Cập nhật thông tin chi tiết về Một Số Bệnh Nhiễm Khuẩn Mắt Thường Gặp Ở Trẻ Em mới nhất trên website Ica-ac.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bệnh nhiễm khuẩn mắt ở trẻ em không hiếm gặp, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với sức đề kháng kém trẻ thường có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nếu không được chăm sóc, phòng ngừa đúng cách.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ dàng mắc các chứng nhiễm khuẩn mắt với các dấu hiệu dễ dàng nhận biết như đau mắt đỏ, mắt đổ ghèn, sưng, tiết nước mắt thường xuyên… Cha mẹ cần nắm rõ một số dấu hiệu nhiễm khuẩn về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách xử trí khoa học để giảm thiểu những biến chứng, làm ảnh hưởng tới thị lực của trẻ
Một số dấu hiệu dễ nhận biết bệnh về mắt ở trẻ nhỏ
Phần lớn trẻ sơ sinh được sinh ra với đôi mắt khỏe mạnh. Các bé có thể phát hiện luồng ánh sáng ở gần mình. Trong những ngày đầu đời, bé chỉ nhìn được trong phạm vi 25cm và tầm nhìn của bé sẽ được tăng lên nhanh chóng. Ngay trong thời gian đầu tiếp xúc với con, mẹ có thể nhận ra dấu hiệu các bệnh về mắt như:
– Mí mắt đỏ và bị đóng ghèn: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng mắt
– Hai mắt không phối hợp cùng nhau: Dấu hiệu rối loạn sự vận động của các cơ mắt
– Con ngươi trắng: Cảnh báo ung thư vùng mắt hoặc đục thủy tinh thể
– Chảy nước mắt nhiều: Dấu hiệu tắc tuyến lệ
Các bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ nhỏ
Tắc tuyến lệ
Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng mắt đỏ, nhiều ghèn chính là do chướng ngại vật trong ống dẫn lệ của bé khiến nước mắt không thể chảy xuống và tắc nghẽn gây ra. Đây là một bệnh về mắt tương đối phổ biến ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể thường xuyên vuốt dọc sống mũi, từ điểm khởi đầu là khóe mắt của bé đến điểm kết thúc là hai lỗ mũi để giúp làm thông tuyến lệ.
Trong trường hợp bé bị tắc tuyến lệ nặng thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và đưa ra chỉ định thích hợp. Mẹ tuyệt đối không nên cho bé thông tuyến lệ ở những địa chỉ không uy tín và không chuyên về nhi khoa.
Viêm kết mạc và viêm giác mạc
Một trong những vấn đề về mắt mà trẻ sơ sinh thường gặp đó chính là viêm kết mạc và viêm giác mạc. Các triệu chứng thường gặp như mắt sưng đỏ, có ghèn vàng, mi mắt dính lại, khó nhắm mở, tiết nhiều nước mắt…thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh.
Nguyên nhân của các vấn đề trên có thể do: rách, xước giác mạc, dị vật tác động, hạt thóc, bỏng hoá chất… Bên cạnh đó, việc giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém cũng làm gỉ mắt xuất hiện nhiều, để lâu ngày, rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Tuy nhiên, đa phần các trường hợp trẻ bị viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc là do nhiễm một số loại vi khuẩn từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Chuyên gia chỉ ra 3 tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).
Những dấu hiệu này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị lực mắt trẻ, thậm chí dẫn tới mù lòa.
Viêm nhiễm mi mắt
Viêm mi mắt với biểu hiện viêm bờ mi, chảy nước mắt, mắt đỏ, có cảm giác sạn trong mắt, ngứa và sưng đỏ mí mắt, bong da quanh mắt, cặn lông mi khi tỉnh dậy, nhạy cảm với ánh sáng, lông mi mọc bất thường, rụng lông mi.
Nguyên nhân thường do vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, dị ứng. Riêng bệnh viêm mí mắt ngoài đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt, sử dụng thuốc đúng chỉ định còn chú ý vệ sinh cá nhân tốt, vệ sinh môi trường, sử dụng nguồn nước sạch tránh tái lây nhiễm vi khuẩn.
Trẻ sơ sinh bị lẹo mắt
Lẹo mắt hay chắp mắt ở trẻ sơ sinh là một loại mụn nhỏ mọc ở bờ mi mắt hay dưới chân lông mi do một loại tuyến nhỏ ở bờ mi bị nhiễm trùng. Lẹo mắt thường xuất hiện, rồi biến mất sau khi điều trị nhưng rất dễ tái phát lại nếu không được điều trị dứt điểm dưới sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là tình trạng phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi, vào nhiều thời điểm trong năm. Đau mắt đỏ có tỷ lệ biến chứng khoảng 20% chủ yếu là viêm giác mạc. Nguyên nhân là do vi khuẩn và virus gây ra. Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ có những biểu hiện: Sưng nề, dử mắt ra nhiều, mắt đỏ, xuất huyết dưới kết mạc, chảy nước mắt…
Đau mắt đỏ rất dễ lây lan qua môi trường, sự tiếp xúc gần, tia bọt bắn ra lúc nói chuyện… Vệ sinh cẩn thận là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan. Nếu để lâu có thể dẫn đến biến chứng vĩnh viễn cho mắt.
Một số cách chăm sóc và phòng ngừa mắt tránh nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ
Nhúng bông gòn sạch vào nước muối ấm, vệ sinh mắt cho bé, lau thật nhẹ nhàng theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt. Một ngày vệ sinh mắt cho bé 2-3 lần hoặc lau nhẹ bất cứ khi nào ghèn xuất hiện.
Giúp mắt bé ngưng gỉ ghèn, massage vùng mắt tiết ghèn cho bé cũng rất hữu ích. Dùng đầu ngón tay út day nhẹ vùng phía dưới đầu mắt bé. Mỗi ngày day khoảng 3 lần, mỗi lần khoảng 1-2 phút.
Ngoài ra, để tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh, bạn nên rửa mặt cho trẻ sơ sinh (kéo dài đến hết 6 tháng tuổi) bằng nước đun sôi để nguội, lau mắt bằng nước ấm với lượng muối pha loãng. Giặt khăn mặt của trẻ phơi ngoài nắng, không dùng khăn mặt của bé để vệ sinh các vùng cơ thể khác.
Đôi mắt là “báu vật” của mỗi con người nên ta phải nâng niu và giữ gìn sức khỏe cho đôi mắt. Đối với trẻ sơ sinh, để bảo vệ và chăm sóc mắt, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra mắt con xem có biểu hiện gì bất thường hay không, trang trí phòng của bé bằng một đèn ngủ hoặc đèn mờ, sắp xếp và trưng bày đồ chơi yêu thích trong tầm nhìn của bé, kích thích mắt bé hoạt động nhiều bằng việc trò chuyện với bé và liên tục thay đổi vị trí, để bé đảo mắt tìm mẹ…
Khi thấy mắt trẻ có các dấu hiệu như thị lực kém, mắt lác, tắc tuyến lệ… cần đưa trẻ đến bác sỹ nhãn khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Móng Tay Có Đốm Trắng Ở Trẻ Em Là Bệnh Gì?
Móng tay có đốm trắng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em. Hiện tượng này dù không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng đó có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe.
Móng tay có đốm trắng là bệnh gì?
Thông thường, khi sức khỏe tốt, móng tay thường có màu hồng và bóng. Ngược lại khi thấy móng tay bị biến màu hay móng tay xuất hiện đốm trắng, vệt trắng… thì đó rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe. Tùy thuộc vào nguyên nhân làm xuất hiện đốm trắng ở móng tay mà chúng ta sẽ hiểu được tình trạng sức khỏe của bé hiện tại.
Nguyên nhân móng tay có đốm trắng ở trẻ em
Trên móng tay trẻ xuất hiện những đốm trắng, vệt trắng được gọi chung là Leukonychia. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho móng tay trẻ xuất hiện đốm trắng.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho móng tay trẻ xuất hiện đốm trắng.
1. Móng tay có vệt trắng do va đập, chấn thương móng
Đôi khi những đốm trắng trên móng tay trẻ là biểu hiện của một vết thương ở chân móng trong quá khứ và được xuất hiện như đốm trắng khi móng mọc dài ra. Những đốm trắng này có thể chỉ biểu hiện tạm thời hoặc sẽ biến mất khi móng tay dài ra và cắt đi.
2. Trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết
Móng tay có đốm trắng là thiếu chất gì? Khi cơ thể trẻ được chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng thì sẽ có những bộ móng tay, móng chân hồng hảo, khỏe mạnh. Tuy nhiên, móng tay bé có đốm trắng rất có thể là dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi, kẽm, magie hoặc vitamin C…
Các nghiên cứu đã chỉ ra, khi sức khỏe cơ thể bị suy yếu hay gặp tình trạng bị thiếu hụt vitamin, kẽm, canxi thì biểu hiện dễ nhận thấy nhất là xuất hiện những đốm trắng ở móng tay.
Các đốm trắng này thường chỉ xuất hiện tạm thời và sẽ biến mất sau khoảng 8-9 tháng.
Khi thấy móng tay trẻ có chấm trắng thì ba mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là hiện tượng khá phổ biến và rất lành tính.
3. Do bị nhiếm trùng, nhiễm nấm, bệnh vẩy nến
Trên móng tay có đốm trắng cũng có thể là phẩn ứng của cơ thể khi tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, các loại sơn móng tay.
Ngoài ra, đốm trắng trên móng tay trẻ cũng có thể gây ra bởi bị nhiễm nấm móng hay các bệnh vảy nến. Nếu trong trường hợp này, cần phải được điều trị sớm. Nếu không, nấm móng sẽ lan ra toàn bộ móng tay, khiến cho móng tay bị giòn, thậm chí là bung ra.
4. Dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm
Bệnh gan: Trên các móng tay đều xuất hiện các vết, các đốm màu trắng
Bệnh thận: Móng tay nửa màu trắng, nửa màu hồng
Bệnh tim: Móng tay chuyển sang màu tím.
Bệnh phổi: Móng tay có màu vàng, móng dày, phát triên chậm.
Móng tay có vệt trắng ngang là bệnh gì?
Nếu nguyên nhân gây ra những đốm trắng trên móng tay bé là do bị va đập, chấn thương thì không cần phải quá lo lắng vì chúng sẽ tự lành theo thời gian. Khi chúng dài ra, việc đơn giản cần làm là cắt bỏ phần móng bị hỏng. Tuy nhiên, ba mẹ cần lưu ý chờ cho móng đủ dài hoặc cắt từ từ từng chút một. Chớ vội vàng muốn nhanh chóng mà cắt quá sâu vào phần thịt móng sẽ khiến bé thấy đau và khó chịu.
Móng tay có đốm trắng do nhiễm nấm thì cần đến gặp bác sĩ để được khám và chỉ định các loại thuốc kháng nấm hay thuốc bôi ngoài da để điều trị.
Móng tay trẻ có đốm trắng do thiếu hụt dưỡng chất: Vitamin C, Canxi, magie… thì việc khắc phục rất đơn giản, có thể bổ sung chất dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày cho trẻ như sau:
Vitamin và khoáng chất: Có thể bổ sung cho trẻ thông qua các loại sữa. Bởi vì trong sữa chứa rất nhiều các khoáng chất: canxi, magie, kali… Bên cạnh đó cũng có thể bổ sung các loại chất khoáng có nguồn gốc từ các loại thực phẩm như rau củ quả, ngũ cốc, thịt, cá, trứng…
Bio Island Milk Calcium là sản phẩm nổi tiếng của hãng Bio Island – Úc. Được sản xuất từ nguồn Canxi tự nhiên, Calcium Bio Island rất dễ hấp thụ và không gây lắng cặn, không tác dụng phụ, phù hợp cho trẻ từ 7 tháng trở lên.
Bio Island Milk Calcium bổ sung canxi cần thiết cho bé, giúp xương và răng của bé phát triển chắc, khỏe.
Hỗ trợ khả năng miễn dịch
Trong mỗi viên canxi sữa đều có kèm hàm lượng vitamin d3 giúp cơ thể bé hấp thu canxi tốt hơn
Các yếu tố vi lượng: ba mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại thủy, hải sản: cá, tôm, cua.. để cung cấp cho bé không chỉ hàm lượng chất đạm và canxi dồi dào mà còn cả các khoáng chất: đồng, i ốt, kẽm, mangan…
Tăng cường vitamin C: cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng móng tay có đốm trắng hiệu quả. Bổ sung vitamin C cho bé thông qua các loại trái cây tươi, rau củ: rau cải, rau mồng tơi, rau ngót… Lưu ý: Vitamin C là chất dế hòa tan trong nước và dễ bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao nên ba mẹ cần chú ý trong quá trình chế biến các món ăn để vừa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn lại tránh làm mất đi hàm lượng vitamin C tự nhiên quý báu.
Vitamin C cần thiết cho cơ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng móng tay có đốm trắng hiệu quả
Lưu ý
Móng tay bé có đốm trắng về cơ bản không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Có thể khắc phục được bằng các biện pháp đơn giản trên. Tuy nhiên, khi bé gặp phải những trường hợp sau thì ba mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời:
Trẻ bị đốm trắng ở móng tay kéo dài, không khỏi
Các đôm trắng xuất hiện rõ ràng ở các móng tay trẻ
Móng tay bé bị chuyển sang màu trắng hoàn toàn
Móng tay trẻ một nửa màu nâu, một nửa màu trắng
Xuất hiện các vạch đổi màu ở các móng tay
Co Giật Mí Mắt: Bệnh Lý Không Thể Coi Thường
Nhiều người vẫn tin rằng, nếu xảy ra hiện tượng co giật mí mắt thường có liên hệ đến một điều gì đó bất thường mang tính tâm linh. Tuy nhiên, theo y học thì đó lại là dấu hiệu bị tổn thương của dây thần kinh.
Có thể nói, mí mắt bị co giật là tình trạng các cơ ở mí mắt chuyển động hoặc co thắt không tự nhiên. Hầu hết ai cũng đã từng trải qua cảm giác mắt bị co giật xảy ra đột ngột và biến mất sau một vài giây. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, nếu hiện tượng co giật mí mắt xảy ra thường xuyên và trong thời gian dài, bạn cần hết sức chú ý.
Co giật mí mắt là gì?
Với đa số mọi người, sự co thắt này rất nhẹ và thường chỉ giống như sự co kéo nhẹ vào mí mắt. Tuy nhiên, một số người khác thì co giật mí mắt có thể mạnh đến nỗi khiến bạn phải nhắm mắt lại ngay lập tức.
Triệu chứng của co giật mí mắt
Co giật mí mắt thường xảy ra trong vài giây, trong một đến hai phút. Các đợt co giật mí mắt thường không dự đoán trước được. Sự co giật có thể biến mất và sau đó lại xuất hiện trong vòng nhiều ngày. Sau đó, có thể sẽ không nhận thấy bất kỳ sự co giật nào trong vòng vài tuần, thậm chí vài tháng.
Co giật mí mắt không gây đau nhưng có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày của bạn. Đa số các cơn co giật thường sẽ tự biến mất mà không cần phải điều trị. Trong những trường hợp hiếm gặp, co giật mí mắt có thể là một dấu hiệu sớm của rối loạn vận động mãn tính, đặc biệt là nếu co giật đi kèm với việc co giật ở các phần khác trên mặt hoặc các chuyển động không thể kiểm soát được.
Co giật mí mắt thường gặp ở phụ nữ sau 50 – 60 tuổi. Khi có triệu chứng co giật mí mắt liên tục, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và tìm ra cách chữa trị, khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân của co giật mí mắt
Một số trường hợp có thể do hậu quả của chấn thương vùng mặt hoặc bị liệt dây thần kinh số 3, 7. Dù không đau nhưng co giật mí mắt có thể gây phiền toái trong cuộc sống, công việc. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người bệnh.
Co giật mí mắt có thể xảy ra mà không có bất kỳ nguyên nhân gì, hoặc có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hiếm gặp. Nếu không được điều trị khắc phục kịp thời, co giật mí mắt có thể dẫn đến hoặc diễn biến tệ hơn nếu xảy ra kèm các hiện tượng như:
Chóng mặt
Mắt bị kích thích
Căng mí mắt
Mệt mỏi
Thiếu ngủ
Luyện thể thao quá nhiều
Phản ứng phụ của thuốc
Căng thẳng
Uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng caffein.
Trong một số trường hợp, co giật mí mắt có thể là triệu chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, tê liệt thần kinh mặt, co giật nửa mặt…
Co giật mí mắt lành tính thường sẽ diễn biến nặng hơn theo thời gian, thậm chí gây nhìn mờ, tăng sự nhạy cảm với ánh sáng và co giật cơ mặt.
Đa số tình trạng co giật mí mắt sẽ biến mất không cần điều trị. Tuy nhiên, tình trạng không tự biến mất cần cố gắng làm giảm các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Nguyên nhân phổ biến nhất là do căng thẳng, mệt mỏi, sử dụng caffein. Để làm giảm co giật mí mắt, bạn có thể thử những cách như:
Uống ít các thức uống có chứa caffein hơn.
Ngủ đủ giấc.
Giữ bề mặt và niêm mạc mắt luon ẩm bằng các loại nước mắt nhân tạo không cần kê đơn hoặc thuốc nhỏ mắt.
Chườm ấm lên mắt khi bị co giật mí mắt.
Co giật mí mắt là biểu hiện của nhiều bệnh lý
Khối u ở mắt: Xác suất xảy ra thấp nhưng bạn không nên coi thường hiện tượng này vì đây là căn bệnh nguy hiểm có thể khiến mắt bị hỏng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Uống quá nhiều caffein: Trong caffe chứa chất caffein khiến nhịp tim bị tăng, kích thích quá trình trao đổi chất và hoạt động của các cơ, bao gồm cả cơ mắt.
Cơ thể bị dị ứng: Những lúc cơ thể cảm thấy ngạt, khó thở, ngứa mũi… chính là biểu hiện của dị ứng, trong đó bao gồm cả ngứa và co giật mí mắt.
Cơ thể đang căng thẳng: Một trong những biểu hiện phản ánh cơ thể đang mệt mỏi, căng thẳng là co giật mi mắt biểu hiện rõ nhất. Mắt sẽ có những xung động từ nhẹ đến mạnh mà đôi khi chính bản thân bạn không thể nhận ra. Kéo dài tình trạng này sẽ khiến mắt bị lão hóa hoặc mù lòa.
Thiếu ngủ: Tình trạng thiếu ngủ được xem như một căn bệnh nguy hiểm và hệ lụy ngầm là dễ bị căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch và tác động đến các dây thần kinh, đôi mắt co giật liên hồi chính là cảnh báo gần của tình trạng này.
Điều trị co giật mí mắt
Nếu không nghiêm trọng, tình trạng co giật mí mắt sẽ tự biến mất. Nhưng để cảm thấy dễ chịu hơn, người bệnh có thể dùng miếng gạc ấm đắp vào mắt hoặc xoa bóp nhẹ nhàng.
Tùy vào mỗi nguyên nhân sẽ có phương pháp điều trị cụ thể.
Khô mắt có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và nước mắt nhân tạo.
Co giật mí mắt do nhạy cảm với ánh sáng có thể đeo kính râm bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím của mặt trời hoặc đeo kính chống chói khi làm việc trên máy tính.
Co giật mí mắt do thiếu ngủ sẽ được thay đổi thói quen ngủ của mình và ngủ đủ giấc.
Các thuốc kháng histamine có thể giúp làm giảm phản ứng dị ứng có thể gây co giật mắt.
Co giật mí mắt do căng thẳng và mệt mỏi cần giải tỏa tâm trạng để giảm bớt căng thẳng bằng cách nghỉ giải lao khi làm việc hoặc có kế hoạch tập luyện sức khỏe.
Nếu được chẩn đoán là thiếu hụt magie thì có thể bổ sung chất này từ các thực phẩm như khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ quả…
Nếu tình trạng co giật mí mắt kèm theo một số triệu chứng như mắt đỏ, sưng, chảy dịch, mí mắt rũ xuống, sụp xuống, co giật kéo dài nhiều tuần hay ảnh hưởng đến các phần khác của mặt… cần được cấp cứu y tế.
Điều trị co giật mí mắt có thể cần sử dụng đến giải pháp phẫu thuật loại bỏ mọt vài cơ và dây thần kinh ở mí mắt. Vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích trong việc tập thư giãn cho các cơ mặt.
Ngoài ra còn có các phương pháp điều trị khác như Coenzyme Q10, châm cứu, thôi miên, liệu pháp massage, liệu pháp dinh dưỡng, tâm lý trị liệu, thái cực quyền, yoga…
Tài liệu tham khảo
Xem Tướng Trẻ Em Có Số Phận Tốt Và Xấu
Trẻ tướng tốt sẽ được sống sung túc và có hậu ngược lại tướng xấu sẽ nghèo hèn và mắc trọng bệnh Tướng trẻ em phúc hậu: Từ khi bắt đầu biết đi đến 5 tuổi muốn biết phúc phận trẻ em dầy mỏng ra sao thì coi thần khí . Thần khí nói ở đây bao gồm tọa thầ
Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói Trẻ tướng tốt sẽ được sống sung túc và có hậu ngược lại tướng xấu sẽ nghèo hèn và mắc trọng bệnh Tướng trẻ em phúc hậu:
Từ khi bắt đầu biết đi đến 5 tuổi muốn biết phúc phận trẻ em dầy mỏng ra sao thì coi thần khí . Thần khí nói ở đây bao gồm tọa thần , ngọa thần và mục thần nghĩa là ánh mắt hoà ái , nói năng thong thả trong trẻo , đi đứng nằm ngồi có vẻ nhàn hạ là tướng phúc hậu . Sau 6 tuổi coi thêm Nam , Trung và Bắc nhạc . Nam nhạc cao rộng đúng cách chủ về sơ vận phúc lộc tốt , Trung nhạc đắc thế thì trung vận khá giả , Bắc nhạc đầy đặn cân xứng thi vãn vận hưởng phúc . Tóm lại cuộc đời về sau của trẻ em có thể biết trước được một cách khái quát ngay từ khi chúng còn thơ ấu.
Tướng trẻ em tương lai nghèo hèn:
Lúc còn nằm trong nôi mà tiếng khóc không trong trẻo chủ về lớn lên vừa nghèo khổ vừa khó nên người , tiếng khóc mà âm thanh tản mát , lớn lên thì vô tài bất tướng . Thần khí bất túc , biết đi quá sớm cũng cùng một ý nghĩa như trên .
Từ 3,4 tuổi trở lên không thích quần áo sang trọng , không phân biệt sạch bẩn Nam , Trung và Bắc nhạc lệch hãm ….đều là dấu hiệu báo trước rằng khi lớn lên khó có thể khá giả.
Tướng trẻ em trọng bệnh:
Góc trán có sắc xanh xám , hai mắt thất thần , Thiên thương và ấn đường sắc đỏ , môi miệng xám đen . Khi thấy có những màu sắc trên bắt đầu xuất hiện là phải đề phòng trọng bệnh
Khi bị bệnh nặng , nếu thấy Sơn căn , Tỵ lương , môi , miệng đều xám xanh một lúc là dấu hiệu sẽ chết trong vòng năm , bảy ngày tới . Các bộ vị trên đều từ xám xanh chuyển dần sang màu vàng nghệ thì khoảng ba bốn ngày khó tránh khỏi tuyệt mạng . Nếu mắt lộ phù quang , gián đài , đình uý khô cằn , chuẩn đầu đen , môi miệng vàng là dấu hiệu sắp chết nội trong ngày.
Ngược lại , bệnh dù nặng , nhưng màu đỏ của ấn đừơng biến dần sang màu vàng , môi miệng từ đen xạm sang hồng lạt là dấu hiệu nội tại cho biết bệnh trạng bắt đầu thuyên giảm , sinh mạng không có gì nguy hiểm .
Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet: Yến Nhi (XemTuong.net)
Bạn đang xem bài viết Một Số Bệnh Nhiễm Khuẩn Mắt Thường Gặp Ở Trẻ Em trên website Ica-ac.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!