Xem Nhiều 5/2023 #️ Cách Chọn Thời Điểm Câu Cá Trong Ngày Và Theo Mùa (Sưu Tầm) # Top 6 Trend | Ica-ac.com

Xem Nhiều 5/2023 # Cách Chọn Thời Điểm Câu Cá Trong Ngày Và Theo Mùa (Sưu Tầm) # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Chọn Thời Điểm Câu Cá Trong Ngày Và Theo Mùa (Sưu Tầm) mới nhất trên website Ica-ac.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để một buổi câu cá có thể lên cá, được cá cụ và tỷ lệ giật cá liên tục, ngoài mồi câu phải chuẩn và nhạy thì chọn thời điểm đi câu cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Chọn thời điểm câu cá không hề dễ, mỗi cần thủ lâu năm đều có những kinh nghiệm riêng của mình tuy nhiên có nhiều điểm chung về thời điểm tốt trong ngày mà bạn có thể xách cần đi.

Trước tiên là mùa đi câu, thông thường mùa câu cá đối với các loại cá nước ngọt như chép, trắm, trôi, chim, mè, cá lăng, cá tra là từ giữa mùa hè cho đến mùa đông. Trong hai mùa này cá ăn mạnh nhất đặc biệt là cá cái để chuẩn bị cho mùa sinh sản. Ngoài ra mùa thu và mùa đông thời tiết ít thay đổi quá mạnh, cá sẽ ăn và ăn đều. Còn đối với mùa hè, cá vẫn ăn mạnh nhưng không đều, một phần tùy thuộc vào thời tiết và một phần phụ thuộc vào nhiệt độ nước trong ngày.

Tuy nhiên một số loài cá thì mùa nào cũng câu được, chỉ cần quá trình làm mồi chuẩn và nhạy thì mùa nào câu cá cũng sẽ lên, tiêu biểu là cá chép và rô phi.

Vào mùa xuân, các bạn nên câu vào những ngày ấm trời, không quá nóng bức và cũng không quá lạnh, khung giờ đi câu hợp lý nhất buổi sáng từ 8 giờ sáng đến 11h, khi này nhiệt độ nước đã ấm hơn bình thường. Buổi chiều và buổi tối từ 2 giờ chiều các bạn câu vào thời điểm nào cũng được.

Vào mùa hè, buổi sáng câu từ 6 giờ đến khoảng 10 giờ 30, vào buổi trưa mặt trời chiếu nên nhiệt độ nước tăng, cá có xu hướng ẩn nấp và lười ăn. Buổi chiều cho đến tối có thể câu từ 3-4 giờ chiều cho đến tận sáng hôm sau.

Vào mùa thu, buổi sáng không nên đi câu, sớm nhất vào mùa thu nên đi câu từ 10h sáng cho đến khoảng 9 giờ tối. Các thời gian khác nước lạnh nên cá không hoạt động nhiều. Ngoài ra câu cá mùa thu nên dùng loại mồi cỡ lớn vì mùa này rất thuận lợi để câu cá cụ.

Câu cá vào mùa đông không quá khác so với mùa thu, thường nên đi câu vào những ngày ấm trời, mồi câu và mục tiêu nên câu các loại cá to vì tỷ lệ lên cá to của hai mùa này là cao hơn những mùa khác. Ngoài ra trước khi đi câu cũng nên chú ý đến thời tiết để chuẩn bị đi câu, thường những kiểu thời tiết nên tránh đi câu đó là: Những ngày trong bão, bão chưa dứt, mưa to dầm dề, nắng cực to.

Những ngày thời tiết câu cá nhạy hơn đó là những ngày mát mẻ vào mùa hè, hoặc ngày ấm trời vào mùa thu hoặc mùa đông, ngày mưa to nhưng ngắn và theo cơn vào mùa hè, thường những cơn mưa to diễn ra trong khoảng một tiếng, mưa tạnh là đã có thể xách cần đi câu, trước bão 4-5 ngày hoặc sau khi bão đi 4-5 ngày.

Tiếp đến là địa điểm câu, đây cũng là một điểm quan trọng đáng lưu ý. Không ít người cùng câu một hồ, người bên cạnh giật cá liên tục còn mình thì ngồi im cả buổi trời, người ta nó vị trí câu là nơi thiên thời địa lợi nhân hòa không hề sai. Trước hết khi câu cần chọn góc hồ, nơi nước sâu, mặt nước yên tĩnh sẽ là nơi trú ngụ của cá, đặc biệt là cá to. Nên chọn những nơi kín gió, có tường che chắn càng tốt hoặc cỏ rậm, nước ở khu vực này sẽ ấm hơn những nơi khác.

Về chọn địa điểm thả câu, đặc biệt là thả lục gần như là điều kiện quyết định buổi câu hôm đó sẽ lên cá hay móm. Thêm nữa các loại cá, đặc biệt là chép, trắm còn có quy luật bỏ ăn, thường nó sẽ ăn no một ngày và bỏ ăn một ngày, vì vậy không nên câu một chỗ cho hai ngày liên tiếp nếu ngày đó bạn câu lên cá, còn nếu hôm đó câu không được hôm sau vác cần quay lại đảm bảo có các xách về.

Mẹo Chọn Thời Gian Câu Cá Theo Mùa Chuẩn Xác Bất Ngờ

Cách Chọn Thời Gian Câu Các Mùa Trong Năm

Sáng sớm: Cá không cắn câu do nước chưa được mặt trời sưởi ấm nhưng cũng đừng vì thế mà thất vọng. Mùa Đông đã kết thúc cá sau một thời gian dài trú đông rất cần thức ăn.

Xuân đến cũng là mùa sinh sản của chúng. Tốt nhất là chờ đợi cho đến khi nhiệt độ nước đạt khoảng 39,2 độ F.

Cuối buổi sáng và đầu buổi chiều: Cá đã ra ngoài tìm thức ăn nên cơ hội câu cá rất lớn. Chúng thường bơi dọc ven bờ do nước ở khu vực đó ấm áp và có nhiều thức ăn.

Chiều và đầu buổi tối: Cá hoạt động mạnh do mặt nước được mặt trời chiếu rọi nên rất ấm.

Sáng sớm và chiều muộn: Từ lúc mặt trời mọc cho đến giữa buổi sáng là thời giancâu cá tuyệt vời. Nguồn thức ăn cũng rất phong phú, do đó, tìm được con cá đói ăn mồi thời gian này cũng là một thách thức.

Cuối buổi sáng, đầu buổi chiều: Thời gian này cá ăn chậm nhất trong ngày do chúng có xu hướng di chuyển xuống mức nước sâu hơn để được mát mẻ.

Chiều và đầu buổi tối: Câu cá tuyệt nhất lúc mặt trời bắt đầu xuống núi cho đến lúc bóng tối bao trùm. Nước trên bề mặt đã mát hơn, nên cá sẽ trồi lên kiếm ăn trên bề mặt.

Sáng sớm: So chưa có nắng, nước vẫn còn lạnh, cá không cắn câu nhiều.

Cuối buổi sáng đến trưa: Cá tìm kiếm thức ăn do nước đã ấm hơn, đặc biệt là khu vực nước cạn. Nhìn chung nước mùa này rất mát mẻ.

Chiều và đầu buổi tối: Thời gian này là tuyệt vời, mặt trời ở ngay trên đỉnh đầu trong nhiều giờ liền nên nhiệt độ nước rất thuận lợi, nhất là khu gần bề mặt chính điều này giúp cho việc câu cá rất tốt. Cá cũng rất cần tăng lượng mỡ dự trữ cho mùa Đông sắp đến nên tích cực đi tìm mồi. Hãy tìm loại mồi lớn để bắt cá lớn.

Hiện tượng trao đổi nước xảy ra giữa lớp nước ở bề mặt và đáy hồ, quá trình này diễn ra hai lần một năm vào mùa xuân và mùa thu. Từ mùa xuân đến mùa thu, nước ấm từ bề mặt di chuyển xuống phía đáy và nước lạnh từ đáy hồ chuyển lên bề mặt.

Nếu nắm bắt được thông tin này, cộng thêm kiến thức về các loại cá cũng như thói quen cư trú của chúng chắc chắn sẽ giúp người câu trở thành cao thủ trong câu cá.

Khi Xuân về, nước trên bề mặt bắt đầu ấm lên và bắt đầu chìm xuống thay thế cho nước lạnh ở dưới đáy khi đạt đến 39 độ F. Sự trao đổi này tiếp tục cho đến khi nhiệt độ nước trong toàn hồ như nhau.

Vào giai đoạn đầu của quá trình này, cá sẽ ở lại khu vực bề mặt do khu vực này nước hồ ấm, đây cũng là nơi mà thảm thực vật mùa xuân bắt đầu tăng trưởng.

Suốt mùa hè mặt trời làm cho nước ở bề mặt nóng lên, nhưng nước không chìm mà tác động tạo nên một hiện tượng gọi là phân tầng, xếp một lớp nước ấm lên trên một lớp nước lạnh.

Cá thường thích vùng nước mát nhưng chúng cũng cần lượng ô xy cao có nhiều trong nước ấm do đó, chúng sẽ di chuyển đến khu vực giữa hai cấp độ nước ấm và lạnh, cách mặt nước từ 2-10 Feet tùy theo kích thước của hồ.

Điểm cá ăn mồi tốt nhất là điểm mà cá sẽ cảm thấy ấm hơn nhưng chúng phải cảm thấy dễ dàng chuyển nhanh xuống vùng sâu hơn, mát hơn và an toàn hơn.

Mùa thu không khí rất mát mẻ, se se lạnh nên nhiệt độ nước thấp. Khu bề mặt hồ nước rất mát và mát hơn phần đáy hồ. Gió mùa thu cũng rất mạnh mẽ đẩy nước đi khắp mặt hồ giúp cho quá trình trao đổi nước diễn ra.

Quá trình này diễn tiến trong một khoảng thời gian nên nhiệt độ nước và mức ô xy trong nước của toàn bộ hồ đồng đều khiến cho cá thích di chuyển xung quanh hồ một cách rất thoải mái. Quá trình này sẽ kết thúc khi trời trở lạnh, và nước trên bề mặt trở nên lạnh giá.

Nhiệt độ nước và quá trình trao đổi nước

Các nghiên cứu cho thấy mỗi loài cá cư trú ở một nhiệt độ nước khác nhau. Nếu biết kết hợp giữa sự hiểu biết về nhiệt độ cư trú mà từng loài cá ưa thích và hiện tượng trao đổi nước thì người câu sẽ tìm ra được chính xác nơi cư trú của cá vào từng thời điểm cụ thể trong năm.

Có nhiều ý kiến cho rằng: Cá thích nước ấm sẽ tìm mồi trên bề mặt vào mùa hè và dưới đáy vào mùa thu. Và cá thích nước lạnh tìm mồi ở mực nước sâu vào mùa xuân và trên bề mặt vào mùa thu. Tuy vậy, không nên quá phụ thuộc vào điều này, cá là loài luôn luôn khó nắm bắt.

Kinh Nghiệm Tính Nhiệt Độ Của Nước Khi Đi Câu Cá

Nhiều ngày nóng bức liên tục vào mùa hè có thể làm cho cá trong hồ, ao hay sông trở nên chậm chạp và lờ đờ. Hiện tượng này cũng xảy ra vào mùa đông khi nhiệt độ nước thấp. Vì sao?

Cá là loài động vật máu lạnh, nhiệt độ cơ thể chúng không ổn định như ở người và các loài động vật máu nóng khác. Do đó, nhiệt độ của môi trường xung quanh ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể cá. Nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp đều làm giảm lượng oxy trong nước khiến cho con cá uể oải, lười hoạt động.

Vì vậy cá sẽ chậm cắn câu khi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Hiểu thêm điều này, người câu sẽ tìm ra được loại mồi câu hay mồi giả nào phù hợp để sử dụng cũng như chọn cách rê mồi nhanh hay chậm để buộc con cá phải hoạt động. Lời khuyên là: Hãy rê mồi chậm rãi khi câu nước lạnh và rê nhanh khi nước ấm.

Cá thích buổi sáng sớm và chiều tối hơn là buổi trưa do nắng trưa thường khá gay gắt. Nắng sớm, đặc biệt là cuối buổi sáng, làm cho nước vùng bề mặt ấm áp khiến cá có hứng thú đi tìm thức ăn.

Điều này đặc biệt đúng vào thời gian đầu mùa xuân trong vùng nước nông hay vùng đáy tối hoặc đáy có nhiều bùn vì vùng đáy tối hấp thụ nhiệt nhanh hơn vùng đáy cát sáng.

Nhiệt độ nước ấm làm cho con cá mồi nếu câu mồi sống hoạt động nhiều hơn và có thể tạo ra một trò chơi mèo vờn chuột với con cá săn mồi trong ngày đầu xuân mát mẻ. Vào những ngày nắng nóng, cá di chuyển đến khu vực mát ở vùng nước sâu hơn và ở lại đó.

Dùng loại mồi giả nước cạn mồi bề mặt hay mồi sống vào lúc sáng sớm và cuối buổi chiều là tốt nhất, khi đó nhiệt độ và ánh sáng thấp nên cá thích dạo quanh trên bề mặt để tìm thức ăn.

Buổi trưa nhiệt độ nước trên bề mặt cao, lượng ô xy trong khu vực này cũng giảm, thỉnh thoảng lại có gió làm loang nước nóng ra khắp hồ khiến cá có xu hướng chui sâu xuống đáy. Lúc này, thẻo mồi sống câu đáy hay mồi giả lặn sâu là tốt nhất.

Cứ quan sát sẽ thấy thời gian trong ngày, ánh sáng, thời tiết ảnh hưởng đến câu cá như thế nào.

Gió

Gió đóng vai trò quan trọng trong câu cá. Gió đẩy nước và nguồn thức ăn nổi trên mặt nước ra xa bờ và cá sẽ theo sau. Do vậy nếu người câu câu cá ở bờ biển hay hồ lớn trong một ngày nhiều gió, hãy quăng mồi theo gió nơi có khả năng cá tụ.

Bão

Bão và sự thay đổi thời tiết ảnh hưởng đến câu cá. Nhiều loài cá tăng cường tìm kiếm thức ăn trong nhiều giờ ngay trước khi có một đợt lạnh, nhưng ăn chậm trong suốt thời gian có bão, kể cả vài ngày sau bão.

Câu cá sau đợt lạnh thường rất ít cá. Tình trạng này kéo dài 1-2 ngày sau đó, thời tiết ấm áp làm cho nhiệt độ nước ở bề mặt tăng lên khiến cá năng nổ đi tìm mồi.

Điều này đặc biệt đúng vào mùa Đông, khi có chút ấm áp xen vào, những con cá uể oải lười biếng tích cực săn mồi hẳn lên. Điều tích cực này chỉ xảy ra ở trên bề mặt ấm áp.

Mây

Ngày có mây cải thiện được tình hình câu cá, do mây che bớt nắng gay gắt tỏa xuống mặt nước. Bầu trời âm u khiến cá tích cực tuần tra tìm kiếm thức ăn hơn, chúng thích đi lang thang khắp hồ nước trong khi ngày nắng đẹp, trời trong ít mây cá có xu hướng ẩn náu gần các khu vực có vách che chắn.

Mưa

Một cơn mưa nhẹ đến trong buổi câu sẽ rất tốt, đặc biệt là mưa mùa xuân hay mùa hè. Mưa khiến cá khó thấy người câu do mặt nước lăn tăn che phủ tầm nhìn của cá nên đỡ nhát. Điều này rất hiệu nghiệm khi câu bờ, câu lội người câu lội xuống nước để câu hay câu thuyền.

Mưa cũng mang theo côn trùng thức ăn vào nước, dễ tạo ra một cuộc chè chén cho cá nên chúng thường có thói quen đi tìm mồi khi mưa xuống. Nhưng mưa lớn thì cá ít cắn câu, do mưa lớn gây khó khăn cho cá khi đi tìm mồi và dòng chảy của nước cũng mạnh có thể gây tắc mang cá.

Lưu lượng nước tăng do mưa hoặc do bất kỳ điều gì, làm thay đổi lượng nước so với hiện tại, đều gây khó khăn cho loài cá sinh sống tại đó. Mực nước cao cũng có thể tạo ra các ghềnh thác, sóng và sự bất an cho cá.

Sét

Khi có sét hoặc khả năng sẽ có sét hãy ra khỏi nước ngay lập tức, cho dù bạn đang lội trong nước, đang đi thuyền hoặc ở trên bờ. An toàn là trên hết. Thêm vào đó, không có cách nào có thể bắt cá trong cơn bão.

Thủy triều

Thủy triều nâng nước lên cao và hạ nước xuống thấp hai lần một ngày có ảnh hưởng đến nơi cư trú cũng như cách thức tìm kiếm thức ăn của cá. Thời gian thủy triều lên xuống cũng thay đổi mỗi ngày và mỗi nơi một khác, nhất là khu vực ven biển.

Khi thủy triều lên cao, cá thường ở lại khu vực nước cạn, đây cũng là điểm câu lý tưởng trong thời gian thủy triều cao. Một bãi lầy chỗ lõm nhẹ ở đáy là hoàn hảo cho loại cá ăn đáy trong thời gian thủy triều xuống thấp nhưng lại trở nên quá sâu và khó khăn để câu khi thủy triều lên cao.

Thủy triều lên hoặc xuống giúp mồi di chuyển và thúc đẩy quá trình tìm kiếm thức ăn ở những loài cá sống ven biển.

Sự thay đổi của thủy triều, thời gian trong ngày hay vị trí đều rất quan trọng đối với người câu câu cá ở khu nước lợ, loại nước hình thành nên từ sự kết hợp giữa nước mặn và nước ngọt, trong khu nước lợ có cả cá nước mặn và nước ngọt sinh sống.

Nước lợ được tìm thấy ở hầu hết các con lạch (nhánh sông), các con sông dọc theo bờ biển và luôn bị tác động bởi sự lên và xuống của thủy triều.

Nói chung, câu cá tốt nhất là lúc thủy triều lên hoặc xuống, nước đứng ít hoặc không di chuyển thường kém hiệu quả.

Chọn Ngày Đi Câu Được Nhiều Cá.

Dựa vào việc quan sát chu kỳ trăng, thủy triều, hoạt động của các loài cá. Kết quả câu cá theo mỗi chu kỳ trong nhiều năm, cho phép tất cả chúng ta, những người đam mê bộ môn này.

Chọn được những ngày đẹp nhất, những giờ câu tốt nhất, để thỏa mãn sở thích câu kéo của mình. Tránh được những ngày mà cần thủ Việt nam gọi là ” Nguy cơ Lốc – Móm cao “.

Kinh nghiệm chọn ngày tốt để đi câu được nhiều cá đạt hiệu quả cao có thể dựa vào chu kỳ con nước để tính ra các ngày cần thiết để đi câu.

Chu kỳ con nước tại mỗi vùng miền có thể khác nhau đôi chút nên việc này bạn cần tra cứu cụ thể trong sổ tay hoặc tài liệu chia sẻ trên internet.

Chọn ngày đi câu cá theo lịch trăng. ( Ngày âm lịch )

1- Tốt từ đêm đến bình minh 2- Tốt từ đêm cho đến đầu buổi sáng. 3- Tốt đến giữa buổi chiều. 4- Rất tốt đến giữ buổi chiều. 5- Rất tốt đến giữ buổi chiều. 6- Rất tốt đến giữ buổi chiều. 7- Cực tốt vào toàn bộ buổi sáng. 8- Tốt vào buổi sáng , trung bình vào buổi chiều. 9- Tốt vào buổi sáng cực tốt vào buổi chiều. 10- Trung bình cả ngày. 11- Trung bình cả ngày. 12- Trung bình cả ngày. 13- Cực tốt từ buổi chiều đến đêm. 14- Cực tốt cả ngày. 15- Trung bình cả ngày. 16- Tồi tệ cả ngày. 17- Rất tồi tệ cả ngày. 18- Ngày tốt. 19- Tốt vào buổi sáng , trung bình vào buổi chiều. 20- Tốt vào buổi sáng ,tồi tệ vào buổi chiều. 21- Tốt vào buổi sáng đến đầu chiều. 22- Tốt vào buổi chiều. 23- Trung bình vào khoảng chập tối. 24- Trung bình vào khoảng chập tối. 25- Trung bình vào khoảng chập tối. 26- Tốt vào buổi chiều. 27- Cực tốt vào chiều và chập tối. 28- Cực tốt vào chiều và chập tối. 29- Tốt vào chập tối. 30- Tốt vào chập tối.

Chọn ngày đi câu cá theo con nước

Như đã biết trong một tháng(tính theo âm lịch) thường có 2 ngày(có tháng 3 ngày) con nước.Nói chung thì đi câu cá để đạt hiệu quả cao thì nên tránh những ngày con nước.

Cụ thể là nên đi câu trước hoặc sau ngày con nước từ 2 đến 3 ngày.

Ví dụ những ngày con nước trong tháng tại vùng Hải phòng,Thái bình và Nam định:

Tháng 1+ 7 : ngày 5 – 19

Tháng 2 + 8 : ngày 3 – 17 – 29.

Tháng 3 + 9 : ngày 13 – 27

Tháng 4 + 10: ngày 11 – 25

Tháng 5 + 11: ngày 9 – 23

Tháng 6 + 12: ngày 7 – 21

Trong khi đi câu có mấy vấn đề thường gặp:

– Câu ở nơi không có cá hoặc quá ít cá và chủ yếu là cá con.

– Đi câu vào ngày hoặc buổi cá không đi ăn.

– Đi câu vào ngày cá đi ăn nhưng không vào ổ thính của bạn.

– Do bạn là lính mới nên thao tác kỹ thuật còn chưa thành thạo nên tuy cá có vào ổ thính nhưng bạn xử lý kém hiệu quả và vô tình làm cá sợ bỏ đi hết.

– Những ai ở thành phố thường có những con sông thoát nước hầu như đều được kè bê tông và thường rất nhiều cá rô phi và diếc.

Nếu thấy cá rô phi tụ nhau thành đám và chổng tu đít lên cắm đầu xuống thì hôm đó bạn nên đi câu.

– Thời tiết đang nóng bức nhưng trở gió bấc,thường vào cuối mùa hè mới có hiện tượng này(gió heo may).

– Khi đang gió bắc (đông bắc), trời bỗng chuyển gió đông, cá thường không đi ăn. Nhưng nếu gió đông kéo dài vài ngày thì cá đi ăn lại, thậm chí còn ăn mạnh hơn.

– Khi trời mưa giông : Khi có sấm chớp báo hiệu cơn giông hay cơn mưa sắp đổ xuống, thường cá dừng ăn. Trong cơn mưa cá không đi ăn nếu như có sấm chớp.

Khi mưa bắt đầu ngớt cá bắt đầu đi ăn lại. Còn mưa nhỏ không sấm chớp cá vẫn ăn như thường, thậm chí trôi mè còn ăn mạnh hơn.

– Kích thước quá to của đồ câu : linh, khoá linh, lưỡi và cả quả phao nữa. Bạn cũng đừng cố gắng tàng hình hoá linh lưỡi dây trục mà quên mất cái bầu phao to thồ lồ sặc sỡ đáng ngờ kia đặc biệt khi bạn câu nông ban ngày.

Bạn nên tàng hình đồ câu như hạn chế tối thiểu có thể được về kích cỡ cước lưỡi và chọn màu sắc phù hợp với nơi buông câu.Chọn vị trí ngồi kín đáo.

– Cá cũng sợ những mùi lạ như mùi của keo 502 mà bạn gia cố đồ câu.Mùi thuốc lá bạn hút rồi tay cầm thuốc lá lại dùng để tóm mồi.

– Tại nơi câu nên yên tĩnh và tránh gây tiếng động không cần thiết làm cá sợ và nghi ngờ vì thời buổi khó khăn này con cá cũng khôn ngoan hơn nhiều.

Lưu ý

Cách Chọn Cá Rồng Theo Mệnh Và Tuổi

1980, 1981: Thạch lựu mộc (Cây thạch lựu) 1982, 1983: Đại hải thủy (Nước đại dương) 1984, 1985: Hải trung kim (Vàng dưới biển) 1986, 1987: Lộ trung hỏa (Lửa trong lò) 1988, 1989: Đại lâm mộc (Cây trong rừng lớn) 1990, 1991: Lộ bàng thổ (Đất giữa đường) 1992, 1993: Kiếm phong kim (Vàng đầu mũi kiếm) 1994, 1995: Sơn đầu hỏa (Lửa trên núi) 1996, 1997: Giản hạ thủy (Nước dưới khe) 1998, 1999: Thành đầu thổ (Đất trên thành) 2000, 2001: Bạch lạp kim (Vàng trong nến rắn) 2002, 2003: Dương liễu mộc (Cây dương liễu) 2004, 2005: Tuyền trung thủy (Dưới giữa dòng suối) 2006, 2007: Ốc thượng thổ (Đất trên nóc nhà

Xác định mệnh cá rồng theo màu sắc

Huyết Long thuộc mệnh Hỏa

Thanh Long thuộc mệnh Mộc

Ngân Long thuộc mệnh Kim

Hắc Long thuộc mệnh Thủy

Kim Long thuộc Mệnh Thổ

Xác định quan hệ tương sinh tương khắc – Sinh

Mộc sinh Hỏa : Hỏa có lợi, Mộc có hại

Hỏa sinh Thổ : Thổ có lợi, Hỏa có hại

Thổ sinh Kim : Kim có lợi, Thổ có hại

Kim sinh Thủy : Thủy có lợi, Kim bị hại

Thủy sinh Mộc : Mộc có lợi, Thủy có hại

Mộc khắc Thổ : Thổ có hại, Mộc không có hại.

Thổ khắc Thủy : Thủy có hại, Thổ không có hại.

Thủy khắc Hỏa : Hỏa có hại, Thủy không có hại.

Hỏa khắc Kim : Kim có hại, Hỏa không có hại.

Kim khắc Mộc : Mộc có hại, Kim không có hại.

Chọn màu sắc cá rồng theo mệnh của gia chủ

Tùy theo gia chủ tuổi gì, mệnh gì để chọn màu sắc của con cá rồng hay những bức tượng trang trí nội thất cho phù hợp :

Gia Chủ mệnh Kim : nên mua những con cá rồng phong thủy có màu sáng hoặc màu ánh kim vì màu trắng rất hợp với mệnh Kim. Ngoài ra, cá rồng màu vàng cũng rất phù hợp, nó luôn đem lại niềm vui vặ may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên ở mệnh này, gia chủ nên tránh những con cá rồng màu đỏ, màu hồng vì đó là kiêng kỵ.

Gia chủ mệnh Thủy : nên mua những con cá rồng màu đen. Ngoài ra cũng có thể kết hợp với các tông màu sáng. Gia chủ nên tránh cá rồng có màu vàng hoặc nâu.

Gia chủ mệnh Mộc : Mệnh này nên mua có rồng màu đen và màu xanh biển sẫm. Nên tránh các màu trắng với mà ánh kim ra.

Gia chủ mệnh Hỏa : Vì là mệnh Hỏa nghĩa là lửa thì nên kết hợp với những con cá rồng màu đỏ hoặc pha chút màu đỏ. Ngoài ra cũng có thể chọn cá rồng màu xanh. Nên tránh những con cá rồng màu đen và xanh biển sẫm.

Gia chủ mệnh Thổ : Nên chon cá rồng màu vàng , màu nâu ngoài ra cũng có thể kết hợp với màu đỏ, màu hồng. Và nên trách những con cá rồng màu xanh

Nếu chọn cá rồng theo mệnh đúng và hợp với phong thủy thì có thể giúp gia chủ gặp nhiều may mắn và con đường tiền tài sẽ mở rông hơn, làm ăn phát đạt, tiền đồ rộng mở, sự nghiệp thăng tiến.

Tuy nhiên, đây chỉ là một phần tương đối trong phong thủy. Đây chỉ là ý kiến riêng của B-decor và không hoàn toàn chính xác, nó chỉ là một lời khuyên, một lời cân nhắc khi bạn đi chọn cá rồng theo mệnh.

Bạn đang xem bài viết Cách Chọn Thời Điểm Câu Cá Trong Ngày Và Theo Mùa (Sưu Tầm) trên website Ica-ac.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!