Xem Nhiều 6/2023 #️ Ngũ Hành Phong Thủy – Ngũ Hành Tương Sinh, Tương Khắc Trong Phong Thủy # Top 9 Trend | Ica-ac.com

Xem Nhiều 6/2023 # Ngũ Hành Phong Thủy – Ngũ Hành Tương Sinh, Tương Khắc Trong Phong Thủy # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ngũ Hành Phong Thủy – Ngũ Hành Tương Sinh, Tương Khắc Trong Phong Thủy mới nhất trên website Ica-ac.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngũ hành bao gồm các yếu tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ 

Trong phong thủy, sự tương tác của ngũ hành được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện tại của con người để tăng dương khí và điều chỉnh âm khí nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu ngũ hành là gì?

Sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương. Đi cùng theo đó, dựa trên sự chấp nhận cách vận hành của thế giới, nguyên lý ngũ hành đã đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.

Vậy ngũ hành là gì? là thuyết vật chất sớm nhất của nhân loại, tồn tại độc lập với ý thức của con người. Ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ từ “dương biến âm hợp” sinh ra. Ngũ hành vô hình ở dạng khí, hữu hình ở dạng hình thể của các vật, các loại.

Cũng theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn trải qua năm trạng thái là: Thổ, Kim, Thủy, Mộc và Hỏa (tiếng Trung: 土, 金, 水, 木, 火; bính âm: tǔ, jīn, shuǐ, mù, huǒ). Năm trạng thái này gọi là Ngũ hành (五行), không phải là vật chất như cách hiểu đơn giản theo nghĩa đen trong tên gọi của chúng mà đúng hơn là cách quy ước của người Trung Hoa cổ đại để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.

Học thuyết Ngũ hành diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 – Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 – Khắc) hay Tương khắc.

Trong mối quan hệ Sinh thì Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ.

Trong mối quan hệ Khắc thì Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.

Một số học giả trên cơ sở sinh và khắc lại bổ sung thêm chế hóa, thừa thắng và hạ nhục, bổ – tả thực chất là sự suy diễn ra từ hai nguyên lý cơ bản nói trên.

Năm nguyên tố và các nguyên lý cơ bản của Ngũ hành đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực hoạt động của người Trung Hoa cũng như một số quốc gia và vùng lãnh thổ xung quanh như: Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore… từ thời cổ đại đến nay trong nhiều lĩnh vực như hôn nhân và gia đình, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, y học cổ truyền, quân sự…

Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.

Đặc tính của ngũ hành

Ngoài việc hiểu ngũ hành là gì thì chúng ta cần biết thêm những đặc tính của nó như: lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng. Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó cứ tồn tại mãi theo không gian và thời gian, nó là nền tảng là động lực để vũ trụ vận động và vạn vật được sinh thành.

– Lưu hành nghĩa là 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong vạn vật trong không gian và thời gian. Ví như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy mọi thứ nó đi qua.

– Luân chuyển nghĩa là 5 vật chất luân chuyển tự nhiên ví như hành mộc cây sẽ từ bé mà lớn lên.

– Biến đổi nghĩa là 5 vật chất sẽ biến đổi ví như lửa đốt cháy mộc hóa thành than, hay mộc lớn lên có thể lấy gỗ làm nhà, hay kim trong lòng đất được khai thác và chế biến thành công cụ có ích….

1. Kim

Hành Kim trong ngũ hành tương sinh tương khắc chỉ về mùa Thu và sức mạnh. Đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Mặt khác, Kim còn là vật dẫn.

Tích cực: Kim là sự truyền đạt thông tin, ý tưởng sắc sảo và sự công minh.

Tiêu cực: Kim có thể là sự hủy hoại, là hiểm họa và phiền muộn. Kim có thể là một món hàng xinh xắn và quý giá mà cũng có thể là đao kiếm.

Tính cách người thuộc hành Kim

Người mạng Kim có tính độc đoán và cương quyết. Họ dốc lòng dốc sức theo đuổi cao vọng. Là những nhà tổ chức giỏi, họ độc lập và vui sướng với thành quả riêng của họ. Tin vào khả năng bản thân nên họ kém linh động mặc dù họ thăng tiến là nhờ vào sự thay đổi. Đây là loại người nghiêm túc và không dễ nhận sự giúp đỡ.

Tích cực: Mạnh mẽ, có trực giác và lôi cuốn.

Tiêu cực: Cứng nhắc, sầu muộn và nghiêm nghị.

Hành Kim: Chủ về nghĩa, tính tình cương trực, mãnh liệt. Sự vật có tính chất sạch sẽ thu liêm, túc sát đều có thể quy về Kim.

Màu sắc: màu trắng, xám, bạc và vàng ươm.

Vạn vật thuộc hành này: Tất cả các kim loại, hình dáng tròn bầu, mái vòm, vật dụng kim khí, cửa và bậc cửa, đồ dùng nhà bếp, tiền đồng Đồng hồ.

2. Mộc

Mộc tượng trưng cho mùa xuân, cây cỏ tốt tươi.

Thuộc khí Âm: Mộc mềm và dễ uốn.

Thuộc khí Dương: Mộc rắn như thân gỗ lim.

Dùng với mục đích lành: Mộc là cây gậy chống.

Với mục đích dữ: Mộc là ngọn giáo.

Tính cách người thuộc hành Mộc

Người mạng Mộc có tinh thần vị tha và năng nổ, thích tiên phong, nhiều ý tưởng, tính cách hướng ngoại của họ được nhiều người thương, giúp. Vì là người sáng tạo nên họ thích tưởng tượng hơn hoàn thành kế hoạch.

Hành Mộc: Chủ về nhân, tính thẳng, tình cảm ôn hòa. Sự vật có tính chất sinh trưởng hướng lên, thông đạt đều có thể quy về Mộc. Mộc là “khúc trực”, “khúc” là cong “trực” là duỗi, do đó Mộc có đặc trưng có thể co duỗi.

Tích cực: Có bản tính nghệ sỹ, làm việc nhiệt thành.

Tiêu cực: Thiếu kiên nhẫn, dễ nổi giận, thường bỏ ngang công việc.

Màu sắc: màu xanh lục, màu xanh dương và màu ngọc lam

Vạn vật thuộc hành này: Các loài thảo mộc, đồ đạc bằng gỗ, giấy, cột trụ, sự trang hoàng, tranh phong cảnh.

3. Thủy

Tích cực: Có khuynh hướng nghệ thuật, thích kết bạn và biết cảm thông.

Tiêu cực: Nhạy cảm, mau thay đổi và gây phiền nhiễu.

Tính cách người thuộc hành Thủy

Người mạng Thủy giao tiếp tốt. sáng tạo, khôn ngoan, nhạy cảm, biết cách thuyết phục người khác. Do nhạy cảm với tâm trạng người khác, họ sẵn sàng lắng nghe. Có trực giác tốt và giỏi thương lượng. Uyển chuyển và dễ thích nghi với hoàn cảnh. Ngoài ra, họ thường được coi là bí ẩn và có xu hướng có những cảm giác nội tâm và những vấn đề được suy nghĩ quá lên.

Hành Thủy: Chủ về trí, thông minh, hiền lành. Sự vật có tính chất lạnh mát, làm ẩm hướng xuống dưới đều thuộc Thủy. Thủy là “nhuận hạ”, “nhuận” là làm ẩm ướt “hạ” là hướng xuống. Do đó, Thủy có đặc tính mát lạnh, tính chất nhu thuận, chảy xuống dưới.

Màu sắc: xanh dương và màu đen

Vạn vật thuộc hành này: Sông suối, ao hồ, gương soi và kính, các đường uốn khúc, đài phun nước, bể cá, tranh về nước.

4. Hỏa

Hành Hỏa chỉ mùa hè, lửa và sức nóng.

Hỏa có thể đem lại ánh sáng, hơi ấm và hạnh phúc, hoặc có thể tuôn trào, bùng nổ và sự bạo tàn.

Tích cực: Người có óc canh tân, khôi hài và đam mê.

Tiêu cực: Nóng vội, lợi dụng người khác và không mấy quan tâm đến cảm xúc.

Tính cách người thuộc hành Hỏa:

Người mạng Hỏa yêu thích hành động, có khả năng lãnh đạo, sự thấu hiểu, khả năng trực giác tố và rất hiểu lẽ phải. Họ thường có tính cách bốc đồng, hay ghen tị, thất vọng, dễ biểu cảm sự hối tiếc và sự chán nản trong các mối quan hệ. Bên cạnh đó, họ thẳng tính, quả quyết và cũng rất hiếu thắng.

Hành Hỏa: Chủ về lễ, nóng tính nhưng biết giữ lễ độ. Sự vật có tính chất ấm nóng bốc lên đều thuộc Hỏa. Hỏa là “viêm thượng”, “viêm” là nóng, “thượng” là hướng lên. Lửa cháy có thể phát nhiệt và ánh sáng, ngọn lửa bốc lên trên, nhiệt tỏa ra ngoài. Do đó Hỏa có tính chất phát nhiệt, hướng lên trên, có tác dụng xua tan giá lạnh giữ ấm rèn kim loại.

Màu sắc: đỏ, màu tía, màu đỏ tươi, màu hồng đậm và màu cam.

Vạn vật thuộc hành này: Hình tượng mặt trời, nến, đèn các loại, vật dụng thủ công, tranh ảnh về mặt trời, lửa, cùng những đồ vật có ánh sáng như đèn và những ngọn nến đang cháy.

5. Thổ

Hành Thổ chỉ về môi trường ươm trồng, nuôi dưỡng và phát triển, nơi sinh ký tử quy của mọi sinh vật. Thổ nuôi dưỡng, hỗ trợ và tương tác với từng Hành khác.

Tích cực: Trung thành, nhẫn nại và có thể tin cậy

Tiêu cực: Có khuynh hướng thành kiến.

Tính cách người thuộc hành Thổ

Người mạng Thổ có sức mạnh nội tâm, có tính tương trợ và trung thành. Vì thực tế và kiên trì, họ là chỗ dựa vững chắc trong cơn khủng hoảng. Không những không bị thúc ép bất cứ điều gì nhưng họ lại rất bền bỉ khi giúp đỡ người khác.

Hành Thổ: Chủ về tín, tính tình đôn hậu. Sự vật có tính chất nâng đỡ, sinh hóa thu nạp đều quy về Thổ. Thổ là “giá sắc”, “giá” là gieo trồng, “sắc” là thu hoạch. Thổ có tác dụng gieo trồng, thu hoạch ngũ cốc, sinh trưởng vạn vật. Nghĩa rộng là sinh trưởng nâng đỡ, sinh sôi, nuôi dưỡng. Do đó, Thổ nâng đỡ bốn phương, là mẹ của vạn vật

Màu sắc: Màu vàng, cam, nâu.

Cách Xem Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc Trong Sim Phong Thủy

Quy luật tương sinh tương khắc là các thuật ngữ thường hay nhắc tới trong phong thủy ngũ hành. Để biết một dãy sim phong thủy có phù hợp với mình hay không, người dùng phải dựa vào quy luật ngũ hành sinh khắc đầu tiên. Vì thế, nhằm hỗ trợ khách hàng trong việc xem , tìm hiểu thêm về các đặc tính của sim phong thủy hợp mệnh Sim phong thủy xin được đưa ra các thông tin về ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc trong bài viết sau đây.

Phong thủy ngũ hành được chia thành 5 hành tượng trưng cho các sự vật trong trời đất.

Theo đó 5 ngũ hành có sự tác động qua lại, ảnh hưởng đến nhau theo quy luật ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc. Dựa vào đó người dùng có thể xác định được dãy sim thuộc ngũ hành nào thì phù hợp với bản mệnh của mình.

– Ngũ hành tương sinh chỉ mối quan hệ cộng sinh cho nhau, ở gần nhau thì hợp, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển.

– Ngũ hành tương khắc chỉ mối quan hệ khắc chế nhau, ở gần nhau thì yếu, hạn chế sức mạnh của đối phương. Không thể cộng sinh, làm tiêu hao năng lượng của nhau.

Ngũ hành tương sinh và ngũ hành tương khắc như 2 cực của nam châm. Nếu như tương sinh làm cho tăng lên, mạnh hơn thì tương khắc lại làm cho yếu đi, giảm sút, triệt tiêu lẫn nhau.

Từ ảnh trên ta có thể luận ra ngũ hành tương sinh tương khắc phong thủy theo đường mũi tên như sau;

Ngũ hành tương khắc: Hành Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc và Mộc khắc Thổ .

2. Ngũ hành sinh khắc trong sim phong thủy

Dựa trên nguyên lý ngũ hành tương sinh tương khắc trên, ta có thể chọn phong thủy sim giúp phù trợ phong thủy, gia tăng thế mạnh của bản thân

Ví dụ: như người sinh năm 1995 – năm Ất Hợi bản mệnh thuộc hành Hỏa . Theo quy luật tương sinh nên chọn các sim ( thuộc ngũ hành MộcVì mộc sinh hỏa) và hoặc ngũ hành Hỏa (hỏa tương hỗ hỏa). Không chọn sim thuộc ngũ hành Thủy khắc chế Hỏa (thủy khắc hỏa) hoặc ngũ hành Thổ (hỏa sinh Thổ) là sinh xuất nên không tốt.

Việc xem mệnh ngũ hành quả là không phải dễ dàng. Nếu quý khách hàng vẫn còn đang phân vân lựa chọn sim phong thủy nào hợp mệnh thì xin mời quý khách hàng xem danh sách sim phong thủy đã được chúng tôi bình giải, lựa chọn và phân loại theo bản mệnh của người dùng như sau:

Với tiêu chí đem lại sự hài lòng tới khách hàng thông qua uy tín và chất lượng phục vụ. Sim Phong Thủy mong rằng, sau khi xem xét và đánh giá, quý khách sẽ chọn cho mình sim phong thủy hợp mệnh ưng ý nhất.

Bảng Ngũ Hành Tương Sinh Tương Khắc, Quy Luật Cơ Bản Trong Ngũ Hành

Quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất để tạo nên sự sống của con người. Hai yếu tố này luôn song hành với nhau và không thể tách rời. Ngày nay, quy luật ngũ hành luôn là mối quan tâm hàng đầu của người tin vào phong thủy. Hôm nay Thiên Mộc Hương sẽ cùng bạn phân tích bảng ngũ hành tương sinh tương khắc. Giúp bạn hiểu thêm về quy luật này, cũng như những ứng dụng vào đời sống.

I. Ngũ hành là gì?

5 đặc tính của ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ:

5 ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ không những biểu thị 5 loại vật chất; mà còn là biểu tượng của các loại trạng thái khác nhau. 

Kim là “tòng cách”, tòng nghĩa là thuận, phục tùng; cách nghĩa là biến đổi, cải cách. Đặc tính của Kim có thể mềm, cứng có thể dài ra nhỏ lại, đàn hồi vô cùng linh hoạt. 

Mộc là “khúc trực”, khúc là thẳng, vươn lên. Đặc tình của Mộc là là thẳng mà vươn cao, Mộc có thể hấp thu khí của Thủy Thổ, trưởng thành và phát triển.  

Thủy là “nhuần hạ”. “Nhuần” có nghĩa là thấm ướt, “hạ” có nghĩa là hướng xuống dưới. Đặc tính của Thủy là thấm ướt xuống dưới, đại diện cho sự thông minh, linh hoạt, tính thiện.

Hỏa chủ về đức lễ. Hỏa là “viêm thượng”. “Viêm” có nghĩa là phát nhiệt; “thượng” có nghĩa là bốc lên. Đặc tính của Hỏa là phát nhiệt bốc lên trên, có khả năng giữ ấm, giữa nhiệt, chế luyện kim loại, có tính gấp gáp.

Thổ chủ về đức tín. Thổ là “giá sắt”. Trồng trọt là “giá”, thu hoạch là “sắt”. Đất có thể chứa muôn vật, có chức năng sinh hóa và dưỡng dục nên là mẹ của muôn vật. Vì là mẹ nê có tính đôn hậu.

II. Quy luật ngũ hành tương sinh

Dựa vào bảng ngũ hành tương sinh tương khắc. Có thể thấy 5 hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ tồn tại mối quan hệ thúc đẩy bổ trợ lẫn nhau. Nó bao gồm hai phương diện: cái nó sinh ra và cái sinh ra nó. Còn được gọi là mẫu và tử. Ta có thể hiểu như sau: 

1. Mộc sinh Hỏa

Từ xưa đến nay, con người vẫn thường dùng cành cây khô để nhóm nên lửa. Mà cành cây thuộc hành Mộc, lửa lại hành Hỏa. Vì thế, trong ngũ hành ta có thể hiểu rằng Mộc sinh Hỏa. Hay nói một cách chính xác hành Mộc tương sinh, hỗ trợ để hành Hỏa có thể phát triển tốt.

2. Hỏa sinh Thổ

Dựa vào bảng ngũ hành tương sinh tương khắc. Ta thấy nó có đề cập tới Hỏa sinh Thổ. Hiểu đơn giản, sau khi Hỏa thiêu đốt các loại vật chất sẽ sinh ra tro bụi; tro bụi đó rơi vào đất, bồi đắp để đất dày lên. Có nghĩa là Hỏa góp phần giúp Thổ sinh sôi nhân rộng.

3. Thổ sinh Kim

Kim loại là một dạng vật chất được hình thành từ sâu trong lòng đất, mà hành Kim là đại diện cho các loại kim loại. Vì thế. nếu không có đất thuộc hành Thổ sẽ không có được những kim loại tự nhiên đặc biệt và đẹp như vậy. Quy luật Thổ sinh Kim cũng xuất phát từ đó.

4. Kim sinh Thủy

Kim có thể sinh Thủy vì kim loại sau khi nóng chảy biến thành thể lỏng. Trong ngũ hành thì thể lỏng thuộc nước cho nên nói được kim sinh thuỷ. Người xưa cho rằng lấy que Càn đại diện cho trời; mà trời lại tạo ra mưa nhờ đó mà vạn vật sinh sôi nhờ nước để sống. Trong khi đó que Càn có hành Kim nên người xưa có câu Kim sinh Thủy.

5. Thủy sinh Mộc

Cây cối sinh sôi phát triển thì cần có dinh dưỡng. Và một trong những chất dinh dưỡng cần thiết đến từ nước. Cây cối cần nước để duy trì sự sống và phát triển. Bạn cũng nên lưu ý vì nếu quá nhiều Thủy sẽ dẫn đến việc mệnh Mộc bị tồn vong. Như việc cây bị ngập úng vì quá nhiều nước vậy.

III. Quy luật ngũ hành tương khắc

Dựa vào bảng ngũ hành tương sinh tương khắc. Ta có thể thấy quy luật tương khắc có nghĩa là sự vật này sẽ khắc chế, bài trừ, đối lập, hạn chế sự phát triển của một sự vật khác. Sự tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu thái quá sẽ khiến vạn vật bị diệt vong. Trong quy luật ngũ hành tương khắc bao gồm hai mối quan hệ đó là: cái khắc nó và cái nó khắc. Chúng được thể hiện qua những nguyên lí sau:

1. Thủy khắc Hỏa 

Chúng (đông, nhiều) thắng quả (ít), nên Thủy thắng Hỏa, vì Hỏa gặp Thủy sẽ tắt. Hiểu một cách đơn giản, khi lửa gặp nước sẽ bị nước dập tắt.

2. Hỏa khắc Kim

Tinh thắng kiên, nên Hỏa thắng Kim, vì Hỏa nóng mạnh sẽ nung chảy Kim. Ví dụ như kim loại sắt, vàng,… khi tiếp xúc với lửa nhiệt độ cao sẽ bị nung chảy. Đó là lý do trong bảng ngũ hành tương sinh tương khắc có đề cập đến Hỏa khắc Kim.

3. Kim khắc Mộc

Cương khắc nhu, nên Kim thắng Mộc, vì Kim là cái để chế tạo ra công cụ có thể khoan, cắt Mộc. Giống như cái cưa có thể dễ dàng đốn gục cây gỗ vậy.

4. Mộc khắc Thổ

Chuyên thắng tán, nên Mộc thắng Thổ, vì mầm gốc của cây có sức mạnh mẽ, có thể phá trở ngại của đất.

5. Thổ khắc Thủy

Thực thắng hư, nên Thổ thắng Thủy, Thổ có thể ngăn chặn Thủy. Hiểu đơn giản nước biển, nước sông có thể bị bao vây bằng các mép; vùng đất cao.

Bạn nên hiểu rằng nếu chỉ có sinh mà không có khắc thì sự phát triển cực độ sẽ gây ra nhiều tác hại. Như việc Thủy quá nhiều sẽ gây tác động xấu đến Mộc. Dù đây là hai mệnh tương sinh với nhau. Ngược lại nếu chỉ có khắc mà không có sinh thì vạn vật sẽ không thể nảy nở, phát triển. Do đó, sinh – khắc tạo ra quy luật chế hóa không thể tách rời. Hy vọng thông qua những kiến thức trên; bạn có thể hiểu được phần nào về bảng ngũ hành tương sinh tương khắc. 

Tương Sinh Là Gì? Cách Tính Ngũ Hành Sinh Khắc Trong Phong Thủy

Tương sinh là gì ?

5 yếu tố trong ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ đều có sự tương sinh và tương khắc với nhau. Hôm nay chúng ta sẽ cùng kim hiểu tương sinh là gì ? Tương sinh có nghĩa là vật này sẽ bồi đắp và nuôi dưỡng để vật kia có thể lớn mạnh phát triển hơn. Vạn vật nương tựa nhau để cùng sinh trưởng. Từ đó tạo thành một vòng tròn Tương Sinh Khép Kín : MỘC – HỎA – THỔ – KIM – THỦY – MỘC – HỎA – …

Vòng tròn tương sinh cụ thể là Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc

Và chúng ta có thể hiểu cụ thể như sau :

Mộc sinh Hỏa: Hỏa lấy Mộc làm chất liệu để đốt. Mộc cháy hết thì Hỏa sẽ tự tắt.

Hỏa sinh Thổ: Hỏa sau khi tắt thì vật thể thành trò, tro là Thổ.

Thổ sinh Kim: Kim giấu trong đá, sau khi luyện chế thì có thể lấy được kim loại.

Kim sinh Thủy: Kim tan chảy thành dịch thể dưới nhiệt độ cao, hoặc nói Thủy cần dùng đồ bằng sắt để khai phá.

Thủy sinh Mộc: Có Thủy nuôi dưỡng thì Mộc càng có thể phát triển.

Học thuyết Ngũ hành diễn giải sinh học của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản (生 – Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克 – Khắc) hay Tương khắc.

Nguồn gốc ngũ hành

Người xưa cho rằng trong quá trình đối lập và chuyển hóa của hai cặp âm cực và dương cực, cùng nhau dung nạp và tương khắc mà sản sinh ra 5 dạng vật chất cơ bản gọi là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Vạn vật được trời sinh ra và chuyển hóa thành 5 dạng vật chất trên và được gọi là ngũ hành. Kim đại diện cho Trời, Thủy đại diện cho nước, Mộc đại diện cho cây cối, Hỏa đại diện cho Lửa và Thổ đại diện cho đất.

Nguyên lý ngũ hành tương sinh là:

KIM sinh THỦY THỦY sinh MỘC MỘC sinh HỎA HỎA sinh THỔ THỔ sinh KIM.

Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:

Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp. Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than. Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt. Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt. Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

Như vậy chúng ta đã có thể trả lời được câu hỏi tương sinh là gì rồi ? Tương sinh chính là sự trợ giúp đỡ cho nhau để phát triển. Đem ngũ hành liên hệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến, nương tựa lẫn nhau. Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ trên hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, ứng dụng vào y học còn gọi là mẫu và tử.

Bạn đang xem bài viết Ngũ Hành Phong Thủy – Ngũ Hành Tương Sinh, Tương Khắc Trong Phong Thủy trên website Ica-ac.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!