bị nhiễm trùng.
Chảy dịch tai là một triệu chứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Dịch có thể có dạng trong, lẫn máu hoặc giống như mủ. Chảy dịch tai có thể cấp hoặc mạn, nó biểu hiện cho bệnh lý ở các thành phần của tai. Vậy đâu là những nguyên nhân thường gặp gây chảy dịch tai? Nó có nguy hiểm không? Khi nào cần tới khám bác sĩ? Cùng cập nhật những kiến thức cơ bản về tình trạng thường gặp này với bài viết: “Chảy dịch tai: Những nguyên nhân thường gặp“
2. Tại sao người châu Á thường bị ráy tai khô hơn?
Ráy tai khô hay ướt tùy thuộc vào hoạt động của tuyến ráy tai khác nhau. Dù ở dạng khô hay ướt, ráy tai đều có nhiệm vụ bảo vệ ống tai.
Theo các nhà nghiên cứu, ráy tai ướt hay khô thường do gen quyết định. Ráy tai khô xuất hiện ở 95% người Đông Á, còn ráy tai ướt chiếm ưu thế ở người châu Âu lẫn châu Phi. Do đó, người Việt Nam chúng ta có xu hướng bị ráy tai khô nhiều hơn.
3. Ráy tai không phải là dấu hiệu của vệ sinh kém!!!
Chúng ta thường hiểu lầm như vậy. Thật ra ráy tai hay “earwax” – Thuật ngữ y khoa là “cerumen” – bao gồm các ý nghĩa sau:
Là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên, ngăn ngừa da bên trong tai trở nên quá khô
Bẫy bụi bẩn trước khi chúng có thể vào sâu trong ống tai
Hấp thụ các tế bào da chết, các mảnh vụn
Ngăn chặn vi khuẩn, các sinh vật truyền nhiễm khác đến tai trong.
Một số người tiết nhiều ráy tai, trong khi những người khác tiết ít hơn. Điều này cũng thay đổi tùy theo dân tộc (gen), độ tuổi, môi trường và thậm chí cả chế độ ăn uống. Trên thực tế, ráy tai là một dấu hiệu của đôi tai khỏe mạnh.
4. Tại sao bạn có nhiều ráy tai hơn người bình thường???
Một số người tiết nhiều ráy tai hơn bình thường. Một số yếu tố ảnh hưởng bao gồm:
Bản thân có ống tai hẹp hoặc không hình thành đầy đủ
Những người ống tai có rất nhiều lông
Người mắc bệnh xương khớp, hoặc tăng trưởng xương lành tính ở phần ngoài ống tai
Người có bệnh lý tình trạng da, hay gặp: chàm
Người già, vì ráy tai có xu hướng trở nên khô hơn và cứng hơn theo tuổi tác, điều này làm tăng nguy cơ bị nút ráy tai
Người bị viêm tai thường xuyên
Những người mắc hội chứng Lupus ban đỏ hệ thống…
Bơi có thể khiến một số người sản xuất ráy tai nhiều hơn.
5. Việc tắc nghẽn ráy tai dẫn đến hình thành nút ráy tai do đâu?
Những người tiết nhiều ráy tai có khả năng bị tắc nghẽn, hình thành nút ráy tai.
Máy trợ thính và dụng cụ đặt trong tai ngăn không cho ráy tay bong ra khỏi tai một cách tự nhiên, dẫn đến sự tích tụ bên trong tai.
Việc tự ý sử dụng các vật dụng để loại bỏ ráy tai hoặc giảm ngứa có thể làm cho tình trạng tích tụ tồi tệ hơn. Những mặt hàng này bao gồm:
Khi bạn dùng không đúng, chúng có xu hướng đẩy ráy tai vào sâu hơn. Chúng cũng có thể gây tổn thương các vùng nhạy cảm của tai, tổn thương hệ thống lông chuyển, có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn.
6. Nút ráy tai có thể gây ra những khó chịu gì?
Khi một tai của bạn bị chặn bởi nút ráy tai sẽ gây đau và ảnh hưởng đến thính giác.
Tắc nghẽn nút ráy tai có thể gây ra các triệu chứng sau:
Nút ráy tai có thể dẫn đến nhiễm trùng tai nếu không được điều trị. Rất hiếm khi nhiễm trùng này lan đến nền sọ và gây ra biến chứng nội sọ do tai khác.
Tuy nhiên, chóng mặt có thể xảy ra nếu ráy tai đẩy vào màng nhĩ hoặc sát màng nhĩ. Triệu chứng này có thể gây buồn nôn và cảm giác đầu óc di chuyển. Chính điều nay mới gây ra những nguy hiểm thứ phát cho người bệnh.
8. Nên loại bỏ nút ráy tai như thế nào để đảm bảo an toàn???
Nút ráy tai luôn gây khó chịu cho người bệnh, do đó cần phải được thăm khám, can thiệp bởi bác sĩ chuyên khoa.
Tùy vào vị trí, mật độ cũng như tình trạng ống tai của người bệnh, bác sĩ có thể dùng dụng cụ chuyên dụng lấy nút ráy tai ra ngoài ngay trong lần đầu tiên thăm khám.
Với các trường hợp nút ráy tai quá cứng, nằm sát màng nhĩ, bác sĩ có thể kê đơn hướng dẫn bạn sử dụng một số thuốc xịt làm mềm ráy tai chuyên dụng tại nhà. Sau đó, khi ráy tai đã mềm hơn, chúng sẽ được hút ra ngoài dễ dàng bởi dụng cụ chuyên dụng, đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Chỉ sử dụng đầu tăm bông mềm để làm sạch các phần bên ngoài của tai, và không bao giờ chọc vào bên trong.
Như vậy, ráy tai không phải chất dư thừa, thậm chí còn đóng vai trò làm “người bảo vệ” cho tai. Vì một lý do nào đó, bạn bị tăng tiết ráy tai nhiều, hãy đi khám để điều trị nguyên nhân đó. Nút ráy tai luôn cần sự can thiệt của các bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý lấy nút ráy tai vừa làm chúng bị đẩy vào sâu hơn, vừa có thể gây tổn thương ống tai, thậm chí thủng màng nhĩ.
Những Tác Dụng Của Bơi Ếch Cực Tốt Mà Bạn Không Thể Không Biết
Bơi là môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mỗi một kiểu bơi khác nhau lại có những động tác, kỹ thuật riêng. Điều này tác động lên cơ thể khác nhau nên mang lại những lợi ích cũng không giống nhau. Trong số các kiểu bơi có bơi bướm, bơi ếch, bơi sải, bơi ngửa. Bơi ếch được xem là kỹ thuật bơi cơ bản nhất, dễ thực hiện nhất nên nó thường được dạy trong các bài nhập môn về bơi. Vậy nơi ếch có những tác dụng gì?
Bơi ếch chính là kiểu bơi mô phỏng theo hình dáng và tư thế của con ếch khi di chuyển dưới nước. Động tác bơi này đòi hợp sự kết hợp nhịp nhàng của các cơ quan cho nên nó tác động lên cơ thể một cách toàn diện, mang đến nhiều lợi ích bất ngờ.
Giúp phát triển chiều cao cực tốt
Đây là lợi ích của bơi nói chung và bơi ếch nói riêng. Khi bơi, cơ thể phải vận động một cách uyển chuyển và nhịp nhạc. Các động tác bơi ếch tác động đến toàn cơ thể, nhất là hệ xương. Dưới lực đẩy của nước, kết hợp với động tác của cơ thể, hệ xương được đàn hồi tốt và linh hoạt hơn.
Bơi ếch vốn là một trong những động tác bơi được ưa chuộng nhất hiện nay. Không chỉ có lợi cho sức khỏe của người tập, đây còn là kiểu bơi giúp cải thiện chiều cao cực kỳ hiệu quả, phù hợp với mọi độ tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn không phải là một tín đồ của bơi lội nhưng vẫn muốn nâng cao sức khỏe hay giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi thì hoàn toàn có thể lựa chọn sang một môn thể thao khác như bóng đá. Chơi bóng đá giúp bạn trở nên nhanh nhẹn và khỏe khoắn hơn trong khi đó xem tin tức bóng đá hay cập nhật các thông tin về du doan cup c1 tại BaotinbongVn sẽ giúp bạn thoải mái và hứng thú hơn rất nhiều.
Giúp phát triển hệ hô hấp và tim mạch
Khi chúng ta bước xuống nước ở độ sâu ngang ngực, ta luôn có cảm giác tức ngực và khó thở. Điều này là do hệ hô hấp và tim mạch chịu sự tác động của áp lực nước. Khi chúng ta bơi lội, thích nghi với môi trường nước, thì cảm giác khó chịu đó biến mất.
Khi bơi ếch, toàn bộ cơ thể vận động, kích thích sự lưu thông của các mạch máu, nhờ vậy mà hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, việc duy trì nhịp thở đều đặn hay tạo các đợt lấy hơi dài, nín hơi sâu trong nước. Chính những áp lực nước tác động lên ngực đã giúp phát triển hệ hô hấp và tăng dung tích sống của phổi.
Một lợi ích của bơi ếch không thể không nhắc đến chính là giúp chắc khỏe xương. Khi bơi ếch, các chi và bộ phận trên cơ thể được chuyển động một cách nhịp nhàng. Hệ thống khớp và cơ bắp vì thế trở nên linh hoạt hơn. Bơi ếch tạo nên sự khỏe khoắn và dẻo dai cho xương, hạn chế chấn thương sau mỗi lần tập luyện.
Giúp lấy lại vóc dáng hiệu quả
Nếu bạn để ý sẽ thấy, những người biết bơi thường có vóc dáng rất cân đối. Và một trong những lợi ích được nhiều người cảm thấy thích thú khi tham gia bơi ếch chính là giúp lấy lại vóc dáng thon thả, cân đối. Tập đúng các động tác bơi ếch sẽ giúp tiêu hao năng lượng và mỡ thừa, nhất là mỡ vùng bụng, đùi và bắp tay.
Khi bơi, những đợt sóng của nước sẽ tác động lên cơ thể, tạo ra những hiệu ứng mat-xa tự nhiên khiến người bơi cảm thấy vô cùng thư giãn và dễ chịu. Không những vậy, bơi ếch thúc đẩy các cơ quan trong cơ thể như hệ tuần hoàn, hô hấp, tim mạch, bài tiết, thần kinh … hoạt động. Điều này rất tốt cho những người bị suy nhược thần kinh, giúp họ có giấc ngủ sâu hơn.
Trong hoạt động sống của chúng ta, việc đốt cháy calo có tầm quan trọng đối với sức khỏe. Bởi khi ta giải phóng calo đồng thời sẽ đào thải một phần độc tố ra ngoài. Thực hiện bơi ếch đòi hỏi có thể phải tiêu tốn năng lượng để vận động toàn thân. Quá trình này đốt cháy calo rất hiệu quả. Đó là lý do vì sao mọi người thường cảm thấy ăn ngon miệng hơn sau khi bơi.
Khởi động kỹ trước khi bơi ếch
Khi ta tham gia bất cứ môn thể thao nào thì yêu cầu về khâu chuẩn bị là rất quan trọng. Để chuẩn bị một thể lực tốt nhất, tránh các chấn thương không mong muốn thì khởi động là khâu cực kỳ quan trọng. Điều này còn quan trọng hơn với môn bơi lội, đặc biệt là bơi ếch. Bạn không nên xem nhẹ điều này mà thực hiện qua loa vài động tác rồi nhảy xuống hồ. Bởi vì các thao tác sơ sài ấy không đủ để làm nóng cơ và khiến bạn dễ bị các tai nạn dưới nước.
Hít thở đúng cách khi bơi
Khi hoạt động dưới nước, dưới tác động của áp lực nước, hệ hô hấp bị ảnh hưởng rất lớn. Do đó, hít thở đúng cách khi bơi đóng vai trò rất quan trọng. hít thở không đúng sẽ bị tức ngực và nhanh đuối sức. Do đó, hãy duy trì hít thở nhịp nhàng. Khi dưới nước hãy thở bằng mũi và hít vào bằng miệng khi ngoi lên.
Kết hợp tay và chân đúng kỹ thuật
Bơi ếch là sự kết hợp nhịp nhàng của rất nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là tay và chân. Những tác dụng của bơi ếch sẽ được phát huy một cách hiệu quả khi bạn kết hợp tay và chân, các bộ phận khác đúng kỹ thuật.
Khi bơi ếch, cần nhớ, tay luôn trong tư thế chẻ nước. Khi bơi, hai tay sẽ chắp vào nhau sau đó quạt về hai bên để rẽ nước. Chú ý không nên quạt tay quá rộng vì sẽ khiến cho cơ thể nhanh bị mất sức.
Không nhấc đầu lên khi bơi ếch
Một chú ý khác cũng rất quan trọng khi bơi ếch đó là tuyệt đối không được nhấc đầu lên. hãy chú ý để tư thế đầu được tự nhiên nhất bằng cách nâng vai lên sao cho khi ngoi lên. Còn cằm chìm trong nước. Nếu như bạn không dùng vai ngoi lên mà lại nâng đầu lên sẽ khiến cho lưng bị đau và lâu dài sẽ thành thói quen có hại.
Bạn đang xem bài viết Ráy Tai Không Vô Dụng Như Bạn Tưởng trên website Ica-ac.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!