Cập nhật thông tin chi tiết về Mệnh Kim Và Phong Thủy Hợp Mệnh Kim Đầy Đủ Nhất mới nhất trên website Ica-ac.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mệnh Kim là gì ? Màu sắc và con số mang lại may mắn cho người mệnh Kim ? Và phong thủy hợp mệnh đầy đủ nhất sẽ được Vạn An Group chia sẻ tường tận.
Hành Kim là một trong 5 yếu tố quan trọng cấu thành nên quy luật âm dương ngũ hành. Mỗi một hành lại bao gồm nhiều nạp âm, thể hiện đặc điểm tính cách và ý nghĩa khác nhau. Việc tìm hiểu chi tiết về ngũ hành bản mệnh và có cho mình cuốn cẩm nang may mắn cho người hành Kim là rất cần thiết. Có như vậy, con người mới có thể đưa ra những quyết định, lựa chọn thông minh, hợp phong thủy để đem lại sự thành công, thịnh vượng. Qua bài viết này, chuyên mục của Thiết kế Vạn An Group sẽ chia sẻ những thông tin đầy đủ nhất về hành Kim đến Quý độc giả.
1.1. Hành Kim là gì ? Nạp âm của mệnh Kim
Hành Kim là chỉ về mùa Thu và là biểu tượng của sức mạnh, đại diện cho thể rắn và khả năng chứa đựng. Đồng thời, Kim còn là vật dẫn. Khi tích cực, Kim thể hiện sự sắc sảo, công minh. Khi tiêu cực, nó có thể là sự hủy hoại và phiền muộn. Kim tượng trưng cho các loại kim loại và kim khí tồn tại trong đất trời, được nuôi dưỡng bởi chính đất trời. Kim được sinh ra từ Thổ (đất) vì nó được khoáng vật đất đá nuôi dưỡng, tôi luyện và kết tinh nên.
Trong thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì Kim là yếu tố thứ 4. Mệnh Kim gồm 6 ngũ hành nạp âm:
Hải Trung Kim (Vàng trong biển)
Kiếm Phong Kim (Kim đầu kiếm)
Bạch Lạp Kim (Kim chân đèn)
Sa Trung Kim (Vàng trong cát)
Kim Bạch Kim (Kim mạ vàng, bạc)
Thoa Xuyến Kim (Vàng trang sức)
1.2. Người mệnh ngũ hành Kim sinh năm nào ? Nạp âm gì ?
1.3. Ý nghĩa của các nạp âm ngũ hành Kim
Đào Tông Ngại viết: “Giáp Tý, Ất Sửu là Hải Trung Kim, Tý thuộc Thủy lại là hồ nên vượng Thủy, lại có thêm Kim tử bởi Tý, mộ của Sửu nên Thủy vượng mà Kim tử, vì thế gọi là Vàng dưới biển”. Hải Trung Kim giấu khí, có tên mà vô hình, giống như thai nhi nằm trong bụng mẹ. Tên có Kim nhưng thực chất lại không có Kim, bị vùi lấp giữa đại dương mênh mông.
Trong ngũ hành Kim, Hải Trung Kim còn mang ý nghĩa khoáng kim bị cất giấu dưới đáy biển. Dù có phát ra ánh sáng óng ánh nhưng vì quá sâu dưới lòng đại dương nên phải chờ người có duyên mới phát hiện được. Vì vậy, người mệnh Kim nạp âm Hải Trung Kim thường là những người có lòng dạ như biển khôn dò, có thể biết được tâm tưởng mà không hiểu rõ được tâm cơ. Họ có khả năng tốt nhưng thiếu tính chủ động, phải nhờ người đề bạt mới phát triển được.
Đào Tông Ngại viết: “Nhâm Dần, Quý Mão là Kim Bạch Kim. Dần Mão vượng Mộc, Mộc vượng Kim tất suy, nay Kim lại tuyệt tự tại Dần, hoài thai tại Mão nên Kim bất lực còn gọi là Vàng pha bạc”. Mộc vượng Kim suy nên Kim Bạch Kim sức yếu, mỏng manh nhạt nhòa và yếu đuối.
Kim Bạch Kim được rèn luyện mà trở thành những tấm kim mỏng manh, vừa mỏng vừa yếu nên sức dẻo dai rất mạnh, thường được dùng để dán ở tượng Phật hoặc các loại vũ khí khiến vẻ bề ngoài trở nên đẹp đẽ lung linh và cũng làm tăng lên giá trị của đồ vật đó.
Người thuộc nạp âm là Kim Bạch Kim cần được mài giũa học hành mới mong thành tựu. Muốn nên cơ đồ phải tìm thầy giỏi. Họ có xu hướng thích mua thể diện, trang trí vẻ tài lộc bên ngoài của mình, có chút hư vô, xa hoa không chân thật.
Đào Tông Ngại viết: “Canh Thìn, Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim, Kim được dưỡng từ Thìn, sinh từ Tỵ hình thành sơ chất Kim ban đầu nên chưa thể cứng rắn nên gọi là Vàng chân đèn”. Bạch Lạp Kim là Kim trong khoáng, Kim khí vừa hình thành nên còn yếu, chưa được mài giũa. Bạch Lạp Kim còn là hợp kim từ kim cương nên có thể xuyên qua những đồ thuộc Kim.
Người thuộc nạp âm Bạch Lạp Kim là những người có tinh thần sảng trực tinh khiết nhưng thiếu tâm cơ. Họ như viên thạch ngọc phải trải qua rèn giũa trong khoáng thạch “đắm chìm trong ánh sáng của nhật nguyệt, tụ khí âm dương đất trời”. Họ nên học hành có chuyên môn, tập trung vào đó để thành công. Hoặc bươn chải thật nhiều để được mài giũa mới nên sự nghiệp.
Đào Tông Ngại viết: “Giáp Ngọ, Ất Mùi là Sa Trung Kim. Ngọ là đất vượng Hỏa, Mùi là đất tang Hỏa. Hỏa tang thì Kim nhỏ giọt, bại mà nhỏ bé không thể thịnh vượng nên gọi là Vàng trong cát”.
Vàng trong cát do Kim khí mà thành không đủ cứng cáp để chém, để đẩy, chỉ có thể trà trộn vào cát. Kim chất cứng hơn cát, cả hai hòa trộn nên Kim thì khiêm tốn nhỏ bé, không thể mạnh mẽ mà có thêm cát thì bạc nhược yếu mềm, chỉ một cơn gió là xóa nhòa tất cả.
Người mệnh Kim mang nạp âm Sa Trung Kim thường làm việc một cách đầu voi đuôi chuột. Họ không ổn định vì có quá nhiều tư duy vụn vặt, như một người cá tính hay thay đổi. Nếu muốn thành công, Sa Trung Kim cần liên tục, ngoan cố theo đuổi mục đích nào đó mới đạt tới được.
Đào Tông Ngại viết: “Nhâm Thân, Quý Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là Kim chính vị, lại kiêm thêm Quan, Thân là vượng đế, Dậu Kim sinh vượng trở nên cứng rắn vô địch như kiếm, nên gọi là Vàng mũi kiếm”.
Trong ngũ hành nạp âm thì Kiếm Phong Kim có Kim khí thịnh nhất nên rất sắc bén, sắc đến độ lộ phong khí. Kiếm Phong Kim sắc bén nên cũng kinh qua trăm đao ngàn trảm, ánh kiếm vung vạn trượng, kiếm khí bức chết người.
Người mạng Kim mang nạp âm Kiếm Phong Kim tự bộc lộ tài năng của mình, có hành động và tư tưởng sắc bén. Nếu có sao tốt hội vào mệnh, họ càng tốt lên nhất là những số thuộc binh nghiệp hay chính trị. Ngược lại, nếu có sao xấu gây hung họa thì họ càng tạo hung họa, cực kỳ khó lay chuyển.
Kiếm Phong Kim là nạp âm mạnh nhất trong ngũ hành mạng Kim.
Đào Tông Ngại viết: “Canh Tuất, Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim. Kim bức Tuất thành tang, bức Hợi thành bệnh, Kim mang bệnh tật mà trở nên yếu đuối nên gọi là Vàng trang sức”.
Thoa là cây trâm cho phụ nữ cài vào tóc. Xuyến là cái vòng đeo ở cổ tay của phái nữ. Thoa Xuyến Kim là trang sức làm từ Kim, nên có Kim khí ẩn giấu, chỉ có hình thù biến đổi không còn là Kim ương ngạnh nữa.
Người mạng Kim nạp âm Thoa Xuyến Kim thường có ngoại hình đẹp đẽ bất cứ trai hay gái. Họ là người nếu âm trầm càng âm trầm, có tài thường giấu kín trong lòng; nhưng nếu ưa khoe khoang thì lòng ham muốn hư vinh càng lớn. Họ giống như một tiểu thư khuê các nhìn có vẻ yếu đuối nhưng bên trong lại mạnh mẽ kiên cường.
2. Cẩm nang may mắn cho người mệnh Kim
2.1. Hành Kim hợp mệnh gì, khắc mệnh gì ?
Khoa học phong thủy tin rằng, vũ trụ tồn tại và vận động phát triển nhờ vào sự biến chuyển không ngừng của 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là Ngũ hành. Bản chất Ngũ hành là một vòng tròn các mối quan hệ tương sinh, tương khắc khép kín có quan hệ mật thiết với nhau. Thế giới không thể chỉ có tương sinh, cũng không thể chỉ có tương khắc. Có sinh mà không có khắc thì vạn vật sẽ phát triển đến mức tự diệt vong, có khắc mà không có sinh thì không gì có thể tồn tại được.
Mũi tên màu xanh thể hiện mối quan hệ tương sinh – tức sự sinh trưởng, hỗ trợ lẫn nhau, làm cho nhau phát triển hơn, cụ thể là: Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa; Hỏa sinh Thổ.
Mối quan hệ tương hợp – tức sự hòa hợp, bình đẳng, cân bằng là: Thổ hợp Thổ; Kim hợp Kim; Thủy hợp Thủy; Mộc hợp Mộc; Hỏa hợp Hỏa.
Ngược lại, mũi tên màu đỏ thể hiện mối quan hệ tương khắc – tức đối kháng nhau, hủy diệt nhau, thường xuyên xảy ra cãi vã, bất hòa, cụ thể là: Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc; Mộc khắc Thổ; Thổ khắc Thủy.
Như vậy, người mệnh Kim hợp mệnh Thủy, mệnh Thổ và chính hành Kim, khắc với mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc mệnh Kiếm Phong Kim và Sa Trung Kim thì cũng được xem là hợp với mệnh Hỏa.
2.2. Hành Kim hợp màu gì, kỵ màu gì ?
Theo thuyết Ngũ hành, màu tương sinh với Kim gồm: màu vàng, màu nâu và màu xám.
Màu vàng sậm: Là màu bản mệnh, tượng trưng cho sự hoàn thiện, may mắn về mọi mặt.
Màu nâu: Quý nhân phù trợ, thuận lợi cho đường con cái.
Màu xám: Mang đến vẻ đẹp, sự sạch sẽ.
Màu tương hợp với mệnh Kim: Trắng, bạc
Màu trắng: Màu bản mệnh của người mạng Kim.
Màu bạc: Biểu tượng của sự tinh khiết, giản dị và trong sáng.
Hành Kim đặc biệt khắc các màu đỏ, hồng, cam. Đây là những màu đại diện cho mệnh Hỏa vì thế nó tương khắc với những người mạng Kim. Bởi vậy bạn cần thận trọng khi sử dụng những vật phẩm mang màu sắc này.
2.3. Con số mang lại may mắn cho hành Kim
Hành Kim hợp mệnh Thủy, mệnh Thổ và chính hành Kim, khắc với mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Vì vậy, hành Kim nên lựa chọn những con số may mắn như 0, 1, 2, 5, 6, 7 và 8 đại diện cho các mệnh tương sinh tương hợp. Hành Kim nên tránh sử dụng những con số 3,4 và 9.
3. Mệnh Kim nên mua nhà hướng nào?
Hướng tốt nhất: Nhà dưới tầng hầm, nhà mặt đất
Theo phong thủy, 1 căn nhà nằm dưới tầng hầm là vị trí cực kì tốt cho người thuộc Kim. Điều này cũng tương tự với căn nhà mặt đất hay nhà tầng 1 ở các căn chung cư. Đất ngũ hành thuộc Thổ, Thổ lại dưỡng cho Kim, nhờ thế mà vận trình của gia chủ mạng Kim sẽ nhanh chóng tăng tiến đúng như mong muốn.
Trong ngũ hành, chính Tây thuộc Kim, cùng mệnh với gia chủ. Từ cùng 1 nguồn gốc sinh ra, căn nhà hướng chính Tây sẽ trực tiếp tăng vận khí cho gia chủ.
Nhà hướng chính Đông có thể mang tới cho gia chủ mệnh Kim nhiều thành công về mọi mặt trong cuộc sống. Gia chủ có thể đổi vận đại phú đại quý, cũng giành được nhiều thành công ngoài mong đợi.
Người mạng Kim nếu sống trong căn nhà hướng này thì dương khí quá vượng, sẽ ảnh hưởng đến vận trình của mệnh chủ, thậm chí có thể trực tiếp hủy hoại những điều tốt đẹp mà gia chủ đang có được.
Nhà hướng chính Bắc không hợp với người mạng Kim, khiến cho tiền tài, gia sản trong nhà dễ bị tiêu tán, sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Ngoài ra để xác định kích thước ngôi nhà, cửa đi cửa sổ theo kích thước phong thủy Quý vị cần tra cứu thước lỗ ban của Vạn An Group để có kích thước phong thủy chuẩn xác, mang lại may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia đình.
Chúc Quý bạn đọc nhiều sức khỏe, an lành và hạnh phúc !
Mệnh Thủy Và Phong Thủy Hợp Mệnh Đầy Đủ Nhất
Mệnh Thủy là gì ? Màu sắc và con số mang lại may mắn cho người hành Thủy? Và phong thủy hợp mệnh đầy đủ nhất sẽ được Vạn An Group chia sẻ tường tận.
Hành Thủy là một trong 5 yếu tố quan trọng cấu thành nên quy luật âm dương ngũ hành. Mỗi một hành lại bao gồm nhiều nạp âm, thể hiện đặc điểm tính cách và ý nghĩa khác nhau. Việc tìm hiểu chi tiết về ngũ hành bản mệnh và có cho mình cuốn cẩm nang may mắn cho người hành Thủy là rất cần thiết. Có như vậy, con người mới có thể đưa ra những quyết định, lựa chọn thông minh, hợp phong thủy để đem lại sự thành công, thịnh vượng. Qua bài viết này của Thiết kế Vạn An Group sẽ chia sẻ những thông tin đầy đủ nhất về hành Thủy đến Quý độc giả.
1.1 Hành Thủy là gì ? Các nạp âm của hành Thủy
Trong thuyết ngũ hành, mệnh Thủy gồm 6 ngũ hành nạp âm:
Giản Hạ Thủy (Nước dưới khe).
Đại Khê Thủy (Nước khe lớn).
Đại Hải Thủy (Nước biển lớn).
Trường Lưu Thủy (Nước chảy dài – sông).
Thiên Hà Thủy (Nước mưa).
Tuyền Trung Thủy (Nước trong suối).
1.2 Người mệnh Thủy sinh năm nào ?
1.3 Những đặc trưng, thế mạnh, điểm yếu của người thuộc mệnh Thủy
Đào Tông Ngại viết: “Bính Tý, Đinh Sửu là Giản Hạ Thủy. Thủy vượng tại Tý, tang tại Sửu, vượng tương phản với tang nên không thể tung hoành trên sông lớn nên thành nước khe hẹp”.
Giản Hạ Thủy không phải là sông lớn, là dòng nước lạch suối. Không rõ nguồn gốc nhưng lại hình thành nên sông, nơi tụ hội những dòng chảy nhỏ mà thành. Nước từ Nam chí Bắc cùng tụ hội, bản thân cũng không chia phương hướng mà chảy lúc Đông lúc Bắc thật bất định. Giản Hạ Thủy thanh tịnh, chỉ vang mà không vọng, róc rách đêm ngày, nhìn mà không bắt được nông sâu.
Người thuộc nạp âm Giản Hạ Thủy thường là những người tâm chất thâm hiểm, tình ý nhỏ nhen nhưng rất thực tế và sắc bén. Nếu là người nhu nhược nữa thì hoàn toàn vô tích sự, lúng túng, hoảng loạn trước công việc.
Đào Tông Ngại viết: “Giáp Dần, Ất Mão là Đại Hải Thủy. Dần là Đông Bắc, Mão là chính Đông, nước chảy chính Đông tất thuận, xuyên qua khe chảy thành dòng lớn tụ lại thành khe nước to nên gọi là Nước suối lớn”.
Đại Khê Thủy tọa Đông Bắc và chính Đông, nước sông chảy theo hướng Đông, trăm sông đổ ra biển lớn nên thuận theo tự nhiên. Đại Khê Thủy thủy khí lượng lớn, biến hóa đến mức gây sợ hãi, bao trùm vạn dặm phủ khắp giang sơn.
Nạp âm Đại Khê Thủy của mệnh Thủy thường là những người mang tính chất đa biến, cá tính trầm mặc và có lúc rất hiện thực vô hình. Nếu là một chiến lược gia, họ tất có cái nhìn rộng rãi bao quát. Tuy nhiên, đôi khi bụng dạ hẹp hòi và tư tâm. Nếu mệnh kém lại trở nên con người mơ mộng ước vọng, hoài bão to tát mà thiếu khả năng hành động, vô dụng.
Đào Tông Ngại viết: “Nhâm Thìn, Quý Tỵ là Trường Lưu Thủy. Thìn là kho nước, Tỵ là Kim nơi sinh sôi nảy nở, Kim sinh thì Thủy tính tất tồn tại, kho Thủy làm trường sinh Kim nên nguồn nước mãi mãi không dừng thì gọi là Nước sông dài”.
Trường mang nghĩa vĩnh cửu, Lưu mang nghĩa chuyển động không ngừng, cuồn cuộn vô cùng, thao thao bất tuyệt. Trường Lưu Thủy trong Ngũ hành Thủy xuất hiện từ đầu nguồn nên dòng chảy đẹp đẽ.
Người mang nạp âm Trường Lưu Thủy là những người không có dã tâm, tất cả đều phơi bày hết dưới ánh sáng. Nếu họ là người giỏi giang thì có thể giao việc mà không sợ phản bội. Tuy nhiên, khuyết điểm của họ là chỉ chú trọng đại cuộc mà quên mất tiểu tiết, đôi khi do sơ sót mà hỏng việc. Mệnh xấu nạp âm này là người không có cơ sự nghiệp nhưng biết lo xa nên đặng ấm thân.
Đào Tông Ngại viết: “Bính Ngọ, Đinh Mùi là Thiên Hà Thủy; có Bính Đinh thuộc hành Hỏa, Ngọ là đất vượng Hỏa mà nạp âm vẫn thuộc Thủy, Thủy tự Hỏa mà ra thì chỉ có ngân hà mới có nên gọi là Nước trên trời”.
Thiên Hà Thủy bắt nguồn từ phía Nam là đất vượng Hỏa, Thủy sinh từ Hỏa thì chỉ có sông trên trời mới có. Thiên Hà Thủy đổ xuống khắp mọi nơi trên trái đất đó là mưa. Vạn vật đều nhờ mưa mà tươi tốt màu mỡ. Thiên Hà Thủy này do chảy từ sông ngân hà nên có thể vươn khắp năm châu bốn bể, phân bố nghìn dặm, là cam lộ của trời đất, sinh ra vạn vật.
Người mệnh Thủy nạp âm Thiên Hà Thủy có tình yêu thương chan hòa, hợp làm việc xã hội, tôn giáo. Họ đứng ngôi chủ mà vào thời bình mà không nắm quyền sinh sát, dân gian được nhờ.
Đào Tông Ngại viết: “Giáp Thân, Ất Dậu là Tuyền Trung Thủy. Kim lâm quan, Thân Dậu đều vượng, Kim tất vượng, nhờ có Thổ mà sinh ra Thủy nhưng sức mạnh không lớn nên gọi là Nước trong suối”.
Nước trong giếng sức mạnh tiêu điều nhưng không bao giờ mất đi, có thể dùng bất cứ lúc nào, hết lại đầy. Nếu như không sử dụng thì lúc nào cũng sóng sánh đầy nhựa sống nên khó mà biết được sức mạnh của nó. Nước giếng từ suối lạnh là nguồn sống của vạn vật dân cư. Vì nước nằm sâu trong lòng đất, không bao giờ bị sóng gió thời tiết ảnh hưởng, cũng không bị nước từ bên ngoài xâm chiếm tấn công nên lúc nào cũng yên bình lặng lẽ.
Người thuộc nạp âm Tuyền Trung Thủy không phải là người mở đầu khởi xướng mà thường phải dựa vào thời thế, thời cơ. Họ sống yên bình, dùng mắt thường không thể đoán biết được nông sâu, giống như một vị quan chức lạnh lùng khó đoán biết thái độ. Tuyền Trung Thủy nên theo ngành tình báo, gián điệp.
Đào Tông Ngại viết: “Nhâm Tuất, Quý Hợi là Đại Hải Thủy. Nước nhỏ giọt đem Tuất tới Hợi, từ từ tạo nên sức mạnh hùng hậu, mà Hợi còn là căn của sông nước nên gọi là Nước biển lớn”.
Đại Hải Thủy là nơi tụ hội của trăm nghìn con sông, nơi tụ hội của Thủy nên Thủy thế hưng vượng, tượng khí hùng vĩ, khí thế oai phong tự cổ chí kim. Đại Hải Thủy còn là nơi thu hút mọi ánh sáng của nhật nguyệt, có thanh có đục, Nhâm Tuất còn có Thổ khí nên đục, Quý Hợi can chi thuần Thủy lại có nạp âm là Thủy nên thanh tịnh.
Người thuộc nạp âm Đại Hải Thủy nếu mệnh đáng bậc chính nhân thì khi ở ngôi vị cao thường bao dung đại lượng. Ngược lại mệnh tầm thường sẽ thành con người lấy oán báo ân, tâm địa hẹp hòi. Đại Hải Thủy vừa thân quen lại vừa xa cách, không loại trừ những gì kì dị khác lạ nhưng cũng không tỏ vẻ tâm tư luôn thông suốt. Phàm gặp chuyện gì cũng chuyện to hóa nhỏ không hề mang tâm địa, tính dung hòa cực lớn chính là Đại Hải Thủy.
2. Phong thủy hợp mệnh cho người mệnh Thủy
2.1 Người mệnh Thủy hợp màu gì, kỵ màu gì ?
Trong thuyết Ngũ hành, hành Thủy hợp mệnh Kim (Kim sinh Thủy) nên người mạng Thủy nên sử dụng các màu tương sinh như: trắng, xám… Trắng thể hiện sự thuần khiết, giúp người sử dụng thoải mái tinh thần và suy nghĩ lạc quan. Màu xám lại có tác dụng tĩnh tâm và suy nghĩ chín chắn. Màu thuộc hành Mộc cũng tốt như xanh lá cây, giúp bản mệnh giảm nhẹ áp lực.
Màu tương hợp mệnh Thủy tức màu thuộc cùng hành Thủy như màu đen tượng trưng cho sự mạnh mẽ, quyết liệt, hoặc màu xanh dương mang lại sự yên bình, thư thái.
Hành Thủy nên hạn chế các sắc thái đỏ, cam, tím thuộc hành Hỏa. Đặc biệt nên tránh thuộc hành Thổ là nâu, vàng bởi Thủy sẽ bị Thổ khắc khiến bạn vất vả, không gặp nhiều may mắn.
2.2. Con số mang lại may mắn cho người mệnh Thủy
Hành Thủy hợp mệnh Kim, mệnh Mộc và chính hành Thủy, khắc với mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Vì vậy, hành Thủy nên lựa chọn những con số may mắn như 0, 1, 3, 4, 6 và 7 đại diện cho các mệnh tương sinh tương hợp. Hành Mộc nên tránh sử dụng những con số 2, 5, 8 và 9.
2.3 Hành Thủy hợp mệnh gì, khắc mệnh gì ?
Khoa học phong thủy tin rằng, vũ trụ tồn tại và vận động phát triển nhờ vào sự biến chuyển không ngừng của 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là Ngũ hành. Bản chất Ngũ hành là một vòng tròn các mối quan hệ tương sinh, tương khắc khép kín có quan hệ mật thiết với nhau. Thế giới không thể chỉ có tương sinh, cũng không thể chỉ có tương khắc. Có sinh mà không có khắc thì vạn vật sẽ phát triển đến mức tự diệt vong, có khắc mà không có sinh thì không gì có thể tồn tại được.
Mũi tên màu xanh thể hiện mối quan hệ tương sinh – tức sự sinh trưởng, hỗ trợ lẫn nhau, làm cho nhau phát triển hơn, cụ thể là:
Mối quan hệ tương hợp – tức sự hòa hợp, bình đẳng, cân bằng là:
Ngược lại, mũi tên màu đỏ thể hiện mối quan hệ tương khắc – tức đối kháng nhau, hủy diệt nhau, thường xuyên xảy ra cãi vã, bất hòa, cụ thể là:
Như vậy, người mệnh Thủy hợp mệnh Kim, mệnh Mộc và chính hành Thủy, khắc với mệnh Thổ và mệnh Hỏa. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc nạp âm Đại Hải Thủy hoặc Thiên Hà Thủy thì không sợ Thổ vì đất không ở biển lớn hay trên trời. Cả 2 phối hợp càng mau thành công, nếu thành vợ chồng sẽ dễ hiển đạt đường công danh phú quý.
3. Mạng Thủy nên làm nhà, mua nhà hướng nào ?
Hướng tốt thứ nhất: Nhà hướng chính Tây
Với người mạng Thủy thì khi mua nhà, tốt nhất nên chọn căn nhà hướng Tây. Căn nhà như vậy sẽ tốt về phong thủy và có lợi cho vận trình của gia chủ. Hướng Bắc là hướng của ngũ hành Kim, Kim dưỡng cho Thủy sẽ thuận lợi nhiều bề, cũng tốt cho tương lai phát triển sau này.
Nhà hướng Tây sẽ tác động trực tiếp đến đường tài vận của gia chủ mệnh Thủy đồng thời giúp cho vận trình của gia chủ lên nhanh như diều gặp gió, tài lộc, phúc đức chẳng thiếu thứ gì.
Lưu ý trong khi lựa chọn làm nhà cần của Vạn An Group để xác định các kích thước phong thủy cho ngôi nhà, giúp mang lại may mắn, êm ấm và thịnh vượng cho gia đình.
Hướng Bắc ở một mức độ nào đó có thể bổ sung tinh nguyên bản mệnh cho gia chủ hành Thủy. Sống trong căn nhà hướng chính Bắc sẽ có tác dụng tốt trong việc kích thích vận trình của gia chủ, có lợi cho sự phát triển của cá nhân trong đường công danh sự nghiệp và tài lộc.
Nhà hướng chính Nam sẽ khắc phục được những nhược điểm nhu thuận, mềm yếu của người mạng Thủy. Nhờ đó, tăng thêm quyết tâm của bản thân gia chủ khi đối phó với những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống cũng như trong công việc, tạo được nền tảng vững chắc để phát triển sự nghiệp về sau.
Hướng xấu thứ nhất: Nhà hướng chính Đông
Hướng chính Đông trong phong thủy nhà ở ngũ hành thuộc Mộc. Mộc khí quá vượng sẽ gây thất thoát, suy yếu vận trình mệnh chủ (Thủy sinh Mộc). Người mạng Thủy sống trong nhà hướng chính Đông sẽ luôn nằm trong thế bị động, dù làm lụng vất vả, dốc hết sức mình nhưng lại chẳng thu hoạch được gì. Công danh khó thành, tài lộc khó phát.
Căn nhà dưới tầng hầm có Thổ khí cực vượng. Ngũ hành Thổ khắc Thủy. Gia chủ hành Thủy sống trong ngôi nhà như vậy ắt vận trình bản mệnh ngày càng sa sú bội phần. Mệnh chủ bị ngũ hành tương khắc nên khó có cơ hội chuyển mình, dù có cơ hội cũng sẽ bị cản trở. Gia chủkhó phát huy được năng lực cá nhân, càng không thể bộc lộ năng lực tiềm tàng. Cứ thế, ngày càng đi xuống, vận trình không tìm được điểm hưng vượng.
Chúc Quý bạn đọc và gia đình dồi dào sức khỏe, an khang và thịnh vượng !
Mệnh Mộc Và Phong Thủy Hợp Mệnh Đầy Đủ Nhất
Mệnh Mộc là gì ? Màu sắc và con số mang lại may mắn cho người mệnh Mộc ? Và phong thủy hợp mệnh đầy đủ nhất sẽ được Vạn An Group chia sẻ tường tận.
Hành Mộc là một trong 5 yếu tố quan trọng cấu thành nên quy luật âm dương ngũ hành. Mỗi một hành lại bao gồm nhiều nạp âm, thể hiện đặc điểm tính cách và ý nghĩa khác nhau. Việc tìm hiểu chi tiết về ngũ hành bản mệnh và có cho mình cuốn cẩm nang may mắn cho người hành Mộc là rất cần thiết.
1.1 Hành Mộc là gì? Các nạp âm của hành Mộc
Hành Mộc là chỉ về mùa Xuân và là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và dồi dào của cây cỏ hoa lá. Mộc còn là tên gọi dùng để định nghĩa cho mọi loại cây, loài cỏ sống trên mạnh đất. Ngoài là biểu tượng của sức sống mạnh mẽ, hành Mộc còn là sự che chở cho kẻ yếu, chống lại những sức mạnh phá hoại khác. Đồng thời, hành Mộc còn mang lại sự sống cho muôn loài trên trái đất.
Trong thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì mệnh Mộc gồm 6 ngũ hành nạp âm:
1.2 Người mệnh ngũ hành Mộc sinh năm nào ? Nạp âm gì ?
1.3 Ý nghĩa của các nạp âm ngũ hành Mộc
Đào Tông Ngại viết: “Nhâm Tý, Quý Sửu là Tang Đố Mộc. Tý thuộc Thủy, Sửu thuộc Thổ, Thủy mới sinh Mộc, Thổ thì dưỡng Mộc nên gọi là cây dâu tằm”. Lá dâu có thể nuôi tằm, dâu tằm là nguyên liệu dệt may, vỏ cây có thể dùng làm nguyên liệu nhuộm. Mộc này kiên định, đa tài, có tác dụng to lớn.
Người mệnh Mộc nạp âm Tang Đố Mộc là những người sống hoàn toàn bị động, tâm tình rộng rãi, nhưng cái rộng rãi do người điều khiển. Khi Tang Đố Mộc thành công về tài chính, họ thường bị đẩy vào tình trạng giúp người này đỡ kẻ nọ từ anh em đến họ hàng, bè bạn. Họ không thể ở ngôi vị lãnh đạo.
Đào Tông Ngại viết: “Canh Dần, Tân Mão là Tùng Bách Mộc. Mộc lâm quan vào Dần vượng đế cho Mão, nên Mộc sinh vượng không thể yếu đuối, hình dung thành cây tùng già”.
Tùng Bách Mộc trong ngũ hành Mộc vị cứ chính Đông, là hướng chính vị của Mộc nên rất vượng. Mộc này cứ chiếm Canh Tân Kim lại có phương vị hưng vượng phía Đông nên rất quý hiếm. Mộc này sống trong sương tuyết mà vẫn cứng cỏi vươn lên xanh tươi, đầy ắp nghị lực. Ý chí luôn muốn vượt thiên hạ và kỷ luật với bản thân, không sợ sấm sét lôi phong, hoàn cảnh càng xấu thì càng kiên cường vững chãi.
Người mệnh Mộc nạp âm Tùng Bách Mộc gặp mệnh tốt sẽ thành công khác người trên bất cứ lĩnh vực nào. Nếu gặp mệnh xấu luôn luôn thành kẻ bất đắc chí.
Đào Tông Ngại viết: “Mậu Thìn, Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc. Thìn là căn nguyên của thiên nhiên, Tỵ là lục dương, Mộc tới lục dương thì đâm chồi nảy lộc lại còn ở giữa thiên nhiên nên gọi là cây trong rừng”.
Đại Lâm Mộc tức là rừng cây hoang dã, um tùm, rậm rạp khắp nơi một màu xanh. Đại Lâm Mộc do nhiều cây mà thành rừng nên cây cối trong rừng ngưng tụ rất nhiều ánh sáng mặt trời, vươn cao vươn xa, mở rộng tán rừng che chở con người và động vật bên dưới.
Người mệnh mộc nạp âm Đại Lâm Mộc có bản chất không mưu cầu đột xuất. Họ luôn tràn đầy tình yêu, tình đồng loại, thích giúp đỡ người khác, vừa ấm áp vừa gần gũi. Họ có trí tuệ minh mẫn với sự ngả theo thời thế, làm chức thừa hành tốt, vào cương vị chỉ huy không hay. Tuy nhiên, họ không có màu sắc riêng về khả năng cũng như khuynh hướng.
Đào Tông Ngại viết: “Nhâm Ngọ, Quý Mùi là Dương Liễu Mộc. Mộc tử ở Ngọ, mộ ở Mùi, nên Mộc này là tử mộ. Mặc dù có thiên can Quý sinh Thủy nhưng không thể chống lại tử mộ mà cuối cùng yếu nhược nên gọi là cây dương liễu”.
Dương Liễu Mộc thẳng thắn mà cứng cỏi nên gọi là dương, cành mềm mại nên gọi là liễu. Dương liễu một cây hai chủng loại, mềm mại yếu đuối, thứ mộc không có cốt khí.
Chính vì sự yếu đuối của mình mà những người mệnh Mộc mang nạp âm Dương Liễu Mộc thường xuyên bị ngoại cảnh tác động làm thay đổi chính mình. Họ có tâm sự rất thấu đáo, tình cảm phức tạp đa đoan; tính tình kín đáo, bén nhạy với thực tế. Họ là người tâm phúc trung thành nhưng không mấy chính trực.
Đào Tông Ngại viết: “Canh Thân, Tân Dậu Thạch Lựu Mộc. Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8 lúc này Mộc tất tuyệt, chỉ có Thạch Lựu Mộc mới tồn tại được trong hoàn cảnh này”.
Canh Tân can ngũ hành thuộc Kim, Thân Dậu chi ngũ hành cũng thuộc Kim, Kim trong ngũ vị thuộc Tân nên mộc tính đều thuộc Tân thì chỉ có cây lựu mà thôi. Canh Thân Tân Dậu đều thuộc kim mà nạp âm lại thuộc mộc thì mộc vẫn bị thay đổi chỉ có Thạch Lựu Mộc có thể trường sinh. Hình mộc mà chất đá nên gọi là thạch lựu.
Người mệnh Mộc mang nạp âm Thạch Lựu Mộc là những người bạn khả dĩ tin cậy. Họ can trường dám làm dám chịu, ngoan cố khó mà cảm hóa. Thạch Lựu Mộc ít có khả năng bén nhạy với biến động, vì vậy nên vào nghiên cứu vì ít thay đổi chí hướng. Họ rất cứng cỏi, mạnh mẽ nên ít nhiều tính cách trở nên khô khan, thô ráp.
Đào Tông Ngại viết: “Mậu Tuất, Kỷ Hợi là Bình Địa Mộc. Mậu là gốc hoang dã, Hợi sinh Mộc, phu Mộc sinh trên đất hoang nên gọi là cây đồng bằng”.
Bình Địa Mộc tại Mậu Tuất Kỷ Hợi khí tụ tàng phục, âm dương bưng bít, vì vậy Mộc ví về căn phục trong Thổ. Nó cũng là một loại vật liệu để xây nhà trong dân gian, Mậu Tuất là cột, Kỷ Hợi là kèo. Bình Địa Mộc trong ngũ hành Mộc có Hợi là Mộc trường sinh địa khiến cây cối phát triển thuận lợi, lại có bình địa tự nhiên bao bọc nên vô cùng thích thú.
Người mệnh Mộc nạp âm Bình Địa Mộc có tài thường ẩn không hiện, cần gặp quý nhân cần người biết dùng, được sử dụng đúng sẽ làm việc đắc lực. Trông vẻ ngoài không bề thế lẫm liệt nhưng bên trong chứa tài năng đáng nể.
2. Cẩm nang may mắn cho người mệnh Mộc
2.1 Mệnh Mộc hợp mệnh gì, khắc mệnh gì ?
Khoa học phong thủy tin rằng, vũ trụ tồn tại và vận động phát triển nhờ vào sự biến chuyển không ngừng của 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ gọi là Ngũ hành. Bản chất Ngũ hành là một vòng tròn các mối quan hệ tương sinh, tương khắc khép kín có quan hệ mật thiết với nhau. Thế giới không thể chỉ có tương sinh, cũng không thể chỉ có tương khắc. Có sinh mà không có khắc thì vạn vật sẽ phát triển đến mức tự diệt vong, có khắc mà không có sinh thì không gì có thể tồn tại được.
Mũi tên màu xanh thể hiện mối quan hệ tương sinh – tức sự sinh trưởng, hỗ trợ lẫn nhau, làm cho nhau phát triển hơn, cụ thể là:
Mối quan hệ tương hợp – tức sự hòa hợp, bình đẳng, cân bằng là:
Ngược lại, mũi tên màu đỏ thể hiện mối quan hệ tương khắc – tức đối kháng nhau, hủy diệt nhau, thường xuyên xảy ra cãi vã, bất hòa, cụ thể là:
Như vậy, người mệnh Mộc hợp mệnh Thủy, mệnh Hỏa và chính hành Mộc, khắc với mệnh Kim và mệnh Thổ. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc mệnh Bình Địa Mộc thì không sợ Kim, mà còn cần hòa hợp mới thành vật hữu dụng (cưa, búa đẽo gọt cây thành vật để dùng như tủ, bàn ghế).
2.2 Mệnh Mộc hợp màu gì, kỵ màu gì ?
Mộc hợp với Thủy, vì thế màu sắc thuộc hành Thủy như màu xanh biển hay xanh đen sẽ hợp với mệnh chủ. Màu xanh lá là màu bản mệnh của Mộc chủ, cũng là màu tốt cho người mệnh này. Mộc hút chất dinh dưỡng từ Thổ, màu nâu đất hay vàng cũng sẽ mang tới may mắn về tài lộc cho mệnh chủ.
Mệnh Mộc kỵ chính là những màu thuộc hành khắc chế Mộc như hành Kim. Kim là rìu chặt gãy Mộc, nên tránh dùng màu vàng, màu nâu hay màu trắng bạc.
2.3 Con số mang lại may mắn cho hành Mộc ?
Hành Mộc hợp mệnh Thủy, mệnh Hỏa và chính hành Mộc, khắc với mệnh Thổ và mệnh Kim. Vì vậy, hành Mộc nên lựa chọn những con số may mắn gồm 0, 1, 3, 4 và 9 đại diện cho các mệnh tương sinh tương hợp. Hành Mộc nên tránh sử dụng những con số 2, 5, 6, 7 và 8.
3. Mạng Mộc nên mua nhà, làm nhà hướng nào?
Với người mạng Mộc thì khi mua nhà, tốt nhất nên chọn căn nhà hướng Bắc. Căn nhà như vậy sẽ tốt về phong thủy và có lợi cho vận trình của gia chủ. Hướng Bắc là hướng của ngũ hành Thủy, Thủy dưỡng cho Mộc nên người mạng Mộc ở nhà hướng chính Bắc sẽ thuận lợi nhiều bề, cũng tốt cho tương lai phát triển sau này.
Trong công việc dễ gặp được quý nhân, được nâng đỡ cho con đường công danh sự nghiệp vượng phát. Tài vận cũng nhờ thế mà dồi dào sung mãn, tiền bạc không phải lo lắng gì nhiều. Đường tình duyên vượng sắc, đào hoa tới tấp, dễ tìm được người chung hưởng hạnh phúc về sau.
Hướng Đông mang tới ánh nắng mặt trời nuôi dưỡng cho cây cối, chính là ngũ hành Mộc. Ở căn nhà hướng chính Đông, dương khí tràn trề sẽ giúp cho người mệnh Mộc thuận buồm xuôi gió trong công danh sự nghiệp cũng như trên con đường tình cảm, tài lộc.
Nhà dưới tầng hầm tối tăm và không khí không được lưu thông tốt như trên mặt đất, nhưng nếu điều kiện không cho phép thì căn nhà như vậy cũng ở mức tạm chấp nhận được cho người mạng Mộc. Cây cối lớn lên từ đất, hút chất dinh dưỡng của đất, mạng Mộc ở nhà Thổ khí vượng cũng vậy. Tuy nhiên chỉ nên ở trong thời gian ngắn, không nên sống lâu dài ở căn nhà như vậy.
Hướng chính Tây trong phong thủy nhà ở ngũ hành thuộc Kim. Mộc Kim xung khắc, sẽ gây ra khí xung sát, làm tổn hại đến vận trình của người mệnh Mộc. Chưa nói đến sự nghiệp, tiền tài, tình duyên thì chắc chắn, sức khỏe của gia chủ khi sống ở căn nhà hướng này cũng khó có thể tốt như bình thường được.
Chúc Quý bạn đọc nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công !
Mệnh Kim Hợp Số Nào? Chọn Sim Phong Thủy Hợp Mệnh Kim Chuẩn Nhất
Trong những học thuyết của phong thủy học thì quan niệm rằng những con số có thể mang đến những may mắn nhưng cũng có thể mang tới những thảm họa chết chóc cho chủ nhân. Bạn dã biết đến những cố điện thoại chết chóc, khi những chủ nhân của nó lần lượt ra đi một cách bí ẩn. Cho đến bây giờ thì không ai dám sử dụng số điện thoại ấy nữa. Điều đó cho ta thấy những con số rất quan trọng. Hãy chọn những số hợp mệnh và tranh những số xấu tương khắc với mệnh của bạn. Nếu bạn là người mệnh Kim vậy bạn nên biết Mệnh Kim hợp số nào? khắc số nào? Mệnh Kim tương sinh, tương khắc với mệnh nào? Chọn được nhưng con số hợp mệnh Kim bạn sẽ tìm được cho mình sim phong thủy hợp mệnh Kim.
Những người mệnh Kim là những người sinh vào những năm sau: Quý Mão năm 1963, Canh Tuất năm 1970, Tân Hợi năm 1971, Giáp Tý năm 1984, Ất Sửu năm 1985, Nhâm Thân năm 1992, Quý Dậu năm 1993, Canh Thìn năm 2000, Tân Tỵ năm 2001, Giáp Ngọ năm 2014, Ất Mùi năm 2015, Nhâm Dần 2022 …
Trong ngũ hành tương sinh tương sinh thì mệnh Kim tương sinh với mệnh Thủy, Thổ tương sinh với Kim. Trong quan hệ tương khắc thì Kim tương khắc với Mộc, Hỏa tương khắc với Kim.
Số hợp mệnh Kim là những con số tốt cho người mệnh Kim, theo phong thủy những con số này mang lại năng lượng, vận khí tốt cho những người mệnh Kim. Do, đó đó những con số này thường đực coi là những con số may mắn củ người mệnh Kim. Cũng chính vì vậy mà người mệnh Kim nên biết mệnh Kim hợp số nào?
Vậy mệnh Kim hợp số nào? Theo các nhà phong thủy học đã nghiên cứu thì Mệnh Kim có số hợp mệnh đó là số 2, số 5 và số 6, số 7, số 8 và có số tương khắc với mệnh đó là số 9. Chính vì vậy người mệnh Kim nên tránh số 9, tuy răng số 9 được nhiều người cho rằng là số đẹp mang ý nghĩa trường cửu.
Mệnh Kim hợp với số điện thoại nào? Cách chọn sim phong thủy hợp mệnh Kim như thế nào? Chúng tôi xin hướng dẫn cách để có thể chọn sim phong thủy hợp mệnh Kim theo phong thủy chuẩn nhất
Như trên ta đã biết được mệnh Kim hợp số nào? đây là một trong những yếu tố hỗ trợ trong việc chọn sim phong thủy hợp mệnh Kim. Đặc biệt, dãy sim đẹp hợp phòng thủy sẽ càng tốt hơn khi có những số hay cặp số mang ý nghĩa đẹp như 68, 86, …
Tỷ lệ cân bằng âm dương ngay trong nội tại dãy số và giữa dãy số với người sử dụng.
Theo quy luật tương sinh tương khắc thì Thủy sinh Kim, cho nên ngũ hành của sim phong thủy hợp mệnh Kim là Thủy.
Theo kinh dịch: Yếu tố luận dựa trên ý nghĩa của quẻ chủ và quẻ hỗ của dãy sim.
Mong rằng bài viết này mang lại những thông tin hữu ích cho quý vị về mệnh Kim hợp số nào? mệnh Kim hợp số điện thoại nào ? Từ đó có thể chọn cho mình được một sim phong thủy hợp mệnh Kim tốt nhất cho mình.
Bạn đang xem bài viết Mệnh Kim Và Phong Thủy Hợp Mệnh Kim Đầy Đủ Nhất trên website Ica-ac.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!